luận văn phát triển du lịch sinh thái ở huyện đức phổ

phát triển du lịch sinh thái ở huyện đức phổ, tỉnh Quảng Ngãi

luận văn phát triển du lịch sinh thái ở huyện đức phổ

luận văn phát triển du lịch sinh thái ở huyện đức phổ. Du lịch được ví như một ngành công nghiệp không khói, như con gà đẻ trứng vàng và như một ngành xuất khẩu tại chỗ. Mặt khác du lịch còn được coi như một sản phẩm của văn hóa, một công cụ quảng bá về đất nước và con người, thông qua nó người ta có thể hiểu biết về nhau, gần gũi nhau và thân thiện với nhau hơn, mặc dù họ sống xa cách nhau, có khi đến cả một nữa vòng trái đất. Như vậy du lịch còn đóng vai trò như một đại xứ thiện chí, những đại diện của nền ngoại giao nhân dân và giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.

Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống của người dân ở nhiều nước và có xu hướng phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Hiện nay du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Có những nước, những vùng lãnh thổ mà ở đó nguồn thu nhập chính chỉ có được từ các hoạt động du lịch. Vì thế du lịch có thể là nguồn sống chính cho cả một đất nước, một dân tộc, thậm chí nó còn đưa đất nước ấy, dân tộc ấy trở nên giàu có và hùng mạnh. Mặc khác nhân loại có thể biết đến một đất nước, một lãnh thổ, một miền đất và những chủ nhân của nó “bằng xương bằng thịt” bằng chính con đường du lịch đang mở rộng trên khắp toàn cầu.

Theo tổ chức Du lịch thế giới UNWTO, hiện nay du lịch đang là ngành kinh tế năng động nhất trên thế giới. Trong những năm gần đây các loại hình du lịch đang phát triển nhanh, mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm của các tầng lớp trong xã hội.

Loại hình du lịch phát triển nhanh nhất hiện nay là du lịch sinh thái vì xu hướng khách ngày càng quan tâm đến các vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Du lịch sinh thái (DLST) đang là hình thức rất được ưa chuộng với các vai trò thiết thực về nhiều mặt, nên đặt ra mối quan tâm đặc biệt trong sự phát triển du lịch của nhiều nước, đặc biệt là những người có nhu cầu du lịch hướng về thiên nhiên và văn hoá, .

Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng về du lịch, nhu cầu phát triển kinh tế du lịch đang trở nên cấp thiết. Vậy đâu là những nhân tố tạo nên động lực thúc đẩy ngành du lịch phát triển? Rõ ràng là vị trí địa lý, các điều kiện địa lý – kinh tế tự nhiên, lịch sử phát triển của một nền văn minh và những con người đương đại của miền đất ấy là những thành tố, nhân tố tạo nên “nội lực” thúc đẩy ngành du lịch phát triển.

Đức Phổ – Quảng Ngãi là một miền đất như vậy, với tiềm năng đó ngành du lịch của huyện Đức Phổ đã góp một phần vào vấn đề giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách cho địa phương. Việc phát triển du lịch sinh thái ở huyện Đức Phổ trong thời gian tới là rất cần thiết, khả năng thành công cao. Tuy nhiên, sự lặp lại mô hình du lịch của các vùng khác nhau trong khu vực, sự giảm sút của nguồn tài nguyên du lịch và ô nhiễm môi trường, cũng như nguy cơ mất dần phong cách của người miền trung ở một vài nơi, cộng với sự đầu tư chưa thỏa đáng… đã làm cho việc khai thác thế mạnh du lịch sinh thái ở Đức Phổ đạt hiệu quả chưa cao. Để đạt hiệu quả cao trong đầu tư, khai thác du lịch sinh thái cho tương xứng tiềm năng, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, cần phải đề ra những chiến lược phù hợp nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng, tận dụng tối đa nhất các cơ hội cũng như khắc phục những tồn tại hiện có, đồng thời hạn chế những rủi ro, đảm bảo cho sự phát triển loại hình du lịch này ở huyện Đức Phổ.

Với mong muốn đóng góp phần nào công sức cho việc đáp ứng yêu cầu đó, tôi chọn đề tài  “phát triển du lịch sinh thái ở huyện đức phổ, tỉnh Quảng Ngãi”. Để nghiên cứu làm luận văn  tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế phát triển.

  1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của đề tài:

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại huyện Đức Phổ, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch sinh thái một cách bền vững và có hiệu quả.

Mục tiêu cụ thể:

Một là,  góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái;

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Ba là, đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi .

  1. Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng về phát triển du lịch sinh thái ở Đức Phổ hiện nay như thế nào?  Các giải pháp để phát triển du lịch sinh thái huyện Đức Phổ?

  1. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin:

– Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi là huyện có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Hiện nay du lịch ở Đức Phổ vẫn tiếp tục phát triển nhưng nguồn tài nguyên du lịch 

Đề tài được nghiên cứu tập trung ở các điểm du lịch như  du lịch sinh thái văn hóa Sa Huỳnh, du lịch sinh thái bãi Châu Me, Du lịch sinh thái Ghềnh Nhu, Du lịch sinh thái bãi Vĩnh Tuy, khu du lịch Đặng Thùy Trâm… đây là những nơi phát triển DLST đặc trưng của huyện.

-Phương pháp thu thập số liệu

  + Tài liệu thứ cấp: tài liệu thứ cấp được lấy từ các tài liệu đã công bố như: niên giám thống kê, các báo cáo của Sở văn hóa thể thao du lịch Quảng Ngãi, các báo cáo kinh tế xã hội của huyện Đức Phổ, các đề án về phát triển du lịch huyện, các bài báo đăng trên các mạng internet… 

Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu cơ bản là Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ngãi đến năm 2020, tầm nhìn 2025; Đề án phát triển du lịch Đức Phổ; Quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/2000 điều chỉnh mở rộng khu du lịch Sa Huỳnh.

 + Tài liệu sơ cấp:  thông qua tài liệu điều tra

Tài liệu sơ cấp được thu thập dựa trên việc điều tra phỏng vấn trực tiếp những du khách đến thăm các điểm du lịch đã nêu trên, dân cư tại địa phương.

Dựa vào thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Đức Phổ, tác giả tiến hành điều tra các điểm:

Khu du lịch văn hóa Sa Huỳnh : 40 phiếu du khách; 30 phiếu dân cư

Khu du lịch bãi Châu Me: 35 phiếu du khách; 20 piếu dân cư

Khu du lịch Đặng Thùy Trâm: 25 phiếu du khách; 15 phiếu dân cư

– Phương pháp phân tích

Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để thu thập số liệu trong khoảng thời gian nghiên cứu, qua đó làm rõ tính quy luật của sự vật hiện tượng, thực trạng và xu hướng vận động của sự vật hiện tượng.

Phương pháp thống kê so sánh, phân tổ: để tiến hành so sánh đối chiếu biết được sự biến động của hiện tượng qua các năm đi tới kết luận. Tính toán các chỉ tiêu phát triển DLST.

Qua thực hiện phương pháp phân tổ tiến hành so sánh: so sánh về lượt khách qua các năm, ngày khách lưu trú, số cơ sở lưu trú, số lao động, trình độ lao động…Phân tổ theo từng du khách: khách trong nước (khách  nội địa), khách quốc tế; phân tổ theo thời gian lưu trú khách; phân tổ theo cơ sở lưu trú…

Các yếu tố định tính là các yếu tố không xác định được bằng con số cụ thể. Cách làm: lượng hoá chỉ tiêu bằng số cụ thể.

– Phương pháp dự báo

Dựa vào thực trạng tình hình phát triển du lịch sinh thái tại Đức Phổ và sự phát triển kinh tế thị trường để đưa ra một số dự báo về thị trường khách, doanh thu, cơ sở lưu trú, nguồn lao động.

  • Phương pháp dự báo:

Trên cơ sở thực trạng tình hình phát triển du lịch sinh thái tại huyện Đức Phổ và sự phát triển thị trường để đưa ra các dự báo về nguồn lao động, doanh thu, thị trường khách đến, cơ sở lưu trú…

  • Phương pháp xử lý số liệu: Với hệ thống những câu hỏi đã chuẩn bị trước trong ở các phiếu phỏng vấn, tôi thu thập số liệu cần thiết, tổng hợp, xử lý thông tin bằng chương trình EXCEL
  1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái, thực trạng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Phạm vi nghiên cứu

Không gian

Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, có xem xét các mối quan hệ với sự phát triển của ngành trong phạm vi khu vực và cả nước.

Thời gian

Tập trung đánh giá các nội dung của đề tài nghiên cứu từ năm 2015-2018,  đồng thời đưa ra định hướng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025.

  1. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái từ góc độ kinh tế phát triển.

– Đề tài được nghiên cứu với mục đích phân tích, đánh giá thực trạng du lịch sinh thái ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, đề xuất phương hướng giải pháp khả thi nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của ngành này trên địa bàn.

 

luận văn phát triển du lịch sinh thái ở huyện đức phổ.

1.1.1. Một số khái niệm

  1. Khái niệm du lịch

Trong thế giới hiện đại, du lịch đã trở thành một hoạt động kinh tế phổ biến với tốc độ phát triển ngày càng nhanh. Hội đồng lữ hành và du lịch quốc đã khẳng định du lịch là ngành kinh tế lớn nhất trên thế giới.

Trong phạm vi một Quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất trong phạm vi kinh tế đối ngoại, là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước.

Sở dĩ có xu hướng phát triển như vậy là vì du lịch đã, đang và sẽ trở thành nhu cầu không thể thiếu, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người.

Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát triển với tốc nhanh như vậy, song cho đến nay khái niệm “Du lịch”  được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau

Theo các nhà nghiên cứu của trường Đại học kinh tế Praha (Cộng hòa Séc): “Du lịch là tập hợp các hoạt động kỹ thuật, Kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và viếng thăm có tổ chức thường kỳ” [12],

Theo Điều 10 của Pháp lệnh Du lịch Việt Nam năm 1999 “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Tại khoản 1, điều 3 Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 định nghĩa “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.” [13]

Nhìn chung du lịch là một dạng hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hoá – xã hội. Thực tiễn đã chứng minh rằng hoạt động du lịch không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích chính trị, văn hóa xã hội.

  1. Khái niệm về phát triển

Trong thời đại ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Theo Raaman Weitz: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức  sống của con người và phân phối công bằng những thành quả  tăng trưởng trong xã hội”   [9], Còn theo Lưu Đức Hải: “Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế,  chính trị, kỹ thuật, văn hoá,…” [10, tr.21]

Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng mục tiêu chung của phát triển  là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và quyền tự do công dân của mọi người [9, tr.27].

Khái niệm về phát triển bền vững: ” Phát triển bền vững là sự phát triển không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà còn không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” [2, tr.34].

Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế

Tăng trưởng kinh tế được coi là tiền đề cần thiết cho sự phát triển. Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm: “chỉ sự tăng thu nhập và sản phẩm quốc gia hay trên đầu người. Nếu sản xuất hàng hóa và dịch vụ ở một quốc gia tăng lên, bằng bất cứ cách nào đó, và cùng với nó là thu nhập trung bình tăng, thì quốc gia đó đạt được “tăng trưởng kinh tế” [2, tr.31].

Phát triển kinh tế có thể hiểu là: “ một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế- xã hội” [9, tr.27].

  1. Khái niệm về du lịch sinh thái

Năm 1994 nước Úc đã đưa ra khái niệm “Du lịch sinh thái là Du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên được quản lý bền vững về mặt sinh thái”.

Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái Hoa Kỳ, năm 1998 “Du lịch sinh thái là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của HST, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương” [11].

Ở Việt Nam, năm 1999 trong khuôn khổ Hội thảo Xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường, có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”.

Theo tổ chức UNEP, năm 2002 “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên với các tiêu chí: Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa thường được triển khai tại nơi thiên nhiên còn hoang sơ; Có hoạt động giáo dục môi trường và diễn giải môi trường; có hoạt động giảm thiểu tác động đến tài nguyên và văn hóa; có hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn; Có mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.”

Tại khoản 1, điều 3 Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 định nghĩa khá ngắn gọn: ” Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường.” [13]

Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc Gia, khu bảo tồn thiên nhiên, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành số 104/ 2007, thì Du lịch Sinh thái được hiểu là “hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững”.

luận văn phát triển du lịch sinh thái ở huyện đức phổ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *