Pháp luật về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh qua thực tiễn

Pháp luật về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh qua thực tiễn tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Pháp luật về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh qua thực tiễn tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, vấn đề phát triển nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần được đặt ra như một tất yếu. Kinh tế tư bản tư nhân (trong đó có hộ kinh doanh) là một bộ phận trong cơ cấu ấy đã có một thời kỳ bị xem là đối lập với kinh tế xã hội chủ nghĩa, vì vậy phải nằm trong diện cần phải cải tạo, xóa bỏ. Nhưng thực tiễn đã chứng minh quan niệm như vậy là sai lầm và sự xuất hiện của kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam.

Kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam (năm 1986) nền kinh tế Việt Nam bước sang thời kỳ phát triển mới. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, đã đem lại nhiều thành tựu kinh tế – xã hội to lớn cho đất nước. Đảng và nhà nước ta luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đa dạng hóa các hình thức sở hữu, các loại hình sản xuất kinh doanh, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thúc đấy chuyển dịch và hoàn thiện cơ cấu kinh tế. Nghị quyết Đại hội VI của Đảng đã đưa ra giải pháp: “Khuyến khích phát triển kinh tế gia đình. Sử dụng khả năng tích cực của kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa, đồng thời vận dụng và tổ chức những người lao động cá thể vào các hình thức làm ăn tập thể để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; sắp xếp, cải tạo và sử dụng tiểu thương, giúp đỡ những người không cần thiết trong lĩnh vực lưu thông chuyển sang sản xuất và dịch vụ. Sử dụng kinh tế tư bản tư nhân trong một số ngành, nghề, đi đôi với cải tạo họ từng bước bằng nhiều hình thức tư bản nhà nước, xóa bỏ thương nghiệp tư bản tư nhân. Mở rộng nhiều hình thức liên kết giữa các thành phần kinh tế theo nguyên tắc cùng có lợi, bình đẳng trước pháp luật” [18].

Và tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) cũng đã thống nhất quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế hộ kinh doanh: “Các hộ kinh doanh cá thể được Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển cả ở nông thôn và thành thị; khuyến khích các hộ liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn” [21].

Thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, được sự đồng tình hưởng ứng tích cực của nhân dân, hộ kinh doanh đã phát triển rộng khắp trong cả nước; đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội của đất nước. Cùng với các loại hình kinh doanh khác, sự phát triển của hộ kinh doanh đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng thêm số lượng công nhân, lao động và doanh nhân Việt Nam, thực hiện các chủ trương xã hội hóa y tế, văn hóa, giáo dục…

Nhờ vậy, trong những năm vừa qua, bộ phận kinh tế này ở nước ta đã phát triển nhanh chóng và ngày càng khẳng định là một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế quốc dân.

Quận Thanh Khê là một trong các quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng. Trong những năm qua, hộ kinh doanh trên địa bàn quận không ngừng phát triển và đã đóng góp khoảng 40% GDP của quận [17]. Do đó, kinh tế hộ kinh doanh đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, trên thực tế các hộ kinh doanh còn bộc lộ một số hạn chế và vi phạm trong hoạt động kinh doanh như: Kinh doanh không đúng ngành nghề đã đăng ký, kinh doanh bất hợp pháp, không chấp hành đúng quy định pháp luật về thuế, lao động, môi trường,…

Trước tình hình đó, hàng loạt câu hỏi được đặt ra cho các nhà quản lý cần phải giải quyết. Tại sao các hộ kinh doanh còn hoạt động mang tính tự phát? Làm thế nào để quản lý tốt và làm thế nào để thúc đấy các hộ kinh doanh phát triển mạnh đáp ứng cho nhu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay? Hộ kinh doanh có vai trò như thế nào đối với công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế? Giải pháp nào để các hộ kinh doanh hoạt động có định hướng và hiệu quả?

Xuất phát từ thực tế này, đề tài nghiên cứuPháp luật về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh qua thực tiễn tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” được người viết lựa chọn làm luận văn thạc sĩ Luật học.

  1. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài
  2. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

– Làm rõ một số vấn đề lý luận về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh và pháp luật về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh.

– Làm rõ thực trạng của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh ở Việt Nam cũng như thực trạng của các hoạt động này tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.

– Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh trong giai đoạn sắp tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hộ kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xác hội chủ nghĩa ở nước ta.

– Tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện hành về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh; phân tích, đánh giá thực trạng của việc đăng ký, quản lý hộ kinh doanh tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng; tính hiệu quả, hiệu lực của việc thực hiện pháp luật hiện hành về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh.

– Đề xuất những phương hướng, giải pháp cho việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh trong điều kiện hiện nay ở nước ta.

Pháp luật về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh qua thực tiễn tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
Pháp luật về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh qua thực tiễn tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
  1. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống các quan điểm, luận điểm; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện hành về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh cũng như thực tiễn thực hiện đăng ký, quản lý hộ kinh doanh của các cơ quan chức năng tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian nghiên cứu: quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

+ Về thời gian nghiên cứu: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và thực tiễn việc đăng ký, quản lý hộ kinh doanh từ năm 2012 đến 2016.

  1. 5. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận để nghiên cứu đề tài này là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin .

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

– Phương pháp phân tích được dùng để làm rõ khái niệm hộ kinh doanh, bản chất và những đặc điểm của hộ kinh doanh, làm rõ những quy định của pháp luật Việt Nam về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh.

– Phương pháp so sánh, tác giả xem xét, đối chiếu các quy định của pháp luật đối với hộ kinh doanh và các loại hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hợp danh từ đó làm nổi bật lên vị trí, vai trò của hộ kinh doanh.

– Phương pháp lịch sử được sử dụng để xem xét quá trình hoàn thiện pháp luật về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh ở Việt Nam.

– Phương pháp hệ thống được sử dụng nhằm mục đích đánh giá thực trạng về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng để tìm ra những bất cập.

– Phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa nhằm đưa ra những đề xuất, kiến nghị của luận văn.

  1. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn đã làm rõ khái niệm về hộ kinh doanh; về vị trí, vai trò của hộ kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; cũng như các quy định hiện hành về lý luận, bản chất pháp lý của việc đăng ký, quản lý hộ kinh doanh. Qua đó, luận văn đã góp phần đánh giá thực trạng và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là những bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh trong thời gian vừa qua. Từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh trong giai đoạn sắp tới.

  1. 7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

– Hộ kinh doanh là gì? Vai trò của hộ kinh doanh trong sự phát triền của nền kinh tế – xã hội?

– Thực trạng của việc đăng ký, quản lý hộ kinh doanh tại qận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, cũng như thực trạng của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh hiện nay như thế nào?

– Tại sao phải nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh?

– Làm thế nào để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh?

  1. 8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về hộ kinh doanh và pháp luật về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh.

Chương 2: Các quy định pháp luật về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh và thực tiễn thực hiện tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘ KINH DOANH VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ HỘ KINH DOANH

    1. 1.1. Những vấn đề lý luận về hộ kinh doanh
      1. 1.1.1. Sơ lược lịch sử phát triển của hộ kinh doanh

Những cá nhân tham gia vào hoạt động thương mại đều mong muốn tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ. Cá nhân tham gia vào hoạt động này phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi đầy đủ, đồng thời tự mình phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương mại bằng toàn bộ tài sản của mình. Cá nhân kinh doanh thường được gọi là thương nhân đơn lẻ hay doanh nghiệp cá thể. Về mặt học thuật người ta thường gọi đó là thương nhân thể nhân để phân biệt với các công ty mà thường được gọi là thương nhân pháp nhân. Con đường hình thành các thương nhân thể nhân ở Việt Nam có những đặc trưng riêng biệt.

Trong các triều đại phong kiến trước khi có người Pháp xâm chiếm, nền thương mại Việt Nam lúc bấy giờ còn kém cỏi, chưa có gì phát triển đáng kể. Do vậy, các hình thức kinh doanh có lẽ không được chú ý. Có chăng thì hộ gia đình là thành phần lấn át trong quan hệ buôn bán.

Phải đến thời kỳ Pháp thuộc mới xuất hiện những thương nhân đơn lẻ, chủ yếu được hình thành, hoạt động theo quy định, chế định của luật thương mại Pháp.

Đến thời kỳ Việt Nam xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, với chế độ công hữu hóa tư liệu sản xuất, tầng lớp thương nhân mới nhen nhóm đã bị xóa bỏ. Một số ít cá nhân kinh doanh vẫn tồn tại tuy nhiên chỉ là những người buôn bán những mặt hàng đơn giản, chạy chợ, bán hàng rong, và một số hộ kinh doanh nhỏ lẻ ở một số ngành nghề liên quan tới tiêu dùng hoặc những thành phần đang trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa.

Các biện pháp thực hiện cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh để xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp có nhiều hạn chế do chủ quan, nóng vội, chưa đảm bảo các nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Sai lầm này làm cho nền kinh tế nước nhà bị suy yếu, sản xuất tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; phân phối, lưu thông có nhiều rối ren, đời sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn. Trước những thách thức đó, Đảng ta đã phân tích nguyên nhân, nghiêm túc kiểm điểm và xây dựng đường lối, chính sách để khắc phục. Khi đường lối đổi mới được thực thi, bằng sự nỗ lực chủ quan của nhà nước, tầng lớp thương nhân dần dần được hồi sinh mà trong đó trước tiên là các cá nhân kinh doanh hay thương nhân thể nhân. Vì vậy các thương nhân ở Việt Nam hiện nay (kể cả thương nhân thể nhân và thương nhân pháp nhân) mang đậm dấu tích của sự nỗ lực chủ quan của nhà nước, khác phần nào đó so với các thương nhân được hình thành một cách tự nhiên, bình thường ở các nước truyền thống kinh tế thị trường mà chỉ bị nhà nước kiểm soát. Vì vậy, việc nghiên cứu về sự phát triển khái niệm “hộ kinh doanh” ở Việt Nam không chỉ có ý nghĩa cho hoạt động thực tiễn, mà còn có ý nghĩa cho công cuộc cải cách pháp luật.

Theo quy định tại Nghị định số 27- HĐBT ngày 9/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành bản quy định về chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp xây dựng, vận tải, thì các đơn vị kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh được xem là các đơn vị kinh tế tự quản như có tư liệu sản xuất và các vốn khác, tự quyết định mọi vấn đề sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về thu nhập, lỗ lãi. Các đơn vị kinh tế này được tổ chức hoạt động theo nhiều hình thức như: hộ cá thể; hộ tiểu công nghiệp; và xí nghiệp tư doanh. Từ các hình thức này dần dần hình thành hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân và các công ty ngày nay ở Việt Nam.

Hộ cá thể, theo Bản quy định này, có các điều kiện như sau: (i) Tư liệu sản xuất và các vốn khác thuộc quyền sở hữu của người đứng tên đăng ký kinh doanh; (ii) chủ đăng ký kinh doanh phải là người lao động trực tiếp; (iii) Những người lao động khác phải là bố mẹ, vợ chồng, các con và nếu là người thân thì phải có tên trong sổ đăng ký hộ khẩu của người chủ đăng ký kinh doanh; (iiii) thu nhập sau khi đóng thuế thuộc quyền sở hữu của chủ hộ [22, Điều 2].

Hộ tiểu công nghiệp, theo Bản quy định này, khác hộ cá thể ở chỗ: Là các công xưởng hay các cửa hàng; được thuê mướn lao động theo hợp đồng giữa chủ và người làm thuê; và chủ hộ là người lao động trực tiếp hoặc người đóng vai trò chính về kỹ thuật sản xuất và tự điều hành sản xuất kinh doanh [22, Điều 2]. Bản chất của hộ tiểu công nghiệp cũng là cá nhân kinh doanh hay thương nhân thể nhân, nhưng có sản nghiệp thương mại hay cơ sở kinh doanh.

Như vậy, có thể hiểu hộ cá thể hay hộ tiểu công nghiệp chính là cá nhân kinh doanh hay thương nhân thể nhân tiến hành hoạt động kinh doanh cho chính mình. Dấu ấn gia đình Việt Nam và dấu ấn quan niệm về các thành phần kinh tế trong cơ chế cũ vẫn còn đó. Và thậm chí cho đến ngày nay, người ta vẫn gọi cá nhân kinh doanh là “hộ kinh doanh” [37].

Tiếp đó, theo Nghị định số 66/HĐBT ngày 02/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về cá nhân và nhóm kinh doanh có mức vốn thấp hơn vốn pháp định được quy định tại Nghị định số 221-HĐBT ngày 23/7/1991 (hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990), thì người kinh doanh có mức vốn thấp hơn vốn pháp định được quy định cho loại hình doanh nghiệp tư nhân bao gồm: (1) cá nhân kinh doanh, là người bỏ vốn kinh doanh và làm chủ, thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi; (2) nhóm kinh doanh, có ít nhất 2 người trở lên, tự nguyện hùn vốn kỹ thuật cùng nhau tiến hành hoạt động kinh doanh, cùng hưởng lãi, cùng chịu lỗ và cùng chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của nhóm. Thực ra, cá nhân và nhóm kinh doanh được quy định tại nghị định này về bản chất giống với hình thức “hộ kinh doanh” nhưng theo tên gọi tại Nghị định 66/HĐBT thì cá nhân và nhóm kinh doanh được gọi là “người kinh doanh”.

Tên gọi tiếp tục được đổi thành “hộ kinh doanh cá thể” theo quy định tại Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 và Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 2/4/2004 về đăng ký kinh doanh. Theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 02/2000/NĐ-CP “Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc một hộ gia đình làm chủ, kinh doanh tại một điểm cố định, không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh” [2]. Đến Nghị định số 109/2004/NĐ-CP quy định khác ở chỗ hộ kinh doanh cá thể “sử dụng không quá mười lao động” thay vì “không thường xuyên thuê lao động”. Như vậy, hộ kinh doanh cá thể được quy định tại hai nghị định này bao gồm: một cá nhân làm chủ hoặc hộ gia đình làm chủ.

Chính phủ tiếp tục thay đổi tên gọi thành “hộ kinh doanh” tại các Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006, Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 về đăng ký kinh doanh.

Theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP và tại Điều 49 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010: “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”. Hộ kinh doanh được quy định tại hai nghị định này bao gồm: một cá nhân làm chủ, một nhóm người làm chủ hoặc hộ gia đình làm chủ.

Hiện nay, hộ kinh doanh được quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP vẫn bao gồm: một cá nhân làm chủ, một nhóm người làm chủ hoặc hộ gia đình làm chủ, nhưng chỉ sử dụng dưới mười lao động.

      1. 1.1.2. Khái niệm và bản chất pháp lý của hộ kinh doanh

Hiện nay khó có thể đưa ra một khái niệm thỏa đáng về hộ kinh doanh, và khó có thể nói hộ kinh doanh mang bản chất là cá nhân kinh doanh, thương nhân đơn lẻ hay thương nhân thể nhân.

Theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì hộ kinh doanh được định nghĩa: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh” [13, Điều 66].

Khái niệm về hộ kinh doanh nêu trên cho thấy hộ kinh doanh được chia thành ba loại căn cứ vào chủ tạo lập ra nó: (1) Hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ; (2) hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ; và (3) hộ kinh doanh do hộ gia đình làm chủ.

Về hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ: Cá nhân kinh doanh ở đây được hiểu là từng người cụ thể, là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được quyền thành lập hộ kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh cá nhân này phải nhân danh mình và tự chịu trách nhiệm về các hành vi thương mại của mình. Về bản chất, hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ là một thương nhân thể nhân.

Về hộ kinh doanh do hộ gia đình làm chủ: Hộ gia đình là một chủ thể đặc biệt của pháp luật Việt Nam vì hộ gia đình không phải là cá nhân và cũng không phải là pháp nhân mà là tập hợp các thành viên có tài sản chung. Do đó, hộ kinh doanh không hoàn toàn là thương nhân thể nhân.

Về hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ: Trước đây, việc quy định một nhóm người được đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh lần đầu được nhắc đến tại nghị định 66/HĐBT ngày 02/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng. Tuy nhiên, đến Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 và Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 không cho phép một nhóm người được đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh.

Có lẽ, nhận thức được tác dụng to lớn của nhóm đối tượng này đối với nền kinh tế nên đến Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006, Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 đã cho phép một nhóm người được đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh. Tuy nhiên, các nghị định cũng chỉ mới dừng lại ở việc cho phép “một nhóm người” được đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà chưa có nhiều quy định cụ thể liên quan đến chế độ chịu trách nhiệm của các cá nhân trong nhóm và chế độ quản trị hộ kinh doanh.

Theo quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, có thể thấy hộ kinh doanh không hoàn toàn là cá nhân kinh doanh. Hộ kinh doanh có thể do một nhóm người hùn vốn cùng hợp tác sản xuất kinh doanh với nhau. Do vậy, khi giải quyết tranh chấp về hộ kinh doanh nói chung, cần chú ý tới hộ kinh doanh được tạo lập nên bởi một cá nhân, hay một hộ gia đình, hay một nhóm người để đưa ra các giải pháp thích hợp. Nghiên cứu về hộ kinh doanh chúng ta cũng cần so sánh hộ kinh doanh với doanh nghiệp tư nhân. Trước đây theo Nghị định 66/HĐBT thì người kinh doanh dưới mức vốn pháp định được hiểu là những chủ thể kinh doanh có mức vốn thấp hơn vốn pháp định quy định cho doanh nghiệp tư nhân trong cùng ngành nghề kinh doanh. Khi Luật doanh nghiệp ban bành, vấn đề vốn pháp định đối với doanh nghiệp tư nhân đã có sự thay đổi cơ bản, theo đó chỉ doanh nghiệp tư nhân, công ty hoạt động trong một số ngành nghề nhất định phải thỏa mãn điều kiện vốn pháp định. Quy định này đã làm thay đổi cách hiểu về cá nhân và nhóm kinh doanh theo Nghị định số 66/HĐBT, vốn pháp định không còn là căn cứ để phân biệt giữa cá nhân và nhóm kinh doanh với doanh nghiệp tư nhân trong mọi ngành nghề như trước nữa. Tại khoản 2 Điều 212 Luật Doanh nghiệp năm 2015 quy định: Hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật này. Hộ kinh doanh có quy mô nhỏ thực hiện đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của Chính phủ [30]. Dưới cách nhìn của các nhà nghiên cứu, hộ kinh doanh có bản chất của doanh nghiệp, kinh doanh với quy mô nhỏ cũng giống với loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ. “Doanh nghiệp siêu nhỏ là một loại hình của Doanh nghiệp nhỏ, sử dụng dưới 10 lao động” [6, Điều 3]. Nhưng các quy định của pháp luật hiện hành không xác định “tư cách doanh nghiệp” cho hộ kinh doanh. Điều này ảnh hướng đến địa vị pháp lý, hạn chế thẩm quyền của loại chủ thể này trong một số lĩnh vực so với doanh nghiệp (như lựa chọn ngành, nghề kinh doanh; giao kết hợp đồng kinh tế, tham gia quan hệ đầu tư trực tiếp với nước ngoài…).

      1. 1.1.3. Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh

1.1.3.1. Hộ kinh doanh không phải là pháp nhân

Như đã phân tích ở phần 1.1.2, hộ kinh doanh do một cá nhân thành lập có bản chất là cá nhân kinh doanh, do đó không thể là pháp nhân. Khác với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, một hình thức công ty được pháp luật thừa nhận là có tư cách pháp nhân, bởi nó được chủ sở hữu tạo lập nên như một thực thể riêng biệt mà tại đó chủ sở hữu của công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Như vậy, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một thực thể tách biệt với chủ sở hữu của nó. Trong khi đó, hộ kinh doanh không phải là một thực thể tách biệt với cá nhân thành lập nên nó. Mọi tài sản của hộ kinh doanh đều là tài sản của cá nhân tạo lập nó, về nguyên tắc hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm toàn bộ kể cả tài sản không đem vào kinh doanh, chịu trách nhiệm toàn bộ khoản nợ. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu làm ăn phát đạt, thu được nhiều lợi nhuận, cá nhân tạo lập hộ kinh doanh hưởng toàn bộ số lợi nhuận đó (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính và thanh toán theo quy định của pháp luật) và phải gánh chịu mọi nghĩa vụ. Cá nhân tạo lập hộ kinh doanh có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn trong các vụ án liên quan tới hoạt động của hộ kinh doanh.

Hộ gia đình là một chủ thể đặc biệt của pháp luật Việt Nam vì hộ gia đình không phải là cá nhân mà tập hợp các thành viên có tài sản chung. Trong trường hợp hộ kinh doanh được tạo lập bởi hộ gia đình, thì hộ kinh doanh có bản chất là hộ gia đình kinh doanh. Do đó, hộ kinh doanh cũng không phải là pháp nhân.

Hộ kinh doanh được tạo lập bởi một nhóm người cũng không có tư cách pháp nhân. Về thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh loại hình này gần giống với công ty hợp danh và tổ hợp tác. Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng tự nguyện từ 3 cá nhân trở lên, có cam kết về nghĩa vụ giữa họ với nhau; liên đới trách nhiệm về tài sản riêng của mình, theo phần tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ khi họ có thỏa thuận khác về mức chịu trách nhiệm. Như vậy, về nguyên tắc tổ hợp tác phải chịu trách nhiệm vô hạn, là một tổ chức đối nhân.

Pháp luật về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh qua thực tiễn tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
Pháp luật về đăng ký, quản lý hộ kinh doanh qua thực tiễn tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

1.1.3.2. Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh quy mô rất nhỏ

Trước đây, theo Nghị định 66/HĐBT và Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990, tiêu chí để xác định quy mô kinh doanh là vốn pháp định. Đây cũng là tiêu chí để phân biệt cá nhân và nhóm kinh doanh (hộ kinh doanh) với doanh nghiệp tư nhân. Muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân phải có đủ vốn pháp định (được hiểu là mức vốn pháp định tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp), trong khi đó đối với cá nhân và nhóm kinh doanh không nhất thiết phải như vậy và loại hình kinh doanh này không được coi là doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế quy định này không hợp lý vì một số hộ kinh doanh lại đầu tư một số vốn rất lớn, vượt xa mức vốn pháp định đòi hỏi phải có đối với một doanh nghiệp tư nhân trên cùng một lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Từ khi có Luật Doanh nghiệp năm 1999, tiêu chí vốn pháp định đã được bỏ đi. Thay vào đó là số địa điểm kinh doanh và số lượng lao động. Hiện nay, pháp luật Việt nam vẫn dùng quy mô làm tiêu chí để phân biệt hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Nếu hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên từ mười lao động trở lên phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp. Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký tại một địa điểm và nếu quy mô hoạt động của hộ kinh doanh tăng lên đến mức có nhu cầu mở thêm địa điểm kinh doanh thì chủ sở hữu hộ kinh doanh đó cũng phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp vì pháp luật không giới hạn số lượng địa điểm kinh doanh mà một doanh nghiệp có thể có. Quy định của pháp luật Việt Nam về việc hạn chế số lượng lao động dưới mười người và kinh doanh tại một địa điểm đối với hộ kinh doanh phần nào đó làm hạn chế về quyền tự do kinh doanh. Điều này gây tốn kém không thật cần thiết cho người kinh doanh, và có thể trái với ý chí và khả năng kinh doanh của họ. Việc buộc hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ mười lao động trở lên phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp có lẽ chưa tính đến đặc trưng của từng ngành nghề kinh doanh. Vì với những hộ kinh doanh về lĩnh vực dịch vụ, ăn uống thì số lao động có thể lên tới hàng chục người.

Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh quy mô rất nhỏ nhưng không phải là đối tượng có quy mô kinh doanh nhỏ nhất. Loại hình kinh doanh này vẫn được coi là có quy mô kinh doanh lớn hơn và ổn định hơn so với một số hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, làm dịch vụ có thu nhập thấp. Những đối tượng trên đây không phải đăng ký kinh doanh mặc dù vẫn thực hiện hành vi kinh doanh để kiếm lời.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC LUAT HUE\PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ HỘ GIA ĐÌNH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *