NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH

  1. Tinh cấp thiết của đề tài

Đảng và Nhà nước ta luôn coi “Thể dục, thể thao là một công tác cách mạng” chính vì vậy ngay từ ra đời đến nay, Đảng và nhà nước đều có các chỉ thị, nghị quyết cần thiết để tổ chức, hướng dẫn hoạt động TDTT nhằm mục tiêu tăng cường sức khỏe cho nhân dân. Vì “Bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân là một vấn đề quan trọng, gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, với hạnh phúc của nhân dân. Đó là một trọng những mối quan tâm hàng đầu của chế độ ta, là trách nhiệm cao quý của Đảng và Nhà nước ta…”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ “cần phát triển mạnh TDTT quần chúng nhằm nâng cao sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng tuổi thọ của người Viêt Nam. Đây là những yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập.

Thể dục thể thao giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Thể dục thể thao quần chúng là một bộ phận quan trọng của thể dục thể thao: Đối tượng của thể dục thể thao quần chúng là toàn dân, không phân biệt lứa tuổi, giới tính nghề nghiệp, tôn giáo, chính trị, tình trạng sức khỏe và nơi cư trú.

Xuất phát từ những luận điểm trên cho ta thấy rằng TDTT không những mang trên mình là một bộ phận hữu cơ của văn hoá thể chất mà nó còn mang trên mình toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do xã hội sáng tạo nên. Vì vậy TDTT giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người; góp phần nâng cao thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh và làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần con người dân tộc Việt Nam. Phục vụ đắc lực cho chiến lược phát triển kinh tế – chính trị -xã hội của đất nước.

Từ những thành tựu của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta lãnh đạo như tình hình Chính trị ổn định, An ninh – Quốc phòng luôn được giữ vững, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện trên các mặt văn hoá, giáo dục, y tế, TDTT. Phong trào TDTT quần chúng ngày được quan tâm đầu tư phát triển. Tuy nhiên ở một số tỉnh, nhất là một số tỉnh Duyên hải Trung bộ sự phát triển còn chưa mang tính đồng bộ và còn nhiều bất cập ở khuc vực các huyện vùng sâu, xa điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn.

Minh Hóa là huyện miền núi vùng cao nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình. Bên cạnh những khó khăn do điều kiện tự nhiên đem lại thì đây là một huyện có nhiều tiềm năng và thế mạnh. Hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao ngày càng phong phú và đa dạng, các thiết chế văn hóa và cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên công tác phát triển TDTT quần chúng của huyện cho đến nay vẫn chưa phát triển theo kịp nhu cầu của nhân dân, còn nhiều tồn tại, rất cần những bổ sung, điều chỉnh để phát triển đúng với điều kiện và tiềm năng của huyện.

Với việc hoạch định các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, thì các chỉ tiêu văn háa xã hội cũng là một trong những ưu tiên hang đầu. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày càng được chú trọng đầu tư. Hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao ngày càng phong phú và đa dạng; các thiết chế văn hóa và cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư xây dựng, dần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa thể thao của nhân dân. Tuy nhiên công tác phát triển TDTT quần chúng của huyện cho đến nay vẫn chưa phát triển theo kịp nhu cầu của nhân dân, còn nhiều tồn tại, rất cần những bổ khuyết, điều chỉnh để phát triển đúng với điều kiện và tiềm năng của mình của huyện. Cụ thể, công tác chỉ đạo, tổ chức các hoạt động TDTT quần chúng còn nhiều bất cập và hạn chế. Kinh phí đầu tư cho các công trình TDTT, phong trào TDTT ở cơ sở còn thiếu thốn, hạn chế. Công tác cán bộ còn chưa phù hợp, chưa có những chính sách, chế độ đối với cán bộ TDTT, hướng dẫn viên TDTT ở cấp xã, công tác TDTT chưa đến được cơ sở, nhất là những nơi trình độ dân trí, vùng đồng bào thiểu số còn hạn chế.

Từ thực trạng trên, đòi hỏi ngành TDTT huyện Minh Hóa cần phải nhanh chóng đẩy mạnh công tác nghiên cứu, khảo sát những yếu tố khách quan, chủ quan có ảnh hưởng đến chất lượng phát triển phong trào TDTTquần chúng ở huyện Minh Hóa.

Chính vì lẽ đó, với vai trò là người làm công tác phong trào TDTT quần chúng, trên cơ sở quá trình khảo sát thực tế, xác định các điểm yếu, điểm mạnh, những nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển và mang tính quyết định đến sự phát triển phong trào TDTT quần chúng huyện Minh Hóa – Quảng Bình, chúng tôi xác định tiến hành nghiên cứu đề tài: “NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH”

  1. 2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá một cách toàn diện những yếu tố và điều kiện phát triển TDTT quần chúng ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Từ đó xác định nguyên nhân chi phối của các yếu tố đó, làm cơ sở tìm ra được những yếu tố chính ảnh hưởng đến phong trào TDTT quần chúng từ đó tiến hành lựa chọn đề xuất giải pháp phù hợp, có tính khả thi trong việc phát triển phong trào TDTT quần chúng ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

  1. 3. Mục tiêu nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài xác định giải quyết hai mục tiêu nghiên cứu sau:

Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển TDTT quần chúng của huyện huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Mục tiêu 2: Lựa chọn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển phong trào TDTT quần chúng ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Giả thiết khoa học của đề tài:

– Kết quả tìm hiểu và đánh giá cho thấy thực trạng công tác TDTT quần chúng huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình chưa hiệu quả, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của huyện;

– Các giải pháp được lựa chọn căn cứ trên những nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, kết quả là những giải pháp phù hợp, có tỉnh khả thi trong nâng cao hiệu quả công tác phát triển TDTT quần chúng huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    1. 1.1. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển thể dục, thể thao

Đảng và Nhà nước ta luôn có những chủ trương, chính sách để phát triển bền vững đất nước, vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, văn minh, trong đó có phát triển đồng bộ văn hóa, xã hội, thể dục, thể thao và xây dựng nông thôn mới, cụ thể như sau:

Điều 4, Chương I của Luật Thể dục, Thể thao được kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006 quy định chính sách của Nhà nước về phát triển thể dục, thể thao là: “Tăng dần đầu tư ngân sách, dành quỹ đất và có chính sách phát huy nguồn nhân lực để xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao, để đào tạo thành những tài năng thể thao…Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp thể dục thể thao…Ưu tiên đầu tư phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. [11]

Nghị quyết TW 5 khóa VIII của Đảng đã nêu rõ:…“Văn hóa thể chất là một bộ phận văn hóa chung của loài người, đó là tổng hợp những thành tựu về lĩnh vực làm cho con người sống khỏe mạnh thêm lên về thể chất, tinh thần, quan hệ xã hội cũng như phát triển năng lực hoạt động thể lực, tâm lý để làm cơ sở cho mỗi hoạt động sống, lao động sáng tạo, phát triển trong sự nghiệp chinh phục thiên nhiên, cải tạo con người và xã hội được lịch sử thừa nhận và loài người tôn vinh”… “Ý thức và hành động văn hóa thể chất không chỉ quyết định đến việc hình thành và phát triển năng lực thể chất và tâm lý của con người mà còn là yếu tố cơ sở để6phát triển các bộ phận văn hóa đạo đức tư tưởng lối sống thẩm mỹ của con người, vì vậy văn hóa thể chất thực sự trở thành một trong các yếu tố động lực của nhân tố con người…” [1].

Như nhận định của Ban chấp hành Trung ương Đảng trình bày trong Nghị quyết 5 khóa VIII về chiến lược văn hóa Việt Nam: “ Công việc nghiên cứu lý luận chưa làm rõ nhiều vấn đề có liên quan đến văn hóa trong quá trình đổi mới là một trong các nguyên nhân hạn chế sự phát triển văn hóa nước ta” [1].

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội X của Đảng đã đề ra nhiệm vụ công tác TDTT thời gian tới như sau: “Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên.

Phát triển mạnh TDTT, kết hợp tốt thể thao phong trào và thể thao thành tích cao và hiện đại. Có chính sách và cơ chế phù hợp để phát hiện, bồi dưỡng và phát triển tài năng, đưa thể thao nước ta đạt vị trí cao của khu vực, từng bước tiếp cận với châu lục và thế giới ở những bộ môn Việt Nam có ưu thế”.

Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 của Chính phủ cũng đã đề ra nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất cho nhân dân để đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc. [9]

Nghị quyết Đại hội Đại hội Đảng lần thứ X năm 2006 đã định hướng phát triển kinh tế vùng là: “…Có chính sách trợ giúp nhiều hơn về nguồn lực để phát triển các vùng khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bổ sung chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế và doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh tại các vùng khó khăn”.

Điều 2 khoản 4 Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thể dục, Thể thao quy định: “Ngân sách Nhà nước ưu tiên đầu tư hỗ trợ phát triển Thể dục thể thao ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc. Nội dung ưu tiên đầu tư là: tổ chức hoạt động Thể dục, thể thao quần chúng, đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, tuyên truyền, hướng dẫn tập luyện các môn thể thao, xây dựng cơ sở hạ tầng của trung tâm Thể dục, thể thao vùng và khu” [12].

Quyết định số 57/2002/QĐ-TTg của Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển ngành TDTT đến năm 2010, với quan điểm là: “ Phát triển rộng rãi thể dục, thể thao quần chúng và các hoạt động thể dục, thể thao mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng, lứa tuổi…” và với giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật của TDTT là: “ Mỗi xã, phường có quỹ đất, địa điểm làm cơ sở tập luyện TDTT, tiến tới mỗi trường phổ thông trên địa bàn đều có địa điểm phục vụ cho các tiết học TDTT nội khóa và tập luyện ngoại khóa…”

Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình phát triển Thể dục, thể thao ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010 (Quyết định 100/2005/QĐ-TTg ngày 10/5/2005) với mục tiêu: “ Mở rộng và nâng cao hiệu quả phong trào Thể dục, thể thao quần chúng ở các xã, phường trong cả nước, huy động sức mạnh của toàn xã hội chăm lo giáo dục thể chất cho nhân dân, làm cho mỗi người dân ở xã, phường được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa thể thao nhằm tăng cường sức khỏe góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển cả về trí tuệ và thể chất, phục vụ lao động sản xuất, công tác, học tập; góp phần ổn định, giữ gìn an ninh chính trị và đẩy lùi tệ nạn xã hội. Phấn đấu đến năm 2010 xóa các xã trắng về thể dục, thể thao và đưa việc tập luyện thể dục thể thao trở thành thói quen hàng ngày của đa số nhân dân”. [14]

    1. 1.2. Mục tiêu và nội dung phát triển thể dục, thể thao quần chúng

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Thể dục, thể thao là một công tác cách mạng”, tức là người đã đặt thể dục, thể thao ngang hàng với các công tác khác, như công tác chính trị tư tưởng, như công tác tổ chức, công tác văn hóa, giáo dục…công tác thể dục, thể thao có nhiệm vụ “ Nghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc” nhằm “ Tăng bổ sức khỏe quốc dân và cải tạo giống nòi Việt Nam” [16].

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nền thể dục, thể thao cách mạng bằng phương thức: Đảng đề ra đường lối và định hướng sự nghiệp xây dựng và phát triển nền thể dục, thể thao cách mạng, Đảng chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng tăng cường lãnh đạo công tác TDTT với quan điểm chỉ đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước về TDTT.

Thể dục, thể thao là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, có ý nghĩa xã hội to lớn trong việc bảo vệ, tăng cường sức khỏe, phát triển và hoàn thiện thể chất con người, góp phần tích cực vào quá trình bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lối sống lành mạnh nhằm thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [5];[4].

Hoạt động rèn luyện thể lực tăng cường sức khỏe được xã hội sử dụng như một trong những phương tiện nhằm hoàn thiện, tăng cường thể lực, tầm vóc, sức khỏe, góp phần phòng chống bệnh tật.

      1. 1.2.1. Khái niệm về thể dục thể thao quần chúng

Dưới góc độ xã hội học, thể dục, thể thao được hiểu là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Thể dục, thể thao quần chúng là hoạt động tập luyện và thi đấu của nhân dân với mục đích rèn luyện thể lực, tăng cường sức khỏe, phục vụ trực tiếp công tác, học tập, lao động sản xuất, sẵn sàng chiến đấu và chữa bệnh, nghỉ ngơi, giải trí của các đối tượng mầm non đến người có tuổi. Đối tượng của TDTT quần chúng là tất cả mọi người. Khác với thể thao nâng cao là lĩnh vực dành riêng cho một số người có tài năng đặc biệt, TDTT quần chúng là hình ảnh của một nền thể dục, thể thao ở mỗi quốc gia, là một hoạt động rộng rãi, thu hút đông đảo quần chúng tham gia tập luyện. Sản phẩm của nó là một trong các chỉ tiêu về dân trí, hạnh phúc của người dân và sự phồn vinh của xã hội [13],[18] [30].

      1. 1.2.2. Quan điểm phát triển thể thao quần chúng và thể thao trường học

Đổi mới mạnh mẽ hình thức tổ chức và phương thức, nội dung tập luyện TDTT quần chúng, mở rộng các hình thức tổ chức người tập, đặc biệt coi trọng hình thức Câu lạc bộ TDTT cơ sở để thu hút ngày càng nhiều người tập luyện TDTT.

Phát triển TDTT quần chúng luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác TDTT. Để tạo ra những động lực mới và sức sống của phong trào quần chúng tập luyện TDTT. Cần chỉ đạo, quan tâm công tác thể thao trong trường học vì đây là cốt lõi của chiến lược phát triển TDTT của nước ta. Ưu tiên phát triển TDTT quần chúng trong hệ thống nhà trường các cấp (bao gồm hệ thống tập luyện bắt buộc và các hình thức ngoại khóa trong nhà trường), đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều người tập luyện và thưởng thức TDTT theo nhu cầu và trình độ của họ.

Phát triển TDTT rộng khắp trong mọi tầng lớp nhân dân, mọi đối tượng, mọi địa bàn dân cư. Làm cho việc rèn luyện thân thể trở thành nhu cầu, thói quen hàng ngày của đông đảo người dân. Làm cho mọi người đều có cơ hội tham gia tập luyện và hưởng thụ những giá trị nhân văn của TDTT, góp phần phát triển sự nghiệp TDTT.

Khôi phục và phát triển các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian để trở thành nội dung quan trọng của TDTT quần chúng. Gắn TDTT quần chúng với văn hóa quần chúng, với lễ hội theo truyền thống của từng địa phương.

Coi trọng chất lượng và hiệu quả TDTT quần chúng, lấy số lượng các trường học có thực hiện chương trình giáo dục thể chất bắt buộc, số câu lạc bộ TDTT cơ sở, số người tập trong các câu lạc bộ đó, số người rèn luyện thân thể các cấp và số lượng các môn thể thao dân tộc được khôi phục và phát triển làm chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của TDTT quần chúng và là một trong các tiêu chí về đời xây dựng văn hóa cơ sở.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chỉ đạo, định hướng phát triển sự nghiệp Thể dục, thể thao phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Các văn bản của Đảng và Chính phủ như:

Chỉ thị 36CT/TƯ ngày 24/3/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thông tư 03/TT-TƯ ngày 2/4/1998 của Thường vụ Bộ Chính trị; Chỉ thị 133/TTg ngày 7/3/1995, Chỉ thị 274/TTg ngày 27/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ và các nội dung chỉ đạo phát triển sự nghiệp Thể dục, thể thao. [3]

Chỉ thị 17/CT-TƯ ngày 23/10/2002 về phát triển TDTT đến năm 2010, và đặc biệt gần đây nhất Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020”, trong các văn kiện Đại hội Đảng đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc, thường xuyên của Đảng và Nhà nước đối với công tác thể dục thể thao [4] [5].

Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thể dục, thể thao; tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ làm nền tảng phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp thể dục, thể thao; đến năm 2020, phấn đấu 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; các trường học, xã, phường, thị trấn, khu công nghiệp có đủ cơ sở vật chất thể dục, thể thao phục vụ việc tập luyện của nhân dân; trình độ một số môn thể thao trọng điểm được nâng cao ngang tầm Châu Á và thế giới; bảo đảm các điều kiện để sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công các sự kiện thể thao lớn của Châu Á và thế giới.

Các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội cần quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về công tác thể dục, thể thao, trên cơ sở đó có chủ trương phù hợp để lãnh đạo, chỉ đạo công tác thể dục, thể thao ở từng địa phương, cơ sở.

Quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền đúng mức, giáo dục, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác TDTT.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần đặc biệt chăm lo xây dựng tổ chức và bố trí cán bộ có phẩm chất và năng lực để lãnh đạo, quản lý công tác thể dục, thể thao; thường xuyên kiểm tra việc triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020”, xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển thể dục, thể thao; quy hoạch đất và huy động nguồn lực để xây dựng các cơ sở tập luyện thể dục, thể thao ở xã, phường, thị trấn gắn với trường học; hỗ trợ phát triển thể dục thể thao ở các địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn.

      1. 1.2.3. Mục tiêu phát triển thể thao quần chúng

Mục tiêu cơ bản, lâu dài của TDTT quần chúng là nhằm mở rộng phong trào TDTT thu hút được nhiều người tập luyện vì sức khỏe góp phần bảo vệ và nâng cao trình độ sức khỏe của nhân dân, xây dựng con người mới phát triển toàn diện, làm phong phú đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân, thiết thực phục vụ những nhiệm vụ kinh tế xã hội và quốc phòng của đất nước trong tình hình mới.

Mục tiêu chiến lược của TDTT quần chúng là: Hoàn thiện một bước công tác giáo dục thể chất bắt buộc trong hệ thống nhà trường các cấp; Đưa TDTT thành nếp sống hàng ngày của một bộ phận nhân dân, phấn đấu mỗi cấp xã, phường, mỗi trường học, cơ quan, đơn vị vũ trang có ít nhất 1 câu lạc bộ TDTT. Khôi phục và phát triển các môn thể thao và trò chơi dân gian, đảm bảo có số môn được chính thức đưa vào chương trình thi đấu cấp cơ sở, huyện, tỉnh, khu vực và quốc gia, lựa chọn đưa vào thi đấu khu vực Đông Nam Á.

      1. 1.2.4. Chính sách phát triển thể dục thể thao quần chúng ở một số nước trên thế giới và ở nước ta

Thể thao cho mọi người (Sport for all) bao gồm: Thể dục thể thao quần chúng; Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường; Thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang.

Nội dung hoạt động của thể dục thể thao cho mọi người bao gồm: các bài tập thể dục và các môn thể thao (dân tộc, hiện đại, giải trí); các trò chơi vận động, các hình thức tham quan du lịch và các phương tiện khác. Hình thức hoạt động của thể dục thể thao cho mọi người là tập luyện (tự tập hoặc tập theo tổ, nhóm, câu lạc bộ) biểu diễn và thi đấu các môn thể thao. Tính chất của thể dục thể thao cho mọi người là: tự giác (toàn dân) và bắt buộc (học sinh sinh viên, lực lượng vũ trang). Thể dục thể thao cho mọi người là cơ sở, nền tảng của thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp. Đối tượng của thể dục thể thao cho mọi người là tất cả mọi người dân trong xã hội, không phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nơi cư trú và tình trạng sức khỏe (kể cả người ốm và người khuyết tật cũng tập thể dục thể thao) [22].

Mục tiêu của thể dục thể thao cho mọi người là: Nâng cao sức khỏe, thể lực, đáp ứng nhu cầu vận động, vui chơi, giải trí, giao lưu của mọi thành viên trong xã hội, phục vụ nhiệm vụ chính trị của từng địa phương và quốc gia, xây dựng đời sống văn hóa xã hội trong từng gia đình và toàn thể cộng đồng.

Theo dự báo của các nhà khoa học, thế kỷ 21 chuyển từ văn hóa vật chất sang văn hóa tinh thần. Cả đời người sống khoảng 700.000 giờ trong đó tổng thời gian rãnh rỗi khoảng 158.000 giờ. Thể dục thể thao ngày càng chiếm vị trí rất quan trọng trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi, với nhu cầu hoạt động thể dục thể thao ngày càng phong phú. Vì vậy thiết chế thể dục thể thao ngày càng phát triển đa dạng, đặc biệt về cơ sở vật chất. Trong đó thiết chế theo hình thức câu lạc bộ là phổ biến. Ở Nhật thiết chế câu lạc bộ thể dục thể thao là hình thức tổ chức chủ yếu, tận dụng các công trình thể dục thể thao phúc lợi công cộng. Vào năm 1994 nước Nhật có 370.000 câu lạc bộ thể dục thể thao. Sau năm 2000 theo khuyến cáo của Liên Hợp quốc, các quốc gia tăng cường tổ chức hoạt động thể dục thể thao trường học theo hướng đáp ứng nhu cầu hoạt động vui chơi giải trí của học sinh, đảm bảo quyền được vui chơi giải trí của thiếu niên nhi đồng và trẻ em.

Chính phủ của các quốc ngày càng coi trọng thể dục thể thao quần chúng và thể thao trường học nên rất chú trọng ban hành các văn bản pháp quy về thể dục thể thao quần chúng và trường học.

Ở Mỹ ban hành chương trình “Công dân khỏe mạnh năm 2000”: (Healthy Citizen of the year) vào năm 1990.

Ở Anh ban hành đề án Thể dục thể thao: Nâng cao giải trí (Sport; Raising Entertaiment) vào năm 1995.

Ở Úc ban hành chương trình: “Nước Úc tích cực” (Active Australia) vào năm 1994.

Ở Singapore ban hành kế hoạch “Thể dục thể thao cho đời sống” (Sport for life Promram) vào năm 1996.

Ở Đức Chính phủ ban hành “Kế hoạch vàng” phát triển thể dục thể thao quần chúng vào trường học từ năm 1990 – 2001.

Ở Pháp nhờ các chính sách phát triển TDTT quần chúng và trường học người tập thể dục thể thao ở lứa tuổi 15 – 75 tuổi là 36.673.000 người chiếm tới 83% nhân khẩu của nhóm lứa tuổi này.

Ở Trung Quốc chính phủ ban hành đề án “Toàn dân tập luyện TDTT vì sức khỏe” Quốc vụ viện ban hành “Điều lệ TDTT trường học” vào năm 1997.

Ở Nước ta, Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi) quy định: Nhà nước và xã hội phát triển nền thể dục, thể thao dân tộc, khoa học và nhân dân. Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao; quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học; khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức thể dục, thể thao tự nguyện của nhân dân, tạo các điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, chú trọng hoạt động thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao” [51].

Phát triển thể thao giải trí, thể dục thể thao cho người cao tuổi, thể dục chữa bệnh văn minh là xu thế phát triển hiện đại. Cơ sở vật chất TDTT giải trí, TDTT cho người cao tuổi, thể dục chữa bệnh văn minh ngày càng phát triển ở các quốc gia, đặc biệt đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Cơ sở vật chất thể dục thể thao loại này là do nhà nước trung ương và do nhà nước địa phương xây dựng theo phương thức vận hành phúc lợi công cộng, bên cạnh đó mở rộng phương thức vận hành dịch vụ. Ngay trong thời kỳ kinh tế Nhật Bản suy giảm tăng trưởng từ năm 1992 – 1997 GDP chỉ tăng 0,43% nhưng số thu mà thể dục thể thao trong đó chủ yếu là thể thao giải trí vẫn tăng 3,24%. Bước vào thế kỷ 21, Nhật Bản xác định 2 ngành hàng quan trọng là ẩm thực và giải trí, trong đó thể thao giải trí chiếm tỷ trọng lớn. Người ta dự kiến vào năm 2015 người cao tuổi chiếm 24% dân số thế giới. Chi phí của Chính phủ chữa bệnh cho người cao tuổi rất lớn, như ở Mỹ chi 1000 tỷ USD vào năm 1996. Vì vậy thể dục thể thao cho người cao tuổi rất quan trọng, làm giảm gánh nặng của nhà nước, của các gia đình và đem lại cuộc sống làm tích cực cho người cao tuổi. Thể dục thể thao đóng góp rất lớn cho xã hội, cho chính sách đối với người cao tuổi. Xã hội càng phát triển, bệnh văn minh (béo phì) càng phát triển nếu như không chú trọng tập luyện thể dục thể thao và dinh dưỡng hợp lý. Ở Mỹ vào năm 2002 có 64% thanh niên quá tiêu chuẩn thể trọng bình thường, tốn kém chữa trị bệnh béo phì và các loại bệnh từ nguyên nhân béo phì ở Mỹ năm 2001 là 100 tỷ USD. Nhờ TDTT ở Mỹ đã giảm 8.7% số người mắc bệnh béo phì, 7% người tử vong do bệnh liên quan tới béo phì.

Đến năm 2020, nước ta về cơ bản thành một nước công nghiệp, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân sẽ được cải thiện rõ rệt, thời gian nhàn rỗi sẽ nhiều hơn, nhu cầu vận động, vui chơi giải trí sẽ tăng cao.

Do vậy Thể thao giải trí, Thể thao điện tử sẽ phát triển; Sự gắn kết các hoạt động Thể thao giải trí và du lịch, văn hóa, lễ hội, văn hóa tâm linh sẽ càng phát triển mạnh. Do vậy các hoạt động TDTT quần chúng cũng sẽ phát triển mạnh, nhất là thể thao giải trí và các trò chơi dân gian, thể thao dân tộc.

Nhu cầu giao lưu văn hóa phát triển, thể thao và du lịch giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng tăng mạnh khi Việt Nam đã là thành viên của WTO. Do vậy cũng sẽ thúc đẩy nhanh các hoạt động thể dục thể thao, nhất là thế hệ trẻ.

      1. 1.2.5. Những quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển thể thao thành tích cao

Cùng với sự phát triển của TDTT quần chúng, thể thao thành tích cao đã và đang được sự quan tâm đầu tư thích đáng. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng cả hai lĩnh vực này và xem đó là một công tác cách mạng. Xuất phát từ việc coi trọng công tác phát triển thể thao thành tích cao nên mặc dù bận trăm công ngàn việc; Bác vẫn dành thời gian để tham gia các cuộc thi bơi lội ở bể bơi Ba Đình, tham dự lễ khai mạc Đại hội TDTT Thủ đô lần thứ nhất, dành thời gian tiếp kiến và chụp ảnh với các VĐV giành được huy chương vàng ở Ganefo Châu Á năm 1966.

Trong suốt các chặng đường phát triển thể thao thành tích cao ở Việt Nam, Trung ương Đảng hết sức quan tâm và luôn vạch đường chỉ lối cho thể thao Việt Nam bằng những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng. Đặc biệt từ sau 30/04/1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, Đảng đã có Chỉ thị 227/CT-TW ngày 18/11/1975về hoạt động TDTT trong điều kiện mới. Chỉ thị đã nêu rõ: “Về thể dục, căn cứ vào nội dung những môn thể dục cơ bản, thể dục bổ trợ nghề nghiệp, thể dục chữa bệnh (kể cả thể dục chỉnh hình) và những kinh nghiệm tốt của nhân dân ta, nghiên cứu các bài tập và hướng dẫn sát từng đối tượng. Tổ chức tốt việc tập thể dục buổi sáng, thể dục trước giờ, giữa giờ cho các trường học và các cơ sở sản xuất. Phát triển các trò chơi vận động trong thiếu niên và học sinh. Đồng thời phát triển các môn thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật, thể dục đồng diễn v. v…, làm cho hoạt động thể dục phong phú và hấp dẫn”.

Về thể thao, coi trọng các môn điền kinh (chạy, nhảy, ném, đi bộ), bơi lặn và thể thao dưới nước, bắn (bắn súng, bắn cung nỏ); đồng thời phát triển các môn võ, các môn bóng (bóng đá, bóng bàn, bóng chuyền, bóng rổ); cầu lông, quần vợt; từng bước khôi phục và phát triển các môn thể thao quốc phòng (thông tin, mô tô, tàu lượn, nhảy dù, hàng hải); mở rộng thể thao ngoài trời như du lịch, cắm trại và một số môn khác thích hợp với điều kiện của từng địa phương (như đua xe đạp, leo núi, đua ngựa).

Trong quá trình chỉ đạo và tổ chức phong trào quần chúng, cần thi hành chế độ tập thể dục hàng ngày và chế độ rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn trong các đối tượng khác nhau, coi đó là một nội dung quan trọng để đánh giá chất lượng của phong trào quần chúng, đồng thời tạo điều kiện cho quần chúng tham gia tập luyện các môn thể thao và thực hiện tốt chế độ phân cấp, vận động viên.

Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ V năm 1982 Đảng đã vạch ra phương châm phát triển TDTT: “Từng bước xây dựng nền TDTT xã hội chủ nghĩa phát triển cân đối có tính dân tộc, khoa học và nhân dân”.

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH

Đến năm 1986 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI Đảng ta chỉ rõ thêm: “Củng cố và mở rộng hệ thống trường lớp năng khiếu TDTT, phát triển lực lượng VĐV trẻ lựa chọn và tập trung sức nâng cao thành tích một số môn thể thao…”.

Ngày 24/03/1994, Đảng ta đã có Chỉ thị 36/CT-TW về công tác TDTT trong tình hình mới, đã đưa ra những biện pháp và phương hướng cụ thể cho ngành TDTT, đồng thời quy định rõ nhiệm vụ của các ngành các cấp đối với sự nghiệp TDTT. Chỉ thị nêu rõ: “Phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà Nước nhằm phát huy nhân tố con người…” [3].

Phát triển TDTT là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội, là nhiệm vụ của toàn xã hội. Đặc biệt trong Chỉ thị này đã xác định rõ mục tiêu cho ngành TDTT là: “…Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác TDTT là hình thành nền TDTT phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt được vị trí xứng đáng trong các hoạt động thể thao quốc tế, trước hết là khu vực Đông Nam Á.” [4].

Ngoài ra, Chỉ thị 36 còn vạch ra mục tiêu cụ thể và trước mắt đến năm 2000 là: “…Hình thành hệ thống đào tạo tài năng thể thao quốc gia. Đào tạo được một lực lượng vận động viên trẻ có khả năng nhanh chóng tiếp cận các thành tựu thể thao tiên tiến của thế giới. Tham gia và đạt kết quả ngày càng cao trong các hoạt động khu vực, Châu Á và thế giới, trước hết ở các môn thể thao mà ta có nhiều khả năng…” [3].

Chính định hướng mục tiêu này của Đảng lại một lần nữa khẳng định trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996: “Xây dựng các Trung tâm thể thao quốc gia, tăng cường đào tạo cán bộ và công tác khoa học của ngành TDTT…”.

Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ chính trị về công tác phát triển TDTT đến năm 2020 nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo tài năng thể thao đã viết: “Dành nguồn lực thích đáng để hình thành hệ thống đào tạo tài năng thể thao với đội ngũ kế cận dồi dào và có chất lượng, làm tiền đề cho bước phát triển đột phá về thành tích trong một số môn thể thao, nâng cấp các trung tâm huấn luyện thể thao của quốc gia, các ngành, các địa phương, đáp ứng yêu cầu huấn luyện thể thao hiện đại. Củng cố và phát triển các trường, lớp năng khiếu thể thao ở các tỉnh, thành phố với quy mô phù hợp. Coi trọng giáo dục đạo đức, ý chí, lòng tự hào dân tộc cho vận động viên…..”[5].

Mục tiêu của nghị quyết nhằm tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thể dục, thể thao; tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ làm nền tảng phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp thể dục thể thao; đến năm 2020, phấn đấu 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; các trường học, xã, phường, thị trấn, khu công nghiệp có đủ cơ sở vật chất thể dục, thể thao phục vụ việc tập luyện của nhân dân; trình độ một số môn thể thao trọng điểm được nâng cao ngang tầm Châu Á và thế giới; bảo đảm các điều kiện để sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công các sự kiện thể thao lớn của Châu Á và thế giới.

Tất cả sự quan tâm sâu sắc và sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về công tác phát triển thể thao thành tích cao đã đem lại những thành công rực rỡ qua các kỳ SeaGames trong những năm gần đây của Đoàn thể thao Việt Nam. Góp phần đưa thể thao Việt Nam tương xứng với trình độ thể thao khu vực.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN TDTT\PHAN MINH THANG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *