luận văn phát triển đội ngủ cán bộ quản lý giáo dục trung học phổ thông Đà Nẵng

luận văn phát triển đội ngủ cán bộ quản lý giáo dục trung học phổ thông Đà Nẵng

luận văn phát triển đội ngủ cán bộ quản lý giáo dục trung học phổ thông Đà Nẵng

1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội Đà Nẵng

1.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

  1. Vị trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15015 đến 16040 vĩ tuyến Bắc và từ 107017đến 108020 kinh tuyến Đông. Nằm ở vị trí trung độ của đất nước, cách Hà Nội 764km về phía Bắc và cách TP. Hồ Chí Minh 964km về phía Nam. Ranh giới xác định:

– Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế;

– Phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam;

– Phía Đông giáp biển Đông.

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên 128.488 ha (trong đó Thành Phố đảo Hoàng Sa 30.500 ha).

*Mối liên hệ vùng

Nằm vị trí trung độ Việt Nam, tiếp giáp biển Đông, cách Hà Nội 764km về phía Bắc và cách TP. Hồ Chí Minh 964km về phía Nam.

– Vị trí thuận lợi, là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không cho khu vực Miền Trung – Tây Nguyên.

– Cửa ngõ ra biển Đông quan trọng trên tuyến hành lang  kinh tế Đông – Tây.

– Nằm gần và có mối quan hệ chặt chẽ với 3 di sản thế giới của Miền Trung: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn.

  1. Địa hình

Địa hình thành phố Đà Nẵng có sự kết hợp giữa đồng bằng và vùng núi, trong đó vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây, Tây Bắc, nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ những đồng bằng hẹp. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, lại là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự và các khu chức năng của thành phố, có dân cư đông đúc.

Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, phần lớn ở độ cao từ 700 – 1.500m, độ dốc lớn (>400) là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam.

  1. Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nền nhiệt độ cao và ít biến động, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa (tháng 8 – 12) và mùa khô (tháng 1 – 7). Mùa mưa trùng với mùa bão nên thường có lũ lụt, mùa hè ít mưa, nền nhiệt cao gây hạn hán, một số cửa sông bị nước mặn xâm nhập, gây ảnh hưởng không tốt đến phát triển kinh tế và đời sống dân cư. Bên cạnh đó, Đà Nẵng chịu ảnh hưởng chung trong khu vực Trung Trung Bộ như thủy triều, gió bão, động đất và sóng thần. Bão ở Đà Nẵng thường xuất hiện vào các tháng 1, 10, 12; bão thường có cấp 9 – 10, kéo theo mưa to, kéo dài và có nguy cơ gây ngập lụt.

– Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 26,6oC; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 40,9 oC, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 10,2oC.

– Độ ẩm không khí trung bình là 82%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 90%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 75%.

– Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.066mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 – 1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23 – 40 mm/tháng.

– Nắng: Số giờ nắng trung bình 2.158 giờ/năm. Số giờ nắng nhiều nhất 248 giờ/tháng, thấp nhất 120 giờ/tháng.

– Gió: Gió thịnh hành mùa hè là gió Đông, tốc độ gió trung bình 14m/s; hướng gió thịnh hành mùa Đông là gió Bắc, gió Tây Bắc; tốc độ gió mạnh nhất từ 20 – 25m/s.

luận văn phát triển đội ngủ cán bộ quản lý giáo dục trung học phổ thông Đà Nẵng
luận văn phát triển đội ngủ cán bộ quản lý giáo dục trung học phổ thông Đà Nẵng

1.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội

  1. Tăng trưởng và dịch chuyển cơ cấu kinh tế

Trong giai đoạn 2010 – 2018 tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố Đà Nẵng đạt 12,62%/năm. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) thành phố năm 2018 đạt 90.023 tỷ đồng (theo giá thực tế). GRDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 83,18 triệu đồng/người, tăng 2,34 lần so với năm 2010.

Cơ cấu kinh tế thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng Công nghiệp, xây dựng – Dịch vụ – Nông nghiệp: Năm 2018, ngành Công nghiệp, xây dựng chiếm 50,80%; Thương mại, dịch vụ chiếm 47,41%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 1,79%.

Đà Nẵng luôn nằm trong những địa phương có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cao trong cả nước, liên tiếp trong 4 năm 2013, 2014, 2015, 2016, Đà Nẵng có chỉ số PCI đứng đầu cả nước; đồng thời dẫn đầu cả nước về chỉ số ICT Index 2016 (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin). Năm 2018, tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 39.121 tỷ đồng, tăng 4,81% so với năm 2017. Đặc điểm các ngành kinh tế thành phố:

– Công nghiệp, xây dựng: Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế thành phố (năm 2018, chiếm 50,80%). Các ngành công nghiệp chính là khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, thủy sản, dệt may, da giày, cao su,… thành phố hiện có chủ trương ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch. Trên địa bàn thành phố hiện có các khu công nghiệp: KCN An Đồn, KCN Dịch vụ Thủy sản Thọ Quang, KCN Hòa Cầm, KCN Hòa Khánh, KCN Hòa Khánh mở rộng, KCN Liên Chiểu, KCN Thanh Vinh.

– Ngành dịch dụ, thương mại: Đã và đang phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế thành phố (năm 2018, chiếm 47,41%). Các cơ sở dịch vụ thương mại đa dạng như chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng chuyên doanh…

– Nông, lâm, thủy sản: Chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế thành phố (năm 2018, chiếm 1,79%). Các cây trồng chủ yếu: lúa, rau, cây ăn quả, cây cảnh,… với quy mô nhỏ. Về thủy sản có các đội tàu đánh bắt cá xa bờ với trang thiết bị hiện đại, đủ điều kiện đánh bắt lâu dài trên biển.

  1. Dân số, lao động, việc làm

– Dân số: Năm 2018, dân số trung bình toàn thành phố ước tính đạt 1.082.306 người, tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2010 – 2018 là 1,97%/năm, mật độ dân số thành phố năm 2018 là 842 người/km2. Dân số tập trung đông nhất tại quận Thanh Khê và quận Hải Châu, thấp nhất tại Thành Phố Hòa Vang.

– Dân tộc: Trên địa bàn thành phố có trên 37 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh  sống: Dân tộc Kinh, người Hoa, Chăm, Cơ Tu, Tày, Ê Đê, Mường, Gia Rai, Chơ Ro, Hà Nhì,….trong đó đông nhất là dân tộc Kinh và người Hoa.

– Tôn giáo: Trên địa bàn thành phố hiện có 9 tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Minh Sư Đạo, Bahá’í, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Bà La Môn. Trong đó, nhiều nhất là Phật giáo và Công giáo.

– Lao động: Năm 2016, thành phố có 572.926 người trong độ tuổi lao động, chiếm 52,94% tổng số dân. Hiện có 552.696 người làm việc trong các ngành kinh tế, chiếm 95,92% tổng số người trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 45%. Lao động đang làm việc tại Đà Nẵng chủ yếu trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ.

1.1.3. Vài nét về giáo dục  Đà Nẵng

Cùng với sự phát triển của thành phố, ngành GD&ĐT đã có nh ững bước phát triển vượt bậc về mọi mặt. Mạng lưới trường, lớp; quy mô học sinh được quy hoạch, phát triển theo yêu cầu của mọi người dân trong mọi lứa tuổi và theo nhu cầu của quá trình chỉnh trang đô thị; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được đầu tư; đội n gũ nhà giáo và CBQL giáo d ục các cấp được xây dựng và phát triển; công tác phổ cập giáo dục các cấp được củng cố và phát triển; chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng lên…

Mục tiêu đào tạo học sinh của từng cấp học, bậc học được quan tâm; việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài của ngành được triển khai thực hiện một cách có hiệu quả.

Hiện nay, toàn thành phố có 9 trường đại học, 18 trường cao đẳng, 6 trường trung cấp chuyên nghiệp, 140 trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ; 102 trường tiểu học; 56 trường THCS; 21 trường THPT; 01 trường phổ thông cấp 1, 2, 3 dân lập; 06 trường trung cấp chuyên nghiệp và 13 cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp; 08 trung tâm Giáo dục thường xuyên, Giáo dục thường xuyên – Kĩ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp và Dạy nghề; 56 trung tâm học tập cộng đồng và nhiều trung tâm tin học, ngoại ngữ…. Quy mô các ngành h ọc, cấp học tiếp tục được mở rộng, ổn định và phát triển, phù hợp với các Đề án quy hoạch của từng ngành học, cấp học và Đề án quy hoạch tổng thể ngành GD &ĐT thành phố đến năm 2020; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động trẻ em trong độ tuổi ra lớp, đáp ứng được nhu cầu học tập của mọi người dân ở mọi lứa tuổi trên địa bàn, thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, THCS đúng độ tuổi và phổ cập bậc trung học. Tỉ lệ huy động, tuyển sinh học sinh tiểu học, THCS, THPT đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch của UBND thành phố giao. Thời gian gần đây, các trường ĐHSP Đà Nẵng, Ngoại ngữ Đà Nẵng, Thể dục – Thể thao Đà Nẵng là các trường đào tạo số lượng lớn GV cho ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng.

Ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng có những bước ổn định và phát triển nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ và chính quyền các cấp; có sự ủng hộ và phối hợp của các b an ngành, đoàn thể, phụ huynh và có vi ệc xây dựng, thực hiện nhiều giải pháp phát triển giáo dục; nhất là giải pháp về xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo d ục các cấp.

Đối với giáo dục THPT, những năm gần đây, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên (cả về chất lượng mũi nhọn và đại trà); cơ sở vật chất – kĩ thuật được quan tâm đầu tư, đã có 5/21 tr ường đạt chuẩn quốc gia; các cuộc vận động, phong trào thi đua đã đi vào chiều sâu và đạt được một số kết quả đáng trân trọng; đã có 100% xã, phường đạt phổ cập bậc trung học; công tác khuyến học, khuyến tài, xã hội hóa được đẩy mạnh; tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban giảm. Đặc biệt, công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo d ục được quan tâm [32].

Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đổi mới GD&ĐT, GD&ĐT thành phố Đà Nẵng vẫn chưa đáp ứng tốt, cần có những giải pháp quyết liệt và hiệu quả hơn nữa, nhất là phải phát triển ĐNGV, nguồn nhân lực quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục và đội ngũ này phải đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có ch ất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD&ĐT đang triển khai mạnh mẽ.

luận văn phát triển đội ngủ cán bộ  quản lý giáo dục trung học phổ thông Đà Nẵng
luận văn phát triển đội ngủ cán bộ quản lý giáo dục trung học phổ thông Đà Nẵng

D:\TÀI LIỆU LV HOÀN THÀNH\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\HOAN THANH 2020\ĐH KHÁC\LV QLGD\BÀI LÀM

1.1.4. Chủ trương phát triển đội ngũ quản lý giáo dục trung học phổ thông ở Việt Nam

Đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục  có vai trò quan tr ọng, quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp giáo dục. Do đó, Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp đã rất quan tâm xây dựng đội ngũ này. Trong thời kì đổi mới giáo dục, các cấp đã liên tiếp có nhữug văn bản quan trọng về lĩnh vực này, thể hiện:

Ngày 27 tháng 8 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân;

Ngày 15 tháng 6 năm 2004, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục;

Ngày 11 tháng 01 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục giai đoạn 2005 -2010”;

Ngày 09 tháng 01 năm 2007, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 01/2007/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục thành phố Đà Nẵng đến năm 2010”;

Ngày 29 tháng 12 năm 2011, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011 -2020;

Ngày 13 tháng 6 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 711/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 -2020”.

Đặc biệt, Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI, ngày 04 tháng 11 năm 2013 về Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, đã đề ra giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT. Theo đó, phải tiến hành quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà g iáo và cán bộ QLGD theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp. Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ QLGD; việc tuyển chọn, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh phải dựa trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệ u quả công tác; có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công tác khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; khuyến khích nhà giáo và cán bộ QLGD nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ…

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD, Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng đã tổ chức triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn các trường học, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện.

1.1.5. Tình hìnhphát triển đội ngũ quản lý giáo dục trung học phổ thông

Đảng và Nhà nước rất quan tâm và đã có nh ững chủ trương phát triển ĐNQLGD nói chung và ĐNQLGD THPT nói riêng. Theo Báo cáo tổng kết của Đề tài độc lập cấp nhà nước: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải cá ch công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD phổ thông, của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia – Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam, có thể đánh giá như sau [8]:

Về quy hoạch: Có Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020;

Về tuyển chọn CBQLGD: Việc tuyển chọn CBQLGD được thực hiện theo quy định của Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT; mỗi địa phương có sự phân cấp tuyển CBQLGD riêng, có địa phương do Sở GD&ĐT tuyển CBQLGD, có địa phương giao cho trường tuyển CBQLGD. Việc tuyển CBQLGD có thể thực hiện theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển. Các năm qua, ở những địa phương thuận lợi, số lượng CBQLGD đăng kí dự tuyển đều vượt nhiều lần so với chỉ tiêu; trong khi đó, những địa phương khó khăn, đặc biệt ở miền núi, vùng sâu s ố CBQLGD cần tuyển cao hơn số CBQLGD đăng kí nê n không th ể tuyển được ĐNQLGD hội tụ đủ các yêu cầu.

Việc sử dụng CBQLGD: Việc sử dụng CBQLGD cơ bản đúng quy định, phát huy được vai trò của CBQLGD; nhiều địa phương thiếu CBQLGD ở một số bộ môn nên phải dạy trái môn, dạy tăng giờ dẫn đến kết quả giảng dạy, học tập không cao; CBQLGD thường là nạn nhân của một hệ thống quản lí quan liêu, thiếu minh bạch, không hiệu quả ở cả cấp chủ quản lẫn cấp trường.

Về đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD: Việc đào tạo CBQLGD chủ yếu do các trường ĐHSP thực hiện. Ngoài ra, nếu sinh viên tốt nghiệp các trườ ng đại học khác, có ch ứng chỉ nghiệp vụ sư phạm thì có thể tham gia giảng dạy. Theo kết quả khảo sát, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian thực hành, thực tập sư phạm còn hạn chế; phương pháp dạy học chưa có những thay đổi tích cực; CBQLGD mới ra trường có dấu hiệu tốt ở các kĩ năng dạy học nhưng còn h ạn chế trong những kĩ năng giáo dục, phối hợp các lực lượng giáo dục, tìm hiểu đối tượng và giải quyết vấn đề. Công tác bồi dưỡng CBQLGD tuy đạt được một số kết quả song còn mang tính đồng loạt về nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng nên không thiết thực với CBQLGD, hiệu quả bồi dưỡng thấp.

Về chế độ, chính sách, khen thưởng: Nhà nước đã quy định về chế độ làm việc, lương, phụ cấp, khen thưởng đối với CBQLGD. Tuy nhiên, mức lương CBQLGD hiện còn thấp nên nhiều CBQLGD gặp khó k hăn trong cuộc sống dẫn đến nhiều CBQLGD bỏ việc, chuyển công tác, làm thêm; vi ệc thi đua, khen thưởng còn hạn chế, còn mang nặng tính xin – cho nên chưa tôn vinh, động viên được CBQLGD.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

EMAIL: khotailieu86@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *