luận văn quản lý nhà nước về cán bộ công chức cấp xã ở huyện Quế Sơn

luận văn quản lý nhà nước về cán bộ công chức cấp xã ở huyện Quế Sơn

luận văn quản lý nhà nước về cán bộ công chức cấp xã ở huyện Quế Sơn

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ

1.1. Khái quát quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã

1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã

– Tại Khoản 3, Điều 4,  Luật cán bộ, công chức năm 2008, nêu rõ: Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội. Cán bộ cấp xã có các chức vụ gồm: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam); Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công chức cấp xã có các chức danh gồm: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng – thống kê; Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính – kế toán; Tư pháp – hộ tịch; Văn hóa – xã hội.

– Quản lý được xem xét ở hai góc độ: (1) Đối với chính trị xã hội, quản lý được  hiểu là sự kết hợp giữa tri thức với lãnh đạo, vận hành sự kết hợp này cần có một cơ chế quản lý phù hợp. Cơ chế đúng, hợp lý thì thúc đẩy xã hội phát triển còn ngược lại sẽ kiềm hãm hoặc gây ra nhiều rối ren; (2) Đối với hành động quản lý được hiểu là chỉ huy, điều khiển, điều hành.

Theo C.Mác, quản lý, quản lý xã hội là chức năng được sinh ra từ tính chất xã hội hoá lao động. Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện  những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của  nó. Một người độc tấu vĩ cầm điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng. Có thể nói quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan.

– QLNN ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nước là sự quản lý của nhà nước đối với xã hội và công dân. QLNN là sự chỉ huy, điều hành xã hội để thực hiện quyền lực nhà nước, là tổng thể của thể chế về tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà nước có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nước ,do các cơ quan nhà nước (lập pháp, hiến pháp, tư pháp) có tư cách pháp nhân công pháp (công quyền) tiến hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà nhà nước đã giao cho trong việc tổ chức và điều khiển các quan hệ xã hội và hành vi của công dân.

Từ những nội hàm chung về CBCC, quản lý, QLNN, có thể khái quát QLNN về CB, CC cấp xã là mối liên hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với đối tượng được quản lý, thể hiện ở việc cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên, chủ động có các hoạt động như xác định mục tiêu, xây dựng tiêu chuẩn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng, kiểm tra, giám sát để tác động có định hướng vào đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nhằm mục đích làm cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã có cơ cấu, số lượng hợp lý, có phẩm chất, năng lực thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

luận văn quản lý nhà nước về cán bộ công chức cấp xã ở huyện Quế Sơn
luận văn quản lý nhà nước về cán bộ công chức cấp xã ở huyện Quế Sơn

1.1.2. Đặc điểm cán bộ, công chức cấp xã

– Cán bộ, công chức cấp xã là đội ngũ có số lượng lớn, chủ yếu là người dân địa phương, sinh sống tại địa phương, là những người am hiểu, bị ảnh hưởng rất lớn bởi những phong tục, tập quán, văn hóa vùng miền, bản sắc truyền thống của địa phương, gia tộc. Do đó, trong cách thức xử lý công việc, giải quyết những mâu thuẫn trong nhân dân một cách đúng mực và tốt hơn so với những cán bộ, công chức ở địa phương khác tới làm việc. Là người trực tiếp triển khai những đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, trực tiếp giải quyết những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

– Cán bộ, công chức cấp xã là những người làm việc thuộc biên chế và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước theo ngạch, bậc quy định. Cán bộ cấp xã gồm các chức danh như: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã; Trưởng các tổ chức chính trị – xã hội cấp xã, được bầu tại Đại hội của Đảng, tại các tổ chức chính trị – xã hội và bầu tại kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã. Công chức cấp xã được tuyển dụng thông qua xét tuyển hoặc thi tuyển theo từng vị trí công tác.

            – Cán bộ, công chức cấp xã thường xuyên biến động, thay đổi vị trí công tác do yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, có tính ổn định thấp hơn so với cán bộ, công chức cấp trên.

            – Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức cấp xã chưa đồng đều và còn thấp so với yêu cầu, nguyên nhân là do cán bộ được hình thành từ cơ chế bầu cử nên tiêu chuẩn chuyên môn cho từng vị trí, chức danh chưa được chú ý đúng mức.

luận văn quản lý nhà nước về cán bộ công chức cấp xã ở huyện Quế Sơn
luận văn quản lý nhà nước về cán bộ công chức cấp xã ở huyện Quế Sơn
1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã

Theo quan điểm của Đảng ta, công tác quản lý cán bộ, công chức được thực hiện theo hai nguyên tắc cơ bản, đó là: (1) Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý nhà nước về cán bộ, công chức đi đôi với phát huy trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ. (2) Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định, đi đôi với thực hiện đầy đủ trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý cán bộ công chức.

Cán bộ, công chức nói chung và cán bộ công chức cấp xã nói riêng là bộ phận quan trọng trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, đây là lực lượng mang những đặc trưng riêng, do đó quản lý cán bộ, công chức cấp xã ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc nêu trên, còn phải tuân thủ một số nguyên tắc có tính đặc thù riêng.D:\TÀI LIỆU LV\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\HOAN THANH 2020\ĐẠI HỌC KINH BÁC 2020\LV ANH TÂM QUẢNG NAM\New folder

Theo quy định tại Điều 5, Luật cán bộ công chức năm 2008, việc quản lý nhà nước về cán bộ, công chức phải tuân thủ 5 nguyên tắc sau: (1) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước; (2) Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế; (3) Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng; (4) Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ; (5) Thực hiện bình đẳng giới.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

EMAIL: khotailieu86@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *