luận văn kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngoại thương

luận văn kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngoại thương

luận văn kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngoại thương việt nam. Cho đến nay, trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tín dụng vẫn là nghiệp vụ đem lại doanh thu nhiều nhất của ngân hàng thương mại (NHTM) vì quy mô hoạt động tín dụng chiếm phần lớn trong hoạt động của NHTM. Quy trình cho vay đòi hỏi kỹ thuật phức tạp; sản phẩm cho vay đa dạng; khách hàng (KH) vay vốn thuộc nhiều ngành và loại hình doanh nghiệp khác nhau, điều kiện kinh doanh không đồng đều, trình độ và phẩm chất đạo đức của các nhà quản trị không tương đồng do đó ẩn chứa trong nó rất nhiều rủi ro.

Trong những năm gần đây, tình hình vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng có diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt khi số vụ việc được đưa ra xét xử đang ngày càng gia tăng đã gióng lên hồi chuông báo động trong hoạt động tại TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Ngãi. Vấn đề này không chỉ phản ánh thực trạng về chất lượng tín dụng, quy trình nghiệp vụ ngân hàng, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên Ngân hàng… mà còn là minh chứng rõ nét về thực trạng hoạt động của hệ thống KSNB tín dụng còn nhiều bất cập. Hệ thống KSNB ở nhiều ngân hàng mới dừng lại ở việc kiểm tra tính tuân thủ, mang nặng tính hậu kiểm, chưa chú trọng vào việc kiểm tra đánh giá rủi ro nhằm phát hiện các rủi ro tiềm ẩn để có thể cảnh báo kịp thời về các khoản tín dụng có vấn đề hay những điểm yếu trong quy trình hoạt động tín dụng để đề xuất, kiến nghị sửa đổi, khắc phục sớm. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống KSNB tại TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Ngãi là yêu cầu cần thiết và cấp bách nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng.luận văn kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngoại thương việt nam

Tại TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Ngãi, KSNB hoạt động tín dụng đã được xây dựng từ đầu năm 2012 và ngày càng chuẩn hóa theo những khuyến nghị của Basel. Có thể nói, sự phát triển và thành công của TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Ngãi trong những năm qua có sự đóng góp rất lớn hệ thống KSNB.Các chỉ số về nợ xấu, về các lĩnh vực kinh doanh “nhạy cảm” như bất động sản, khai thác khoáng sản, hồ tiêu… đã được hệ thống KSNB khuyến nghị, cảnh báo và giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất. Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như hoạt động của bộ máy KSNB tín dụng chưa thực sự phát huy hiệu quả; hệ thống quy trình, quy định về kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng còn chồng chéo; chưa quan tâm, bố trí đủ nhân lực và thời gian cho công tác kiểm tra, KSNB; việc quản lý, kiểm soát trong dây chuyền hoạt động còn thiếu chặt chẽ, một số biện pháp triển khai chưa đạt hiệu quả cao… Do đó cần phải có sự nghiên cứu, tổng kết đầy đủ về KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng của TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Ngãi để đánh giá và đề ra các giải pháp khắc phục những tồn tại của hệ thống trong vai trò kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.

Xuất phát từ thực tế nói trên và với những kiến thức đã được học, đề tài “kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam- chi nhánh quảng ngãi được chọn nghiên cứu cho bản luận văn.


  1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngoại thương việt nam

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm  hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng ngân hàng,đơn vị nghiên cứu là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Ngãi (Vietcombank Chi nhánh Quảng Ngãi).

Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu này hướng tới các mục tiêu cụ thể sau:

– Hệ thống cơ sở lý luận về hệ thống KSNB và

  • Phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động KSNB tín dụng tại TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Ngãi, từ đó rút ra các đánh giá chung về kết quả, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại
  • Đề xuất hệ thống các giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Ngãi cùng một số kiến nghị để các giải pháp đi vào cuộc sống.
  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng luận văn kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngoại thương việt nam

  • Hoạt động kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Ngãi..

3.2. Phạm vi

  • Về không gian: Thực tiễn kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Ngãi.
  • Về thời gian: Nghiên cứu chuyên sâu về KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Ngãi từ năm 2016 đến 2018. Giải pháp đến 2025

  1. Phương pháp nghiên cứu luận văn kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngoại thương việt nam

Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích tài liệu để làm rõ công tác KSNB tại ngân hàng.

(-) Phương pháp tổng hợp

Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp trong tổng quan nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình nghiên cứu của các đề tài luận văn trước đây đối với đối tượng nghiên cứu là KSNB hoạt động tín dụng hoặc để đánh giá tổng thể về chất lượng hoạt động tín dụng của TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Ngãi cũng như hoạt động KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng trên cơ sở kết quả có được từ phương pháp phân tích, so sánh được nêu ở mục trên.

(-) Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích được thực hiện chủ yếu qua việc chi tiết đối tượng nghiên cứu theo bộ phận cấu thành; sau đó tiến hành xem xét, so sánh mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận đến tổng thể cũng như xem xét mức độ thực hiện và kết quả đạt được trong từng thời gian hay mức độ đóng góp của từng bộ phận. Việc xem xét phản ánh đối tượng nghiên cứu theo bộ phận cấu thành giúp cho việc đánh giá được chính xác vai trò và vị trí của từng bộ phận, từ đó sẽ có những giải pháp sát thực với tình hình cụ thể.

(-) Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Đề tài lấy các chỉ tiêu của năm liền trước là chỉ tiêu cơ sở, các chỉ tiêu của năm 2016, 2017, 2018 là chỉ tiêu phân tích được so sánh với chỉ tiêu gốc của năm cơ sở tương ứng.


  1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu luận văn kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngoại thương việt nam
  1. Kết cấu của luận văn luận văn kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngoại thương việt nam

Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn bao gồm 3 chương, như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng trong ngân hàng

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Ngãi

Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Ngãi

luận văn kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngoại thương
luận văn kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngoại thương

 

  1. Khái niệm luận văn kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngoại thương việt nam

Thuật ngữ “tín dụng” xuất phát từ chữ La tinh: Creditium, có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm, trong tiếng Anh gọi là Credit, theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng có nghĩa là sự vay mượn. “Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng và sau đó hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn” [ Hồ Diệu (2010), tr 16],  .Nó thể hiện ở 03 nội dung:

  • Sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác.
  • Sự chuyển giao này mang tính tạm thời.
  • Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức.

“Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong xã hội. “Đây là quan hệ tín dụng gián tiếp mà người tiết kiệm thông qua vai trò trung gian của ngân hàng thực hiện đầu tư vốn vào các chủ thể có nhu cầu vốn. Theo nghĩa nguyên thủy, khái niệm tín dụng là tin mà đưa tiền cho người ta sử dụng. Như vậy, hoạt động tín dụng được hay mất phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của ngân hàng vào người đi vay, hay nói cách khác là phụ thuộc vào chữ tín của KH. Theo nghĩa rộng, chữ tín này bao hàm cả năng lực tài chính và sự sẵn sàng trả tiền của người vay” [16].

Việc hoàn trả được nợ gốc trong tín dụng có nghĩa là việc thực hiện được giá trị hàng hóa trên thị trường, còn việc hoàn trả được lãi vay trong tín dụng là việc thực hiện được giá trị thặng dư trên thị trường. Do đó, có thể xem rủi ro tín dụng cũng là rủi ro kinh doanh nhưng được xem xét dưới góc độ của ngân hàng.

  1. Chức năng
  • Chức năng trung gian tài chính.

“Đây được xem là chức năng quan trọng nhất của một NHTM. Ở đây, NHTM làcầu nối giữa những người có vốn dư thừa và những người có nhu cầu về vốn. Tức là NHTM thực hiện các nghiệp vụ huy động các nguồn từ các chủ thể tiết kiệm có vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, nhận tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức cá nhân dưới hình thức tiền tệ, tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân và tổ chức, phát hành kỳ phiếu ngân hàng để huy động vốn trong xã hội. Đồng thời cấp tín dụng đầu tư đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể trong nên kinh tế xã hội; cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế cá nhân; chiết khấu giấy tờ có giá; cho vay tiêu dùng ,vay trả góp và các hình thức cấp tín dụng khác”[16].

  • Chức năng trung gian thanh toán

“NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các DN và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của KH như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán hàng hóa dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản của KH các khoản tiền thu bán hàng và thu khác theo lệnh” [16].

  • Chức năng tạo tiền:

“Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với NHTM. Do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỷ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn” [16].

1.1.2. Rủi ro tín dụng

  1. Khái niệm

“Rủi ro tín dụng là tất cả những khả năng mà theo đó ngân hàng sẽ không thể thu hồi đầy đủ và đúng hạn các khoản tín dụng đã cấp. Nói cách khác, rủi ro tín dụng là việc KH không trả đầy đủ những khoản nợ đối với ngân hàng theo đúng cam kết, dù với bất kỳ lý do gì. Rủi ro tín dụng phát sinh cao sẽ gây nên những thiệt hại đối với ngân hàng, làm mất mát nguồn vốn và suy giảm  khả năng chi trả và khả năng thanh toán các khoản nợ” [Nguyễn Đức Thảo (2012)]

b.Các nguyên nhân của rủi ro tín dụng

Việc phân tích nguyên nhân rủi ro tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các hoạt động KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng. Rủi ro tín dụng thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Nguyên nhân khách quan:
    1. Môi trường kinh tế không ổn định do biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới; sự cạnh tranh gay gắt và đối mặt với quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường trong quá trình hội nhập; thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành.
    2. Môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh.
    3. Thiếu thông tin về kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế.
    4. KH không có kế hoạch kinh doanh tốt, không dự báo đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng, quản lý kinh doanh yếu kém, quy mô kinh doanh quá lớn so với tư duy quản lý.
    5. KH không có phẩm chất tốt, gian lận, không có thiện chí trong việc trả nợ vay.
  • Thiếu thông tin về KH dẫn đến sai lầm khi thẩm định khoản vay và đưa ra quyết định cho vay.
  1. Tài sản đảm bảo do ngân hàng nắm giữ bị giảm sút giá trị.
  2. Sự thay đổi điều kiện kinh doanh, bộ máy quản lý, tình trạng gia đình của KH vay, thiên tai, bệnh tật…
  • Nguyên nhân chủ quan:
    1. Do chính sách của người điều hành ngân hàng muốn tăng chỉ tiêu dư nợ mà bỏ không thực hiện đầy đủ các bước kiểm soát khi cho vay.
    2. Năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng (CBTD) yếu kém, phân tích tín dụng không chính xác.
    3. Do CBTD không tìm hiểu kỹ và không thẩm định rõ tư cách của KH vay; thiếu thông tin về khoản vay và môi trường kinh doanh của KH, nguồn thu nhập, tài sản đảm bảo…
    4. Quy trình tín dụng không đầy đủ và chặt chẽ dẫn đến việc xét duyệt cho vay không đúng, để sơ hở các yếu tố pháp lý trên hợp đồng vay và dẫn đến các sai sót nghiệp vụ.
    5. Quản lý các khoản cho vay kém, không thường xuyên kiểm tra, giám sát và quản lý sau khi cho vay, từ đó không phát hiện kịp thời những dấu hiệu có vấn đề.
    6. Cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức và thông đồng với KH vay.
    7. Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa thật sự hiệu quả.

1.1.3. Khái niệm, mục tiêu KSNB trong NHTM

  1. Khái niệm kiểm soát nội bộ

Theo Balse: “Kiểm soát nội bộ là quá trình được thực hiện bởi Hội đồng quản trị, Ban điều hành và toàn thể nhân viên. Đó không chỉ là một thủ tục hoặc một chính sách được thực hiện tại một thời điểm nào đó, mà còn tiếp diễn ở tất cả các cấp trong ngân hàng. Hội đồng quản trị và Ban điều hành chịu trách nhiệm thiết lập môi trường văn hoá tạo thuận lợi cho quá trình kiểm soát nội bộ được hiệu quả và việc theo dõi sự hiệu quả đó được diễn ra liên tục. Mỗi cá nhân trong một tổ chức phải tham gia vào quá trình đó”.

Theo COSO “ Kiểm soát nội bộ là môṭ quá trình chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị, các nhà quản lý và các nhân viên khác của một tổ chức,đươc̣ thiết lâp̣ đểcung cấp môṭsư ̣đảm bảo hơp̣ lýnhằm đaṭđươc̣ các muc̣ tiêu: Sư ̣hữu hiêụ và hiệu quả của hoạt động; Sư ̣tin câỵ của báo cáo tài chính; Sư ̣tuân thủcác luật lê ̣và quy định hiện hành”. Và theo khuyến nghị của COSO, dù đặc điểm hoạt động của mỗi tổ chức có khác nhau thì vẫn có 05 bộ phận cấu thành hệ thống KSNB bao gồm: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát”.

“Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi nhà quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu: sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động; sự tin cậy của báo cáo tài chính; sự tuân thủ pháp luật và các quy định; sự tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp và các quy định” [Nguyễn Minh Kiều (2014), tr 65]

luận văn kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngoại thương
luận văn kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngoại thương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *