luận văn phát triển nguồn nhân lực tạiviễn thông đà nẵng

luận văn phát triển nguồn nhân lực tạiviễn thông đà nẵng


  1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn phát triển nguồn nhân lực tạiviễn thông đà nẵng

Những năm đầu của thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới đang đang bước sang trang mới, đó là từng bước đi vào sử dụng tri thức cho phát triển và đang hình thành nền kinh tế dựa vào tri thức. Tri thức được coi là yếu tố bên trong của hệ thống kinh tế, là một trong ba yếu tố không thể thiếu được của sản xuất. Vì vậy, trước kia đầu tư vào vốn là quan trọng hơn cả thì nay đầu tư vào tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế, phát triển của doanh nghiệp. Trong đó nhân tố đóng vai trò quyết định chính là nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực trong nền kinh tế tri thức nhanh chóng được tri thức hóa; sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành yêu cầu thường xuyên đối với mọi người và phát triển con người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội. Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp, các sản phẩm chủ yếu là cạnh tranh về tỷ lệ hàm lượng chất xám kết tinh trong sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, nhờ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Do vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã và đang trở thành vấn đề cấp bách có tầm chiến lược, là vấn đề có tính chất sống còn của doanh nghiệp. luận văn phát triển nguồn nhân lực tạiviễn thông đà nẵng

Viễn thông Đà Nẵng hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin. Lĩnh vực này có môi trường cạnh tranh khốc liệt và liên quan nhiều tới công nghệ kỹ thuật cao, do đó vấn đề phát triển nguồn nhân lực được xem là một trong những giải pháp trọng tâm trong chiến lược phát triển lâu dài. Ngoài ra với thực trạng nguồn nhân lực của Viễn thông Đà Nẵng hiện nay còn tồn tại những mặt hạn chế chính vì thế chưa thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Cho nên việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng nguồn nhân lực để có những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực đầy đủ, đảm bảo chất lượng trở thành nhiệm vụ cấp thiết.

Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực tại Viễn thông Đà Nẵng’’ làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh.

  1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

– Phản ánh, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Viễn thông Đà Nẵng trong thời gian qua.

– Đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Viễn thông Đà Nẵng thời gian đến.

  1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
  • Đối tượng nghiên cứu

               Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực tại Viễn thông Đà Nẵng.

  • Phạm vi nghiên cứu
  • Phạm vi nội dung: Những vấn đề về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
  • Phạm vi không gian: Tại Viễn thông Đà Nẵng.
  • Phạm vi thời gian: Trong thời gian từ năm 2012 đến 2014 và định hướng đến năm 2020.
  1. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp hồi cứu: sưu tầm, tra cứu thu thập và chọn lọc thông tin từ các sách, báo chuyên ngành; các công trình nghiên cứu và các tài liệu có liên quan.

Phương pháp tổng hợp so sánh và phân tích thống kê: Khai thác tư liệu, số liệu của các đơn vị, tham khảo thông tin truyền thông khác như mạng Internet. Tổng hợp phân tích, sử dụng kết quả đã công bố.

Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến của các chuyên gia về phát triển nguồn nhân lực.

  1. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đã kết cấu thành 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Chương 2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Viễn thông Đà Nẵng

Chương 3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Viễn thông Đà Nẵng

  1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  2. CHƯƠNG 1

    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

    1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

    1.1.1. Nhân lực   

    Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động. Nhân lực của con người bao gồm: thể lực, trí lực và nhân cách, đạo đức.

    Nhân lực theo nghĩa đen là chỉ sức người bao hàm cả sức mạnh vật chất và sức mạnh của tinh thần. Không nên hiểu sức người chỉ có ở mặt tài mà còn bao hàm cả mặt đức, đó là cái gốc của con người.

    1.1.2. Nguồn nhân lực

    Từ khái niệm về nhân lực các tài liệu còn phân tích rõ khái niệm về nguồn nhân lực. Cho đến nay, có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn nhân lực, xin nêu lên một số quan niệm :

    – Nguồn nhân lực nếu xét trong phạm vi một xã hội thì nó bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn tham gia lao động.

    – Dưới góc độ vĩ mô thì nguồn nhân lực là dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Tổng cục Thống kê khi tính toán nguồn nhân lực xã hội còn bao gồm cả những người ngoài tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Ở góc độ vi mô trong doanh nghiệp thì nguồn nhân lực là lực lượng lao động của từng doanh nghiệp, là số người có trong danh sách của doanh nghiệp do doanh nghiệp trả lương. “Nguồn nhân lực của doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở của các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định.

    Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác của doanh nghiệp do chính bản chất của con người.

    – Về góc độ vi mô thì nguồn nhân lực của doanh nghiệp là toàn bộ khả năng lao động mà doanh nghiệp cần huy động được cho việc thực hiện, hoàn thành những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp.

    Nguồn nhân lực của doanh nghiệp chính là sức mạnh của lực lượng lao động; sức mạnh của độ ngũ cán bộ công nhân viên chức của doanh nghiệp. Sức mạnh đó là sức mạnh hợp thành của sức người và khả năng lao động của từng người lao động. Khả năng lao động của một người là khả năng đảm nhiệm, thực hiện, hoàn thành công việc bao gồm các nhóm yếu tố: sức khỏe (nhân trắc, độ lớn và sức bền…), trình độ (kiến thức và kỹ năng kinh nghiệm) và tâm lý, mức độ cố gắng… Hay nói cách khác nhân lực của một con người gồm thể lực và trí lực và đạo đức nhân cách nghề nghiệp. Về mặt thể lực, nó phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế chăm sóc sức khoẻ…thể lực của con người còn phụ thuộc vào tuổi tác, thời gian công tác, giới tính…; Nguồn trí lực tăng nhanh cùng với sự phá của con người còn có mặt tiềm tàng to lớn đó là trí tuệ, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, nhân cách, lòng tin…ngày nay tiềm năng về trí lực của con người đã được chú ý khai thác nhưng vẫn đang ở một mức độ giới hạn.

    Nhân lực của doanh nghiệp là yếu tố đầu vào độc lập, quyết định chất
    lượng, chi phí, thời hạn của các sản phẩm trung gian, sản phẩm bộ phận và
    sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Điều đó hoàn toàn được khẳng định bởi:
    tất cả các hoạt động của doanh nghiệp do con người thực hiện và quay trở lại
    phục vụ cho con người. Con người phân tích, dự báo nhu cầu thị trường, các
    đối thủ cạnh tranh quyết định chiến lược, kế hoạch, phương án kinh doanh:
    sản phẩm – khách hàng với chất lượng và số lượng xác định; con người sáng tạo, chuyển giao công nghệ, vận hành máy móc, thiết bị và không ngừng cải tiến, hiện đại hóa máy móc thiết bị; con người xác định nhu cầu vốn, nhu cầu vật tư, nhu cầu lao động và đảm bảo các đầu vào quan trọng đó.

    – Theo Begg, Fischer và Dornbusch, nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích lũy được.

    – Nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên của tổ chức, đó là tập hợp nhiều cá nhân có nhân cách khác nhau với những nhu cầu và tâm lý khác nhau, là toàn bộ đội ngũ nhân viên của tổ chức, vừa có tư cách là khách thể của hoạt động quản lý vừa là chủ thể hoạt động và là động lực của tổ chức đó.

    Từ những vấn đề trên, chúng ta hiểu: Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người (cơ bản nhất là tiềm năng lao động), gồm: thể lực, trí lực và nhân cách của con người nhằm đáp ứng một cơ cấu kinh tế – xã hội đòi hỏi.

    Toàn bộ tiềm năng của con người hình thành nên năng lực sản xuất xã hội của con người (năng lực xã hội của nguồn nhân lực). Năng lực này có được phải qua giáo dục, đào tạo và chăm sóc sức khỏe,… và nó không ngừng được tăng cường, nâng cao trong quá trình sống và lao động.

    Trong một nền kinh tế tri thức như hiện nay thì giá trị tri thức ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản phẩm, dịch vụ. Và các doanh nghiệp đang cố gắng đẩy cao tỷ trọng này của tri thức hơn nữa bằng cách chuyển từ khai thác thể lực con người (theo chiều rộng) sang khai thác trí lực (theo chiều sâu) và xem đây như một nguồn tài nguyên vô tận.

    Tuy nhiên mỗi con người ở một thời điểm nào đó chỉ có một vốn tri thức nhất định. Do đó các doanh nghiệp muốn biến vốn tri thức nhất định đó thành nguồn tài nguyên vô tận và khai thác được thì phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình.

    Với cách hiểu như trên, nguồn nhân lực trong một tổ chức được hình thành trên cơ sở các cá nhân có vai trò khách nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Bao hàm các mặt sau :

    + Số lượng nguồn nhân lực trong tổ chức: Thể hiện quy mô của tổ chức, số lượng nhân viên càng đông thì quy mô tổ chức càng lớn và ngược lại.

    + Cơ cấu nguồn nhân lực: Thể hiện tính đa dạng qua cơ cấu của trình độ học vấn, giới tính, độ tuổi, lĩnh vực chuyên môn, … và nó ảnh hưởng tới sức mạnh của nguồn nhân lực trong toàn tổ chức.

    + Chất lượng nguồn nhân lực: Đó là năng lực của người lao động trong công việc và cuộc sống, năng lực của người lao động thường được đánh giá qua các tiêu chí: Trí lực, thể lực và đạo đức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *