luận văn quản lý quỹ ốm đau thai sản tại bhxh thành phố kon tum

luận văn quản lý quỹ ốm đau thai sản tại bhxh thành phố kon tum

luận văn quản lý quỹ ốm đau thai sản tại bhxh thành phố kon tum

luận văn quản lý quỹ ốm đau thai sản tại bhxh thành phố kon tum.Tính cấp thiết của đề tài

Bảo hiểm xã hội (BHXH) được coi là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động nhằm từng bước mở rộng và nâng cao đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động khi gặp rủi ro như bị ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động, qua đời. Để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và nhu cầu của người lao động. Luật BHXH được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi và bổ sung năm 2014 mở rộng đối tượng tham gia BHXH, theo đó đối tượng tham gia BHXH không còn tập trung vào các đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà còn cho các hợp tác xã, các hộ kinh doanh thậm chí cá nhân lao động tự do.

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của mỗi Quốc gia, mang trong nó bản chất nhân văn sâu sắc, vì cuộc sống an lành hạnh phúc của mọi người lao động. Chính sách BHXH thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi Quốc gia. Việc tổ chức và thực hiện tốt chính sách BHXH sẽ là động lực to lớn phát huy tiềm năng sáng tạo của người lao động trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Chính sách BHXH đã được Đảng, Nhà nước ta thực hiện từ năm 1960 của thế kỷ XX. Kể từ đó đến nay, chính sách BHXH đã được phát huy, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của những người lao động. BHXH luôn có mặt khi người lao động gặp những rủi ro: ốm đau, bệnh tật, tai nạn, tuổi già và những khó khăn khác trong cuộc sống.

BHXH thành phố Kon Tum được ra đời và hoạt động theo điều lệ BHXH Việt Nam, đã thực sự đi vào đời sống kinh tế – xã hội, và chính trị của người dân Kon Tum nói riêng và người dân Việt Nam nói chung, có tác dụng tích cực trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tổ chức BHXH thành phố Kon Tum đã khảng định được hiệu quả hoạt động và vị thế của mình trong nước, đạt những kết quả rất đáng khích lệ.

Trong hệ thống BHXH, chế độ ốm đau, thai sản đóng một vai trò rất quan trọng. Chúng chiếm phần quan trọng cả về quy mô thực hiện, nội dung chuyên môn và nhu cầu tham gia của người lao động trong xã hội. Ở hầu hết các Quốc gia trên thế giới đều coi trọng chế độ này và coi đó là một trong những lĩnh vực có ảnh hưởng tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Chính vì vậy, chúng luôn được quan tâm để làm sao cho việc tổ chức, quản lý, thực hiện có hiệu quả nhất. Trên thực tế, bên cạnh những thành tích của BHXH thành phố Kon Tum nói chung cũng như chế độ ốm đau, thai sản nói riêng vẫn còn có nhiều điểm chưa phù hợp đặc biệt là trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước. Để đáp ứng được yêu cầu này thì việc xây dựng và hoàn thiện chế độ ốm đau, thai sản cho phù hợp với cơ chế quản lý mới là hết sức cần thiết.

Hơn nữa sắp tới, khi Luật BHXH mới có hiệu lực, chắc hẳn sẽ có những thay đổi đáng kể khi đưa luật vào thực tiễn. Do đó, tác giả muốn nhân cơ hội này tìm hiểu về thực trạng áp dụng chế độ ÔĐTS, tìm ra những vướng mắc nếu có.Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, tác giả thực hiện đề tài: Quản lý nhà nước đối với quỹ ốm đau, thai sản tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.luận văn quản lý quỹ ốm đau thai sản tại bhxh thành phố kon tum


  1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Xác lập các tiền đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Quỹ ốm đau, thai sản cho người lao động tại Bảo hiểm xã hội thành phố Kon Tum.

2.2. Mục tiêu cụ thể

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với Quỹ bảo hiểm ÔĐTS.

– Làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với Quỹ ÔĐTS tại Bảo hiểm xã hội thành phố Kon Tum

– Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Quỹ ÔĐTS tại Bảo hiểm xã hội thành phố Kon Tum


  1. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý Quỹ bảo hiểm ÔĐTS trong Bảo hiểm xã hội

– Phạm vi nghiên cứu:

  • Phạm vi nội dung: Những chính sách và thưc tiễn áp dụng trong hoạt động của quỹ ÔĐTS tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
  • Phạm vi không gian: Bảo hiểm xã hội Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
  • Phạm vi thời gian: Thực trạng quản lý quỹ ÔĐTS tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 – 2018; đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý quỹ ÔĐTS tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum đến 2025

  1. Câu hỏi nghiên cứu

– Qua các năm, chính sách quản lý quỹ ÔĐTS tại Thành phố Kon Tum có những ưu điểm và hạn chế như thế nào?

– Nguyên nhân nào vẫn còn tình trạng lạm dụng quỹ ÔĐTS tại các đơn vị sử dụng lao động, tỷ lệ tham gia BHXH chưa đúng với tiềm năng?

– Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý quỹ ốm đau, thai sản BHXH trên địa bàn Thành phố Kon Tum?


  1. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện Luận văn này tác giả đã sử dụng các phương pháp sau:

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

– Thu thập dữ liệu thứ cấp: là những thông tin có sẵn được cơ quan, đơn vị tổng hợp lưu trữ từ các năm trước và đã được công bố (Hồ sơ Quản lý quỹ ốm đau, thai sản; Báo cáo Chi theo biểu mẫu quy định; Báo cáo tổng kết của Thành phố Kon Tum và thông qua các sách, tạp chí, báo chí, thu thập từ các văn bản quy phạm pháp luật, niên giám thống kê Thành phố Kon Tum…luận văn quản lý quỹ ốm đau thai sản tại bhxh thành phố kon tum

– Thu thập dữ liệu sơ cấp: Nguồn thông tin sơ cấp được thu thập qua điều tra, khảo sát, phỏng vấn đối tượng tham gia bảo hiểm ốm đau, thai sản tại Thành phố Kon Tum với quy mô mẫu dự tính là N1 = 400. Ngoài ra tác giả còn tiến hành phỏng vấn cá chuyên gia là lãnh đạo BHXH Tỉnh, lãnh đạo các doanh nghiệp với số lượng chuyên gia dự định là N2 = 20.luận văn quản lý quỹ ốm đau thai sản tại bhxh thành phố kon tum

5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu:

Luận văn này chủ yếu sử dụng Phương pháp thống kê mô tả để phân tích dữ liệu, cụ thể: Phân tích dãy số thời gian, So sánh các chỉ tiêu, dữ liệu số người tham gia, số tiền chi quỹ ÔĐTS ở các thời điểm, thời kỳ khác nhau. Thông qua việc xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học trên excel, thấy được sự thay đổi và mức độ đạt được của các hiện tượng, chỉ tiêu cần phân tích trong công tác quản lý quỹ ÔĐTS tại BHXH Thành phố Kon Tum. Từ đó rút ra những vấn đề còn vướng mắc trong công tác quản lý quỹ ÔĐTS tại BHXH thành phố Kon Tum, đề xuất giải pháp hoàn thiện.

Đối với dữ liệu sơ cấp, tác giả sử dụng công cụ Descriptives Statistics của phần mềm SPSS để xử lý dưới dạng: giá trị lớn nhất (Max), giá trị nhỏ nhất (Min), giá trị trung bình (Mean), giá trị xuất hiện nhiều nhất (Mode), sai số bình quân so với giá trị trung bình mẫu (Std.)…


  1. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài

Về mặt khoa học: Luận văn không đóng góp lớn về mặt khoa học nó chỉ giúp hệ thống hóa các tài liệu liên quan, giúp xây dựng khung pháp lý nhằm ngiên cứu về quản lý quỹ ÔĐTS tại Thành phố Kon Tum.luận văn quản lý quỹ ốm đau thai sản tại bhxh thành phố kon tum

Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích được thực trạng quản lý quỹ ÔĐTS tại Thành phố Kon Tum. Từ đó đề ra những giải pháp khả thi và hiệu quả cho hoạt động quản lý quỹ ÔĐTS. Học viên kỳ vọng Luận văn sẽ là cơ sở thực tiễn để hoàn thiện những giải pháp để quản lý công tác quản lý quỹ ÔĐTS tại Thành phố Kon Tum, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn Thành phố Kon Tum; ổn định phát triển bền vững quỹ ÔĐTS; khắc phục những hạn chế, bất cập trong tổ chức quản lý công tác Quản lý quỹ ÔĐTS; cũng như đảm bảo an ninh chính trị-xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn…luận văn quản lý quỹ ốm đau thai sản tại bhxh thành phố kon tum

luận văn quản lý quỹ ốm đau thai sản tại bhxh thành phố kon tum
luận văn quản lý quỹ ốm đau thai sản tại bhxh thành phố kon tum

1.1. QUỸ BẢO HIỂM ỐM ĐAU, THAI SẢN VÀ QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM ỐM ĐAU, THAI SẢN

1.1.1. Chế độ bảo hiểm ốm đau, thai sản

  1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò
  • Khái niệm của chế độ ốm đau

Theo quy định của Luật BHXH năm 2014, Bảo hiểm xã hội bắt buộc có 05 chế độ sau đây: (a) Ốm đau; b) Thai sản; c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; d) Hưu trí; đ) Tử tuất. Như vậy, Ốm đau, thai sản là 02 chế độ đầu tiên của BHXH. Về mặt khái niệm, ‘‘Chế độ ốm đau là một chế độ BHXH nhằm đảm bảo thu nhập cho người lao động khi tham gia BHXH tạm thời phải gián đoạn công việc do phải nghỉ ốm đau, tai nạn, chăm sóc con theo quy định của pháp luật’’[2].

Bảo hiểm ốm đau (BHÔĐ) là một chế độ rất quan trọng không chỉ đối với người lao động và gia đình họ mà còn đối với người sử dụng lao động, nhà nước và xã hội.

Đối với người lao động, BHÔĐ là sự trợ giúp ngắn hạn hỗ trợ người lao động và thành viên gia đình người lao động khi họ bị gián đoạn về thu nhập. Đây là sự bù đắp giúp người lao động có khả năng phục hồi sức khỏe, duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình người lao động. BHÔĐ còn là cơ sở pháp lý động viên người lao động điều trị hiệu quả và khuyến khích người lao động trong quá trình thực hiện công việc của mình.

Đối với người sử dụng lao động và nhà nước, chế độ ốm đau phản ánh trách nhiệm của nhà nước và người sử dụng lao động quan tâm đến nhân thân, đời sống người lao động. Điều này giúp người lao động yên tâm trong thời gian điều trị bệnh ổn định thu nhập, ổn định cuộc sống. Đây cũng là yếu tố góp phần ổn định quan hệ lao động hài hòa, ổn định hạn chế các tranh chấp, bất đồng xảy ra, tạo sự ổn định cho nền kinh tế xã hội của đất nước. Khái niệm của chế độ thai sản.

  • Khái niệm của chế độ thai sản

‘‘Chế độ thai sản là một chế độ BHXH nhằm đảm bảo thu nhập và sức khỏe cho người lao động (khi tham gia BHXH)  là nữ nói riêng khi mang thai, sinh con và cho người lao động nói chung khi nuôi, nhận nuôi con sơ sinh theo quy định của pháp luật’’[2]

Chế độ bảo hiểm thai sản (BHTS) là một chế độ rất quan trọng không chỉ đối với người lao động và gia đình họ mà còn đối với người sử dụng lao động, nhà nước và xã hội.

Đối với người lao động, BHÔĐ và BHTS (gọi tắt là bảo hiểm ốn đau, thai sản: BH ÔĐTS) là sự trợ giúp ngắn hạn hỗ trợ người lao động và thành viên gia đình người lao động khi họ bị gián đoạn về thu nhập. Đây là sự bù đắp giúp người lao động có khả năng phục hồi sức khỏe, duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình người lao động. BH ÔĐTS còn là cơ sở pháp lý động viên người lao động điều trị hiệu quả, và an tâm trong thời gian ốm đau, thai sản, khuyến khích người lao động trong quá trình thực hiện công việc của mình.

Đối với người sử dụng lao động và nhà nước, chế độ BH ÔĐTS phản ánh trách nhiệm của nhà nước và người sử dụng lao động quan tâm đến nhân thân, đời sống người lao động. Điều này giúp người lao động yên tâm trong thời gian điều trị bệnh, thai sản ổn định thu nhập, ổn định cuộc sống. Đây cũng là yếu tố góp phần ổn định quan hệ lao động hài hòa, ổn định hạn chế các tranh chấp, bất đồng xảy ra, tạo sự ổn định cho nền kinh tế xã hội của đất nước.

  1. Đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau, thai sản
  • Đối tượng hưởng chế độ ốm đau

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động kể cả cán bộ quản lý, người lao động làm việc trong các hợp tác xã. Liên hiệp hợp tác xã hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên.

+ Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.

+ Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài.

  • Đối tượng hưởng chế độ thai sản

Ở Việt Nam, đối tượng hưởng chế độ thai sản được quy định theo khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

+ Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trước đây, pháp luật quy định lao động nữ chi được hưởng thai sản cho hai con nhưng hiện nay, pháp luật không hạn chế số lần sinh con mà người lao động vẫn được hưởng chế độ thai sản.

+ Trường hợp người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản. theo quy định tại các Điều 31, 32, 34 và khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội.

+ Lao động nữ bị sảy thai, đẻ thai chết lưu.

+ Lao động nữ sau khi sinh con con chết.

+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

+ Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội và có xác nhận của tổ chức cơ sở y tế có thẩm quyền.

  1. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản

Không phải đối tượng bị ốm đau, thai sản nào cũng được hưởng chế độ ốm đau, thai sản. Chỉ có những đối tượng thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật về chế độ ốm đau, thai sản mới được hưởng. Cụ thể:

Chế độ ốm đau:

– Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

– Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

– Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế (Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau).

– Có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.

– Người lao động đóng BHXH bắt buộc khi bị ốm sẽ được hưởng chế độ ốm đau.

 

Chế độ thai sản

– Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trước đây, pháp luật quy định lao động nữ chỉ được hưởng thai sản cho hai con nhưng hiện nay, pháp luật không hạn chế số lần sinh con mà người lao động vẫn được hưởng chế độ thai sản.

– Trường hợp người lao động đủ điều kiện theo quy định trên nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản. theo quy định tại các Điều 34, 35, 36 và khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội.

+ Lao động nữ bị sảy thai, đẻ thai chết lưu.

+ Lao động nữ sau khi sinh con con chết.

+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

+ Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội và có xác nhận của tổ chức cơ sở y tế có thẩm quyền.

1.1.2. Quỹ bảo hiểm ốm đau, thai sản

Theo quy định tại Điều 3 của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 thì:Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Quỹ bảo hiểm ốm đau thai sản (sau đây gọi tắt là Quỹ ốm đau, thai sản) là một phần của Quỹ BHXH, nó được hình thành do đóng góp của người lao động, nó là “quỹ tài chính độc lập với Ngân sách Nhà nước, là một quỹ thành phần trong quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước.”[32].

Quỹ ÔĐTS được quản lý thống nhất ở BHXH Việt Nam, vì vậy tất cả sự đóng góp của người tham gia BH ÔĐTS đều phải tiến hành chuyển về BHXH Việt Nam để hình thành quỹ ÔĐTS tập trung. Để thực hiện  nguyên tắc trên các đơn vị BHXH các tỉnh, thành phố được mở các tài khoản chuyên thu BHXH ở hệ thống Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước, các đơn vị sử dụng tài khoản này chỉ để thu tiền nộp BH ốm đau, thai sản ở khu vực quản lý của mình và định kỳ chuyển số tiền thu được lên cấp trên, từ đó tiền thu quỹ ÔĐTS được tập trung thống nhất tại một cơ quan cao nhất là BHXH Việt Nam. Trong quá trình thu quỹ ÔĐTS và lưu chuyển số tiền thu từ đơn vị về BHXH thành phố Kon Tum, BHXH tỉnh và chuyển tiền thu lên BHXH Việt Nam, các đơn vị không được phép sử dụng tiền thu BHXH cho bất cứ một nội dung nào khác, việc quy định như vậy nhằm tránh những thất thoát tiền thu BH ÔĐTS của các đơn vị, thống nhất nguyên tắc quan trọng trong quá trình hình thành, quản lý quỹ ÔĐTS.

luận văn quản lý quỹ ốm đau thai sản tại bhxh thành phố kon tum
luận văn quản lý quỹ ốm đau thai sản tại bhxh thành phố kon tum

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *