luận văn kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

luận văn kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

luận văn kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

  1. 1. Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính, cơ bản mang lại phần lớn thu nhập và lợi nhuận cho ngân hàng, thường chiếm 80-90% thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao và ra tổn thất rất lớn cho ngân hàng. Vì thế, để có thể mở rộng cho vay và duy trì sự phát triển ổn định của mình, vấn đề kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay luôn được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm, đặt lên hàng đầu.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong xu thế hội nhập quốc tế, cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, sự phát triển của kinh tế thì đời sống của người dân ngày một nâng cao, nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các cá nhân hay nhu cầu vốn để cải thiện cuộc sống của họ ngày càng lớn. Vì thế, nhiều ngân hàng nhận thấy rằng, thị trường khách hàng cá nhân là thị trường rất quan trọng, đầy tiềm năng để ngân hàng mở rộng cho vay, tăng trưởng huy động và mở rộng cung cấp dịch vụ ngân hàng đối với đối tượng khách hàng này. Do vậy, các ngân hàng thương mại đã và đang triển khai nhiều biện pháp để thu hút đối với đối tượng khách hàng này, đặc biệt là khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn kinh doanh.

Tuy nhiên, thực tế hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nổi cộm vẫn là vấn đề hiệu quả cho vay còn thấp, công tác kiểm soát rủi ro còn nhiều khó khăn dẫn đến dư nợ tín dụng cấp cho khách hàng cá nhân kinh doanh của các Ngân hàng vẫn thường chiếm tỷ lệ thấp so với yêu cầu đặt ra. Hơn nữa, việc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong việc thu hút đối tượng khách hàng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc hiệu quả của công tác kiểm soát rủi ro, làm gia tăng nợ xấu của ngân hàng.

Trong thời gian qua, tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn, công tác kiểm soát kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh đã được triển khai nhưng công tác này vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả của nó vẫn chưa đạt được như mong đợi, ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng này cũng như sự phát triển lâu dài của chi nhánh. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của vấn đề trên, nên tôi chọn đề tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn.” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình.

  1. 2. Mục tiêu của đề tài

– Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM.

– Phân tích và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn.

– Đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn trong thời gián tới.

Từ các mục tiêu trên đây, các câu hỏi đặt ra của đề tài cần phải giải quyết đó là:

– Những đặc thù về rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM là gì?

– Nội dung của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM là gì?

– Những chỉ tiêu nào đánh giá kết quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM?

– Những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM?

– Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh hiện nay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn như thế nào?

– Chi nhánh đã có những mặt thành công nào và những vấn đề nào còn hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh hiện nay?

– Cần có những khuyến nghị nào để hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh hiện nay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn?

  1. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là cơ sở lý luận và thực tiễn công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn.

Phạm vi nghiên cứu:

– Về nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM.

– Về không gian nghiên cứu: thực hiện nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn.

– Về thời gian: dữ liệu nghiên cứu trong đề tài được thu thập trong giai đoạn từ năm 2014- 2016.

  1. 4. Phương pháp nghiên cứu

Trước hết, đề tài nghiên cứu sẽ tìm hiểu về mặt lý luận của rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay và đặc thù của rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh cũng như công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM. Kế đến, đề tài tiến hành khảo sát thực tế công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn hiện nay. Sau cùng, những kết quả khảo sát thực tế sẽ được so sánh và kết hợp với các nghiên cứu lý thuyết để tìm ra những vấn đề còn yếu kém xuất phát từ phía ngân hàng (nguyên nhân bên trong), và những vấn đề còn tồn tại xuất phát từ môi trường bên ngoài, từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn trong thời gian tới. Do vậy đề tài sẽ sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm tận dụng tính hợp lý và ưu điểm của từng loại phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như sau:

– Sử dụng phương pháp thu thập, đọc, tổng quan tài liệu; thực hiện đối chiếu, phân tích, tổng hợp các nguồn thông tin để chuẩn bị nội dung cơ sở lý luận về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM.

– Để khảo sát, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn, nguồn dữ liệu được thu thập chủ yếu như sau:

+ Phỏng vấn chuyên sâu: tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên sâu các đối tượng bao gồm cán bộ tín dụng Phòng khách hàng cá nhân, Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, Phòng pháp chế và khách hàng vay vốn nhằm nhận diện các vấn đề thực tại trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn.

+ Thu thập các thông tin về các yếu tố bên ngoài có thể tác động đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng thông qua các báo cáo số liệu về tình hình kinh tế – xã hội, môi trường pháp lý, đối thủ cạnh tranh… trên địa thành phố, Quận Ngũ Hành Sơn.

+ Thu thập thông tin, số liệu và các tài liệu liên quan từ Phòng kế hoạch nguồn vốn, Phòng tổng hợp như dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh theo các tiêu chí khác nhau như ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, quy mô, hình thức đảm bảo và cơ cấu dư nợ, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ thu hồi và xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2014-2016.

Trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp, tác giả sử dụng phương pháp so sánh, thống kê mô tả, phân tích dữ liệu qua các năm thuộc thời gian nghiên cứu để thấy rõ thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn.

– Các khuyến nghị được đề xuất dựa trên việc sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, suy luận logic, tổng kết để kiểm chứng thực tiễn, thể hiện tính nhất quán giữa lý luận, thực tiễn và các giải pháp đề xuất.

5.Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được chia làm các chương như sau:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG  TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG  TRONG CHO VAY KINH DOANH ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH NGŨ HÀNH SƠN.

  1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn”, tác giả đã thu thập, tìm hiểu và tham khảo một số luận văn thạc sĩ, bài báo khoa học đã được công bố có nội dung liên quan làm nền tảng cho quá trình hoàn thành luận văn như sau:

Các bài báo trên các tạp chí khoa học

D:\NGHỀ LUẬN VĂN\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\ĐÃ HOÀN THÀNH 2\Huy KS rui ro\Bài làm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *