luận văn hoàn thiện công tác quản lý rủi ro đối với hành lý nhập khẩu

luận văn hoàn thiện công tác quản lý rủi ro đối với hành lý nhập khẩu

luận văn hoàn thiện công tác quản lý rủi ro đối với hành lý nhập khẩu.

Quản lý nhà nước về hải quan là hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng hoá được xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan. Quản lý hải quan là cần thiết để góp phần bảo đảm thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ; hợp tác và giao lưu quốc tế; bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, trong quá trình chịu sự quản lý hải quan, hàng hóa nhập khẩu, hành lý nhập khẩu có thể bị cản trở ở mức nhất định. Trong thời đại toàn cầu hóa, khi thương mại quốc tế phát triển với gia tốc lớn, một vấn đề đặt ra với quản lý hải quan là phải cân bằng giữa chức năng kiểm soát và chức năng tạo thuận lợi cho thương mại. Chính vì thế cải cách, hiện đại hoá, hài hoà thủ tục hải quan giữa các nước trở thành yêu cầu cấp bách của đa số các nước.

Một trong những nội dung cải cách hoạt động hải quan của nhiều nước tham gia hội nhập, trong đó có Việt Nam, là áp dụng phương thức quản lý rủi ro (QLRR) vào quá trình quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất cảnh, nhập cảng và quá cảnh. QLRR cho phép hải quan tập trung nguồn kiểm soát các đối tượng có mức rủi ro cao, nhờ đó vừa tạo điều kiện cho hàng hóa thông quan nhanh, vừa thực thi được chức năng kiểm soát hiệu quả của Nhà nước. Do có ưu thế như vậy nên QLRR đã được nhiều nước áp dụng. Tuy nhiên, tại Việt Nam QLRR vẫn còn là lĩnh vực  khá mới.

Trong những năm gần đây, để đảm bảo công tác quản lý Nhà nước về hải quan được tiến hành một cách khoa học, không cản trở không cần thiết hoạt động xuất, nhập khẩu, Tổng cục Hải quan Việt nam đã bắt đầu áp dụng QLRR vào công tác nghiệp vụ, nhất là từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, khi Luật Hải quan sửa đổi có hiệu lực. Tuy nhiên, thực tế triển khai việc áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhiều công việc chưa được triên khai một cách đồng bộ,…đặc biệt là việc áp dụng QLRR đối với hành lý nhập khẩu của hành khách xuất nhập cảnh tại tuyến đường hàng không còn hạn chế. Để triển khai quá trình áp dụng QLRR vào hoạt động nghiệp vụ hải quan đối với đường hàng không tránh được sai lầm, đạt được hiệu quả mong muốn, cần nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu về lĩnh vực này.

Xuất phát từ những căn cứ nêu trên, đề tàihoàn thiện công tác quản lý rủi ro đối với hành lý nhập khẩu tại chi cục hải quan sân bay quốc tế đà nẵng” được chọn làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn.

  1. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là đề xuất định hướng, giải pháp có cơ sở khoa học, thực tiễn nhằm triển khai nhanh và hiệu quả kỹ thuật quản lý dựa trên sự phân tích rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan đối với hành lý nhập khẩu của hành khách xuất nhập cảnh (XNC) tại nước ta.

Phù hợp với mục tiêu nói trên, luận văn có nhiệm vụ:

– Hệ thống hoá cơ sở lý luận của việc áp dụng QLRR vào quy trình thủ tục hải quan đối với hành lý nhập khẩu.

– Tổng thuật kinh nghiệm QLRR trong quy trình thủ tục hải quan của một số nước.

– Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng QLRR  vào thủ tục hải quan đối với hành lý nhập khẩu tại địa bàn Sân bay Quốc tế Đà Nẵng.

– Đề xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện QLRR trong qui trình thủ tục hải quan đối với hành lý nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Sân bay Quốc tế Đà Nẵng trong thời gian tới.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình áp dụng QLRR vào quy trình thủ tục hải quan đối hành lý nhập khẩu.

Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến quá trình áp dụng QLRR vào quy trình thủ tục hải quan đối với hành lý nhập khẩu đang áp tại Chi cục Hải quan Sân bay Quốc tế Đà Nẵng. Thời gian từ năm 2014 đến tháng 3/2019.

Các giải pháp đề xuất trong luận văn có giá trị  đến 2025.

  1. Phương pháp nghiên cứu:

– Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn đã thu thập tổng hợp các tài liệu của Hải quan Thế giới WCO, của ngành Hải Quan và các quy định, chính sách về QLRR trong quy trình thủ tục hải quan và hành lý nhập khẩu. Từ đó phân tích đánh giá quá trình hoạt động quản lý hành lý nhập khẩu qua Chi cục Hải Quan Sân bay Quốc tế Đà Nẵng trong mối quan hệ với các yếu tố bên ngoài (yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội…), các yếu tố bên trong Chi cục Hải Quan Sân Bay Quốc Tế Đà Nẵng.

– Tổng hợp, phân tích, thống kê:  luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng kết, báo cáo quản lý của một số Phòng ban thuộc Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng và Chi cục Hải Quan Sân bay Quốc tế Đà Nẵng liên quan đến hoạt động quản lý hành lý nhập khẩu tại Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, …

– Khảo sát chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong ngành Hải Quan về hoạt động quản lý lý hành lý nhập khẩu nói chung và quản lý hành lý nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Sân Bay Quốc Tế Đà Nẵng nói riêng.

  1. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục văn bản, tài liệu tham khảo, Nội dung của luận văn được kết cấu làm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro và quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan đối với hành lý nhập khẩu.

Chương 2: Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan đối với hành lý nhập khẩu qua cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng

Chương 3: Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro đối với hành lý nhập khẩu tại chi cục hải quan sân bay quốc tế Đà Nẵng

  1. Tổng quan nghiên cứu của đề tài
luận văn hoàn thiện công tác quản lý rủi ro đối với hành lý nhập khẩu
luận văn hoàn thiện công tác quản lý rủi ro đối với hành lý nhập khẩu

1.1.1. Quản lý hải quan đối với hoạt động qua biên giới

  • Hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới của thương nhân là hoạt động thương mại dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
  • Quản lý hải quan đối với hoạt động qua biên giới bao gồm:

Thủ tục hải quan và quản lý thuế đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới;

Thủ tục hải quan và quản lý thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi qua cửa khẩu, lối mở biên giới của cư dân biên giới;

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân, hộ kinh doanh tại chợ cửa khẩu, chợ biên giới, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu;

Thủ tục hải quan, quản lý thuế đối với hoạt động mua gom hàng hóa của cư dân biên giới;

Giám sát hải quan đối với hàng hóa của thương nhân, hộ kinh doanh, cư dân biên giới mua bán trao đổi qua cửa khẩu.[10]

1.1.2. Quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là việc tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan và quy định khác của pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Quản lý Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có tác động trên nhiều mặt khác nhau, cụ thể

Một là, quản lý Hải quan giúp thực thi các chính sách nhà nước trong vấn đề định hướng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa phục vụ lợi ích quốc gia. Nghĩa là cơ quan Hải quan làm nhiệm vụ kiểm soát XNK, quá cảnh để ngăn ngừa các hành vi lợi dụng giao dịch thương mại qua biên giới làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia và loài người. Ví dụ: hàng lậu, ma túy, vật liệu nổ, hàng giả… Điều này góp phần giữ vững an ninh quốc gia, an toàn xã hội, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Hai là, quản lý Hải quan đóng vai trò quan trọng trong thực thi các chính sách kinh tế của Chính phủ. Thông qua hoạt động thu thuế và áp dụng các thủ tục Hải quan, cơ quan Hải quan triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích hay cản trở một số loại hàng hóa nào đó đi ra hoặc đi vào biên giới nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. Qua đó, Nhà nước sẽ ưu tiên được xuất khẩu những mặt hàng là thế mạnh của quốc gia và hạn chế nhập siêu; đồng thời những hàng hóa bị hạn chế sử dụng như rượu, ô tô, thuốc lá… sẽ bị đánh thuế cao thu lại ngoại tệ cho đất nước. Cơ quan Hải quan cũng giúp Chính phủ thực hiện chính sách tự vệ hợp pháp thông qua chức năng cung cấp thông tin và hỗ trợ điều tra về hàng nhập khẩu.

Ba là, quản lý Hải quan hỗ trợ và tạo điều kiện cho thương mại phát triển, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát triển đất nước. Chi phí Hải quan trong giao dịch thương mại quốc tế càng giảm, thủ tục Hải quan càng đơn giản thì ngành ngoại thương càng có điều kiện phát triển. Trên thế giới hiện nay, nước nào có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ổn định và xuất siêu thì có nghĩa nước đó có nền kinh tế vững mạnh. Và để có được điều đó thì hoạt động quản lý Hải quan phải được thực hiện một cách hiện đại và đúng quy trình. Trong thập kỷ vừa qua, nhờ các nỗ lực cải cách Hải quan ở nhiều nước, thương mại quốc tế đã tăng nhanh gấp hai lần so với Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) thế giới. Thương mại quốc tế phát triển sẽ khuyến khích đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài, khuyến khích tiêu dùng, khuyến khích sản xuất, kinh doanh trong nước. Không những thế, chi phí Hải quan thấp còn làm cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đều có lợi do giá cả hàng hóa được hạ thấp một cách phổ biến. Chính vì thế, những nước có khả năng tạo lập môi trường hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài và có khả năng tiền hành các hoạt động thương mại quốc tế một cách hiệu quả đều là những nước đạt mức tăng trưởng và phát triển cao. Tuy nhiên hiện nay, chính sách tự do hóa thương mại, cắt giảm thuế quan là một xu thế tất yếu của quá trình toàn cầu hóa lại đang đặt ra vấn đề phải cải cách cũng như hiện đại hóa thủ tục Hải quan đi kèm thì mới kiểm soát được hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Bốn là, Hải quan góp phần duy trì một sân chơi bình đẳng cho cho tất cả các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Chương trình cải cách của ngành Hải quan ở nhiều nước thành viên WTO theo nguyên tắc không phân biệt đối xử đã làm được nhiều việc trong tạo sân chơi kinh tế bình đẳng. Có thể nói như vậy là do các thủ tục ở biên giới ngày càng trở nên phức tạp do yêu cầu chính sách và thủ tục liên quan trực tiếp đến các cam kết thương mại quốc tế và khu vực. Khi áp dụng thủ tục Hải quan như nhau với mọi hàng hóa và đối tượng, Hải quan đã tạo môi trường để các thành phần kinh tế bình đẳng với nhau. Điều này tạo ra những thuận lợi không nhỏ cho các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam khi có thể cạnh tranh một cách công bằng với các nước phát triển có nền công nghệ cao như Mỹ hay EU. [11, 19].

1.1.3. Quản lý hải quan đối với hành lý xuất nhập khẩu

Cơ quan hải quan thực hiện quy trình thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại cảng hàng không quốc tế; hành lý gửi trước hoặc sau chuyến bay của người xuất cảnh, nhập cảnh; hành lý thất lạc, từ bỏ, nhầm lẫn của người xuất cảnh, nhập cảnh tại cảng hàng không quốc tế; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được người xuất cảnh, nhập cảnh mang trong hành lý; tiền mặt Việt Nam đồng, tiền mặt ngoại tệ đưa ra, đưa vào khu vực cách ly, khu vực hạn chế tại nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế; giám sát hải quan đối với hàng hóa, hành lý của người xuất nhập cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh và hoạt động của các đơn vị liên quan đến các đối tượng quy định trong địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng hàng không quốc tế;

Đối tượng chịu sự giám sát hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh: Theo điều 54 Luật Hải quan 2014

– Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan tại cửa khẩu.

– Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh vượt định mức miễn thuế phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

– Người xuất cảnh, nhập cảnh có thể gửi hành lý vào kho tại cửa khẩu và được nhận lại khi nhập cảnh, xuất cảnh.

– Tiêu chuẩn hành lý, định mức hành lý được miễn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.[12]

luận văn hoàn thiện công tác quản lý rủi ro đối với hành lý nhập khẩu
luận văn hoàn thiện công tác quản lý rủi ro đối với hành lý nhập khẩu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *