luận văn thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh

luận văn quản lý Nhà nước về Chính sách Người có công với Cách mạng tại quận

luận văn thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1. Cơ sở lý luận về chính sách công

1.1.1. Khái niệm chính sách công

Chính sách công thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, do đó khái niệm về chính sách công phụ thuộc nhiều vào bản chất của nhà nước.

Ở Việt Nam, theo Từ điển bách khoa Việt Nam đã định nghĩa: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”. [10, tr 4]

Trong một số nghiên cứu về chính sách công, dịch vụ công, PGS.TS Lê Chi Mai đã tổng kết khái niệm chính sách công với các nội hàm như sau: “Chủ thể ban hành chính sách công là nhà nước. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước vừa là chủ thể ban hành chính sách công, vừa là chủ thể ban hành chính sách tư. Chính sách công do nhà nước ban hành nên có thể coi chính sách công là chính sách của nhà nước. Nhà nước ở đây được hiểu là cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước, bao gồm quốc hội, các bộ, chính quyền địa phương các cấp. Chính sách công là những quyết định hành động, có nghĩa là chúng bao gồm cả những hành vi thực tiễn. Chính sách công không chỉ thể hiện dự định của nhà hoạch định chính sách về một vấn đề nào đó, mà còn bao gồm những hành vi thực hiện các dự định nói trên. Chính sách công tập trung giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế – xã hội theo những mục tiêu xác định. Vấn đề chính sách công được hiểu như là một mâu thuẫn hoặc một nhu cầu thay đổi hiện trạng xuất hiện trong đời sống kinh tế – xã hội đòi hỏi nhà nước sử dụng quyền lực công để giải quyết; vấn đề chính sách công là hạt nhân xuyên suốt toàn bộ quy trình chính sách. Chính sách công bao gồm nhiều quyết định có liên quan lẫn nhau. Chính sách công không phải những ý tưởng của các nhà lãnh đạo thể hiện trong lời nói và hành động của họ, không đồng nghĩa với một đạo luật riêng biệt nhau một văn bản nào đó”. [8, tr 14, 15]

PGS.TS Đỗ Phú Hải cho rằng: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan để “lựa chọn” mục tiêu và những giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề chính sách theo mục tiêu tổng thể đã xác định của đảng chính trị cầm quyền”. [8, tr 16]

Từ những phân tích trên, có thể hiểu một cách chung nhất: “Chính sách công là những quyết định của chủ thể được trao quyền lực công nhằm giải quyết những vấn đề vì lợi ích chung của cộng đồng”. [10, tr 6]

luận văn thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh
luận văn thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh

1.1.2. Chu trình chính sách công

Chu trình chính sách công là một chuỗi các giai đoạn kế tiếp có liên quan với nhau từ khi lựa chọn được vấn đề chính sách công đến khi kết quả của chính sách công được đánh giá. [24, tr

Nguồn: Văn Tất Thu, Tập bài giảng Tổ chức thực hiện chính sách công (2017)

Xây dựng chính sách công (Public policy making): là toàn bộ quá trình nghiên cứu, xây dựng và ban hành đầy đủ một chính sách. [24, tr 1].

Tổ chức thực hiện chính sách công (Implementation Policy): là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng. [24, tr 1]

Đánh giá chính sách (Evaluation Policy): là việc xem xét tác động của chính sách đến các đối tượng và quá trình kinh tế xã hội theo hệ thống các tiêu chí định tính và định lượng. [24, tr 2]

Phân tích chính sách công: không phải là một bước trong chu trình chính sách là một hoạt động liên quan đến cả ba bước trong chu trình chính sách; là quá trình xem xét toàn diện, hệ thống các yếu tố hợp thành chính sách nhằm cung cấp cơ sở cho việc hoạch định (Xây dựng) thực thi hay đánh giá một chính sách hiện hành. [24, tr 2]

luận văn thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh
luận văn thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh

1.1.3. Tổ chức thực hiện chính sách công

1.1.3.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của tổ chức thực hiện chính sách công

Tổ chức thực hiện chính sách công là trung tâm kết nối các bước trong chu trình chính sách công thành một hệ thống. So với các khâu khác trong chu trình chính sách công, tổ chức thực hiện có vị trí đặc biệt quan trọng, vì đây là bước thực hiện hóa chính sách trong đời sống xã hội. [9, tr 33]

Nếu đưa vào thực thi một chính sách tốt không những mang lại lợi ích to lớn cho các nhóm đối tượng thụ hưởng, mà còn góp phần làm tăng uy tín của nhà nước trong quá trình quản lý xã hội. Tuy nhiên, để có được một chính sách tốt các nhà hoạch định phải trải qua một quá trình nghiên cứu, tìm kiếm rất công phu. Nhưng dù tốt đến đâu thì chính sách cũng trở thành vô nghĩa nếu chính sách không được đưa vào thực hiện. [9, tr 33]

1.1.3.2. Các nguyên tắc, yêu cầu cơ bản đối với tổ chức thực hiện chính sách công

  • Thực hiện mục tiêu chính sách: thực chất thực hiện chính sách là thực hiện mục tiêu của chính sách. Đạt mục tiêu chính sách là yêu cầu cơ bản nhất. [9, tr 38]

  • Bảo đảm tính hệ thống: nội dung của tính hệ thống bao gồm: hệ thống mục tiêu và biện pháp của chính sách; hệ thống trong tổ chức bộ máy tổ chức thực thi

chính sách; hệ thống trong điều hành, phối hợp thực hiện; hệ thống trong sử dụng công cụ chính sách với các công cụ quản lý khác của nhà nước. [9, tr 38]

  • Bảo đảm tính pháp lý, khoa học và hợp lý: tính pháp lý được thể hiện trong tổ chức thực hiện chính sách là việc chấp hành các quy định về thực thi chính sách.

Tính khoa học thể hiện trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách là việc phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý chính sách, việc thu hút các nguồn lực hướng mạnh vào thực hiện mục tiêu chính sách, hình thành các chương trình, dự án để thực hiện có hiệu quả một chính sách…[9, tr 38]

  • Bảo đảm lợi ích thật sự cho đối tượng thụ hưởng: trong xã hội thường tồn tại nhiều nhóm lợi ích và nhà nước là người bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức. Để thực hiện chức năng này, nhà nước thường dùng chính sách công để đảm bảo lợi ích cho các đối tượng thụ hưởng trong xã hội. [9, tr 39]

1.1.3.3. Nội dung các bước tổ chức thực hiện chính sách công

  • Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách công: Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách công được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống;

bao gồm: Kế hoạch về tổ chức, điều hành; Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực; Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện; Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách; Dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành;…[9, tr 33]

  • Phổ biến, tuyên truyền chính sách công: giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực hiện hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách,… để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý. [9, tr 34]

  • Phân công, phối hợp trong thực hiện chính sách công: muốn tổ chức thực thi chính sách công có hiệu quả phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương. [9, tr 35]

  • Duy trì chính sách công: là những hoạt động nhằm bảo đảm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. [9, tr 35]

  • Điều chỉnh chính sách công: được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cho chính sách ngày càng phù hợp với yêu cầu. [9, tr 36]

  • Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách công: các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng, địa phương không giống nhau, cũng như trình độ, năng lực tổ chức điều hành của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều, do vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến

hành theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách công. [9, tr 36, 37]

  • Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách công: là quá trình

xem xét, kết luận về chỉ đạo, điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực thi chính sách công. [9, tr 37]

1.2. Chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

1.2.1. Các vấn đề chung về vốn đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

1.2.1.1. Một số khái niệm cơ bản

Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam thì từ “vốn” được sử dụng với nhiều nghĩa khác nhau, nên có nhiều hình thức vốn khác nhau. Trước hết, vốn được xem là toàn bộ những yếu tố được sử dụng vào việc sản xuất ra của cải, vốn tạo nên sự đóng góp quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế. [23, tr 7]

Theo Nghị định số 185-HĐBT ngày 07 tháng 11 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế Điều lệ quản lý XDCB đã ban hành kèm theo Nghị định số 232-CP ngày 06 tháng 06 năm 1981 thì “Vốn xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư bao gồm: Chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán”. [23, tr 8]

D:\TÀI LIỆU LV\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\HOAN THANH 2020\ĐẠI HỌC KINH BÁC 2020\LV CHỊ HIỆP ĐH KINH BẮC

Theo Luật Ngân sách nhà nước thì ngân sách nhà nước được hiểu là: “Toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoản thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”. [20, tr 3]

Như vậy, vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước được hiểu là phần vốn tiền tệ từ nguồn ngân sách nhà nước được dự toán và thực hiện để đầu tư tài sản cố định nhằm từng bước tăng cường và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là tổng thể các biện pháp, công cụ, cách thức mà nhà nước tác động vào quá trình hình thành, phân

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

EMAIL: khotailieu86@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *