Mức truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất tiền gửi của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam

Xóa term: luận văn mức truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất tiền gửi của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam luận văn mức truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất tiền gửi của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam

luận văn mức truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất tiền gửi của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam

Chương 1. 1

Giới Thiệu Đề Tài Nghiên Cứu. 1

1.1.   Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2.   Mục tiêu nghiên cứu. 2

1.2.1.   Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2.   Mục tiêu cụ thể. 3

1.3.   Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3

1.3.1.   Đối tượng nghiên cứu. 3

1.3.2.   Phạm vi nghiên cứu. 3

1.4.   Phương pháp nghiên cứu. 4

1.5.   Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 4

1.6.   Bố cục luận văn (theo tài liệu số 15) 5

chương 2. 6

cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm về cơ chế truyền dẫn lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu đến lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại 6

2.1.   Cơ sở lý thuyết về công cụ lãi suất và cơ chế truyền dẫn lãi suất 6

2.1.1.   Lý thuyết về lãi suất 6

2.1.1.1.   Khái quát về lãi suất 6

2.1.1.2.   Nguyên tắc taylor về điều hành công cụ lãi suất 7

2.1.2.   Chính sách lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nước  9

2.1.2.1.   Chính sách lãi suất 9

2.1.2.2.   Các chính sách lãi suất cơ bản ở việt nam và cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nước việt nam.. 10

2.1.3.   Tổng quan về truyền dẫn lãi suất 13

2.1.3.1.   Khái niệm truyền dẫn lãi suất 13

2.1.3.2.   Truyền dẫn từ chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương đến lãi suất tiền gửi của nhtm.. 14

2.2.   Các nghiên cứu trước về truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất tiền gửi tại ngân hàng thương mại 22

2.2.1.   Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về cơ chế truyền dẫn lãi suất 22

2.2.2.   Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước về cơ chế truyền dẫn lãi suất 26

chương 3. 33

thiết kế nghiên cứu. 33

3.1.giới thiệu ngân hàng thương mại cổ phần (tmcp) đầu tư và phát triển việt nam   33

3.1.1.giới thiệu tổng quản. 33

3.1.2.kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2008-2020  36

3.1.3.định hướng phát triển. 39

3.1.4.đánh giá sơ lược về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2008 – 2020. 40

bảng 3.4: tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2008 – 2020    đvt: tỷ đồng  40

3.2.giới thiệu tổng quan nghiên cứu. 44

3.2.1.giả thuyết nghiên cứu. 44

3.2.2.mô hình nghiên cứu. 46

3.2.3.dữ liệu nghiên cứu (phụ lục 1, phụ lục 2) 47

3.3.các bước thực hiện và xử lý số liệu. 47

3.3.1.kiểm định tính dừng và xác định bậc tích hợp. 47

3.3.2.kiểm định tính đồng liên kết 49

3.3.3.chọn độ trễ tối ưu. 50

3.3.4.đo lường mức độ truyền dẫn lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất tiền gửi 51

3.3.5.đo lường mức độ truyền dẫn lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất tiền gửi 53

chương 4. 55

kết quả nghiên cứu và thảo luận. 55

4.1.   Thực trạng chính sách lãi suất do ngân hàng nhà nước (nhnn) công bố giai đoạn 2008 – 2020. 55

4.2.   Thực trạng lãi suất tiền gửi tại bidv trong mối tương quan chính sách lãi suất năm 2008 – 2020. 60

4.3.   Kiểm định tính dừng và xác định bậc tích hợp. 62

bảng 4.1.     Kết quả kiểm định tính dừng bằng phương pháp adf 63

4.4.   Kiểm định đồng liên kết 63

bảng 4.2.     Tổng hợp kết quả kiểm định đồng liên kết johansen. 64

4.5.   Chọn độ trễ tối ưu cho các biến trong mô hình. 64

bảng 4.3.     Tổng hợp kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu. 65

4.6.   Đo lường mức độ truyền dẫn lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất tiền gửi trong dài hạn. 66

4.6.1.   Đối với lãi suất tái chiết khấu. 66

bảng 4.4.     Kết quả truyền dẫn lãi suất tái chiết khấu trong dài hạn. 66

4.6.2.   Đối với lãi suất tái cấp vốn. 66

bảng 4.5.     Kết quả truyền dẫn lãi suất tái cấp vốn trong dài hạn. 66

4.7.   Đo lường mức độ truyền dẫn lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu đến lãi suất tiền gửi trong ngắn hạn. 67

4.7.1.   Đối với lãi suất tái cấp vốn. 67

bảng 4.6.     Kết quả truyền dẫn lãi suất tái cấp vốn trong ngắn hạn. 67

4.7.2.   Đối với lãi suất tái chiết khấu. 67

bảng 4.7.     Kết quả truyền dẫn lãi suất tái chiết khấu trong ngắn hạn. 68

4.8.   Thảo luận kết quả nghiên cứu. 68

4.8.1.   Đối với mức độ truyền dẫn trong dài hạn. 69

4.8.1.1.   Mức độ truyền dẫn trong dài hạn của lstcv. 69

4.8.1.2.   Mức độ truyền dẫn trong dài hạn của lstck. 69

4.8.2.   Đối với mức độ truyền dẫn trong ngắn hạn. 70

4.8.2.1.   Mức độ truyền dẫn trong ngắn hạn của lstcv. 70

4.8.2.2.   Mức độ truyền dẫn trong ngắn hạn của lstck. 70

4.8.3.   Độ trễ trong truyền dẫn lãi suất 70

4.8.4.   Giải thích kết quả. 71

chương 5. 73

kết luận và hàm ý chính sách. 73

5.1.   Tóm tắt kết quả nghiên cứu. 73

5.2.   Hàm ý chính sách. 73

5.2.1.   Hàm ý chính sách đối với nhnn. 74

5.2.2.   Hàm ý quản trị đối với bidv. 76

mức truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất tiền gửi của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam

CHƯƠNG 2

 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT TÁI CẤP VỐN VÀ TÁI CHIẾT KHẤU ĐẾN LÃI SUẤT TIỀN GỬI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

  • Cơ sở lý thuyết về công cụ lãi suất và cơ chế truyền dẫn lãi suất
    • Lý thuyết về lãi suất
      • Khái quát về lãi suất

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, lãi suất được xem là một biến số quan trọng có ảnh hưởng và quan hệ mật thiết đến từng cá nhân, tổ chức trong xã hội. Có nhiều cách định nghĩa khái niệm lãi suất ở các khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như:

Theo Mishkin: “Lãi suất là chi phí để vay hoặc giá phải trả để thuê vốn (thường biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm của 100 đô la thuê mỗi năm)” (tr.30 tài liệu số 4). Chúng ta thấy nhiều loại lãi suất trong nền kinh tế – lãi suất vay thế chấp, lãi suất vay mua xe hơi và lãi suất của nhiều loại trái khoán khác nhau. Lãi suất là những biến số quan trọng đối với bạn vì nó tác động đến khá nhiều quyết định cá nhân. Lãi suất cao có thể làm bạn thoái chí không muốn mua ô tô hay nhà vì chi phí trả cho chúng sẽ lớn. Mặt khác lãi suất cao có thể khuyến khích bạn gửi tiền tiết kiệm. ban có thể nhận được nhiều thu nhập do tiền lãi hơn, nếu bạn gửi món tiền tiết kiệm của bạn vào một tài khoản ở ngân hàng khi lãi suất cao.

Lãi suất có một ảnh hưởng đến sức khỏe chung của nền kinh tế vì nó tác động đến không chỉ sự sốt sắng chi tiêu hay tiết kiệm của người tiêu dùng, mà còn đến các quyết định đầu tư của các doanh nghiệp. Ví dụ lãi suất cao có thể khiến một công ty trì hoãn việc xây dựng một nhà máy mới có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm.

Theo quan điểm của K. Marx: Lãi suất là phần giá trị thặng dư được tạo ra do kết quả bóc lột lao động làm thuê bị tư bản – chủ ngân hàng chiếm đoạt. Tuy nhiên, phạm vi đề cập của K.Marx chỉ ở phạm vi của quan hệ cho vay và đi vay do sự phát triển hạn chế của các quan hệ tài chính, tiền tệ ở thời kỳ đó.

Theo World Bank, lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng – giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng hình thức tài sản khác nhau. Khi đến hạn, người đi vay sẽ phải trả cho người cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi. Tỷ lệ phần trăm của tiền lãi trên số tiền vốn gọi là lãi suất.

Tóm lại, lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn việc chi tiêu. Hay nói cách khác, lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi (hay chi phí phải trả) trên một số lượng tiền nhất định để được sở hữu và sử dụng số tiền đó trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận trước.

Lãi suất được Ngân hàng Trung ương (NHTW) sử dụng như một công cụ để tác động lên lượng tiền tệ trong lưu thông từ đó có thể thực thi được các chính sách tiền tệ, đó không phải là lãi suất kinh doanh mà là chính sách lãi suất. NHTW có thể ấn định các mức lãi suất bao gồm: lãi suất cơ bản (LSCB); LSTCK; LSTCV,… tương ứng với từng loại hình thức tổ chức tín dụng, từng loại tiền gửi. Căn cứ vào quy định của NHTW về lãi suất, các tổ chức tín dụng sẽ hoạch định lãi suất kinh doanh.

  • Nguyên tắc Taylor về điều hành công cụ lãi suất

Năm 1993, nhà nghiên cứu John B.Taylor, giáo sư Đại học Stanford (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm đối với chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liêng bang Mỹ (Federal Reserve – FED) trong vòng một thập niên trong giai đoạn 1980 – 1990 và phát hiện ra rằng biến động lãi suất điều hành của FED tuân thủ theo một nguyên tắc nhất định trong mối tương quan với lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Từ quan sát trên, Taylor đã mở rộng nghiên cứu và khái quát hóa thành một nguyên tắc điều hành lãi suất của NHTW gọi là Nguyên tắc Taylor (The Taylor Rule – TR). Theo TR, lãi suất điều hành cần điều chỉnh phù hợp với thay đổi của chênh lệch sản lượng (Output gap – chênh lệch giữa GDP tiềm năng và GDP thực tế trong một thời kì) và chênh lệch lạm phát (chênh lệch giữa mức lạm phát thực tế và mức lạm phát mục tiêu) trong nền kinh tế. TR được biểu hiện bằng hàm phản ứng chính sách sau:

it =  +  + () + )

Trong đó:

          it        : lãi suất điều hành của NHTW theo TR

                      : tỷ lệ lạm phát tính theo chỉ số GDP deflator

                : tỷ lệ lạm phát mục tiêu

                : lãi suất thực cân bằng giả định

           và : các tham số phản ứng chính sách hay trọng số đối với tăng trưởng và lạm phát

                : tăng trưởng GDP

                : tăng trưởng GDP tiềm năng

Theo quy tắc Taylor: NHTW nên thay đổi lãi suất danh nghĩa để đáp ứng các thay đổi trong lạm phát, GDP hay các chỉ số kinh tế khác nhằm giúp NHTW sử dụng công cụ lãi suất một cách có hiệu quả để thực hiện những mục tiêu của chính sách tiền tệ. Cụ thể là, nếu lạm phát tăng thêm 1% thì đòi hỏi NHTW phải tăng lãi suất danh nghĩa hơn 1% (bằng 1 + , trong đó >0). Điều này có nghĩa là khi lạm phát tăng thì lãi suất thực phải tăng lên để làm giảm bớt sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao. Để làm được điều này thì lãi suất phải tăng cao hơn lạm phát và diễn biến của lãi suất sẽ ngược lại trong trường hợp nền kinh tế suy thoái, giảm phát.

Ưu điểm chính của TR là tính đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán, do đó, giúp tăng cường tính minh bạch và khả năng giải trình cho NHTW. TR cho phép điều chỉnh linh hoạt trọng số của sản lượng và lạm phát phù hợp với mục tiêu trọng tâm của NHTW trong việc quyết định lãi suất điều hành. Điều này có ý nghĩa với các NHTW sử dụng cơ chế điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát vì vẫn có thể dễ dàng điều chỉnh trọng số của mục tiêu lạm phát so với mục tiêu tăng trưởng trong từng thời kỳ.

Hạn chế của TR là không tính tới và chưa đưa vào mô hình các diễn biến bất thường và các điều kiện kinh tế vĩ mô khác ngoài tăng trưởng, lạm phát có thể tác động đến lãi suất, do đó tính chỉ báo trong ngắn hạn.

  • Chính sách lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
    • Chính sách lãi suất

Chính sách tiền tệ có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa thông thường. Theo nghĩa rộng, chính sách tiền tệ là chính sách điều hành toàn bộ khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm tác động đến những mục tiêu lớn của nền kinh tế vĩ mô (sản lượng cao và tăng trưởng nhanh, việc làm nhiều và thất nghiệp ít, lạm phát, cán cân thương mại), trên cơ sở đạt mục tiêu cơ bản là ổn định tiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền và ổn định giá cả hàng hóa. Theo nghĩa thông thường, chính sách tiền tệ quan tâm đến khối lượng tiền cung ứng tăng thêm trong thời kì tới (thường là một năm) phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế dự kiến và chỉ số lạm phát (nếu có) nhằm ổn định tiền tệ và ổn định giá cả hàng hóa.

Chính sách lãi suất là một trong những công cụ chính của chính sách tiền tệ. Tùy thuộc vào mục tiêu từng thời kỳ của chính sách tiền tệ, NHTW áp dụng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân bổ hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế.

  • Các chính sách lãi suất cơ bản ở Việt Nam và cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Lãi suất cơ bản (LSCB): là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các NHTM và các tổ chức tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế.

Vào đầu năm 2008, khi xuất hiện dấu hiệu của cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới mà khởi nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ. Tại Việt Nam, nguy cơ lạm phát đang gia tăng mạnh. Khi đó, NHNN đã ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN theo đó lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng không được vượt quá 150% LSCB do NHNN công bố. Điều này cũng được quy định trong điều 476 Bộ luật Dân sự. Cơ chế lãi suất này đã có tác động tích cực bình ổn thị trường trong thời kỳ khủng hoảng và các cú sốc bởi những thay đổi chính sách để chống lạm phát và suy giảm kinh tế.

Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, NHNN Việt Nam không công bố LSCB mới, vẫn giữ ở mức 9% trong khi thị trường thay đổi rất nhanh chóng và phức tạp (Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010 của Ngân hàng Nhà nước) . Chính vì thế, LSCB hầu như không phản ánh được quan hệ cung – cầu trên thị trường và trở thành một rào cản khống chế bản chất thực của lãi suất kinh doanh theo thị trường, nên gần như chỉ là một biện pháp hành chính.

Qua lãi suất cơ bản, NHNN tác động vào thị trường tiền tệ, mở rộng hay thu hẹp tín dụng, giữ mức tương quan cần thiết giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ. LSCB được sử dụng một cách linh hoạt tùy vào từng thời điểm như hạn chế tăng trưởng tín dụng bằng cách tăng lãi suất tiền vay và tăng lãi suất tiền gửi. Việc tăng lãi suất tiền vay nhằm khống chế tình trạng đồng vốn vay được sử dụng tự do trên thị trường và việc tăng lãi suất tiền gửi để thu hút một lượng tiền nhàn rỗi trong lưu thông. Hai biện pháp này sẽ hỗ trợ cho nhau giúp NHNN chủ động điều khiển thị trường tiền tệ, do đó, góp phần kiềm chế được tình trạng lạm phát, điều tiết nền kinh tế vĩ mô, hoạt động của các doanh nghiệp cũng như của các NHTM hiệu quả.

Lãi suất tái chiết khấu (LSTCK): là lãi suất được áp dụng cho các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi. Theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017 , chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán. Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán. Áp dụng khi NHTW cho các NHTM dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của các NHTM, được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và cũng được khấu trừ ngay khi NHTW cấp tiền vay cho ngân hàng.

LSTCK do NHTW ấn định căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và chiều hướng biến động lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.

LSTCK có tác dụng hướng dẫn lãi suất thị trường một cách gián tiếp, tức là tác động đến lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng. LSTCK chủ yếu tác động đến cung tiền tệ bằng cách ảnh hưởng đến khối lượng cho vay chiết khấu và cơ số tiền tệ. Một sự giảm xuống cho vay chiết khấu sẽ làm giảm bớt cơ số tiền tệ và thu hẹp cung ứng tiền tệ. Ngược lại, một sự tăng lên trong cho vay chiết khấu sẽ làm tăng cơ số tiền tệ và tăng cung ứng tiền tệ.

Lãi suất tái cấp vốn (LSTCV): là lãi suất NHTW áp dụng cho các nghiệp vụ tái cấp vốn cho các NHTM. Theo quy định tại Điều 5, Thông tư 15/2012/TT-NHNN quy định về NHNN Việt Nam tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành bao gồm các tổ chức: NHTM; Ngân hàng hợp tác xã (Quỹ tín dụng nhân dân trung ương trong thời gian chưa chuyển đổi sang mô hình hoạt động của ngân hàng hợp tác xã theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng); Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính . Chúng là những khoản vay ngắn hạn để giải quyết tình trạng mất thanh khoản tạm thời tại các NHTM hoặc để thực hiện những lý do điều hành đặc biệt khác trong hoạt động ngân hàng. Các khoản vay ngắn hạn này thường được đảm bảo bằng các khoản vay hiện hữu tại NHTM mà NHTM được nắm giữ hợp pháp. Ngoài ra, cho vay tái cấp vốn cũng có thể tồn tại dưới hình thức NHTM bán lại các khoản nợ cho NHNN và nhận lại lượng tiền mặt tương ứng.

Khi tái cấp vốn cho NHTM, NHNN đã tăng lượng tiền cung ứng, đồng thời tạo cơ sở cho NHTM tạo bút tệ và tăng khả năng thanh toán cho họ. NHNN điều chỉnh tăng, giảm LSTCV phù hợp với mục tiêu thắt chặt hay mở rộng của chính sách tiền tệ, từ đó, làm tăng hoặc giảm lượng tiền trong lưu thông. Ngoài ra, NHNN cũng sử dụng hạn mức tái cấp vốn để tác động trực tiếp về mặt lượng đối với dự trữ của hệ thống NHTM.

mức truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất tiền gửi của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam

D:\TÀI LIỆU LV HOÀN THÀNH\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\Documents\DUY TÂN-bắt đầu\MỨC TRUYỀN DẪN TỪ LÃI SUẤT TÁI CẤP VỐN VÀ LÃI SUẤT TÁI CHIẾT KHẤU ĐẾN LÃI SUẤT TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

Như vậy, sự khác biệt giữa LSTCK và LSTCV và các tài sản dùng để thế chấp cho việc vay mượn tiền khác nhau. LSTCK áp dụng đối với các giấy tờ có độ rủi ro thấp như trái phiếu Chính phủ, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn. Còn LSTCV là lãi suất áp dụng cho các loại tài sản thế chấp có độ rủi ro cao hơn, trong đó có các khoản vay của các NHTM. Đây cũng là lý do giải thích cho việc LSTCK thường thấp hơn LSTCV. Hiện tại, lãi suất cơ bản hầu như không có tác dụng trong điều hành chính sách tiền tệ. Thực tế, chỉ có LSTCK và LSTCV mới thực sự là công cụ lãi suất để điều hành thị trường tiền tệ của NHNN.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

EMAIL: khotailieu86@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *