luận văn hoàn thiện công tác quản lý dự án mở rộng vùng phủ sóng di động vinaphone

luận văn hoàn thiện công tác quản lý dự án mở rộng vùng phủ sóng di động vinaphone

luận văn hoàn thiện công tác quản lý dự án mở rộng vùng phủ sóng di động vinaphone

luận văn hoàn thiện công tác quản lý dự án mở rộng vùng phủ sóng di động vinaphone. Công nghệ thông tin – Viễn thông là một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, ngành Công nghệ thông tin – Viễn thông đã luôn cố gắng hoàn thành một cách có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội đã được Đảng và Nhà nước giao phó, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và giải phóng đất nước trước đây cũng như công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay. Tập đoàn VNPT nói chung và Trung tâm Hạ tầng mạng miền Trung nói riêng đã phải cố gắng rất nhiều để thích nghi và tồn tại trong thời kỳ mới.

Trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây, cùng với xu thế hội nhập toàn cầu hóa trong mọi lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp nhiều của các cấp, các ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ phận liên quan. Trong kỷ nguyên 4.0 nền tảng vô sóng vô tuyến và mạng internet là nền tảng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển xã hội và đất nước. Trong đó thiết điện thoại di động trở nên cực kỳ quan trọng trong công việc cũng như cuộc sống của con người. Do đó việc nâng cấp mạng internet data 4G là công nghệ bắt buộc phải có để hội nhập. Tập đoàn viễn thông Việt Nam-VNPT là đơn vị đi đầu trong hoạt đông cung cấp data di động 2G và 3G tại Việt Nam do đó không lý do gì để không đi đầu trong việc cung ứng mạng 4G. Tuy nhiên đối với dự án mở rộng vùng phủ sóng di động Vinaphone sử dụng công nghệ 4G tại miền trung công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng, và mang tính chuyên nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình xây dựng ở nước ta trong thời gian tới. Điều này không chỉ đòi hỏi sự lỗ lực của Đảng và nhà nước, mà còn phụ thuộc vào sự phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng, chuyên môn của bản thân Tập đoàn VNPT nói chung và Trung tâm Hạ tầng mạng miền Trung nói riêng, nhằm tạo hiệu quả cao nhất cho các dự án xây dựng công trình, đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho xã hội cho đất nước.

Cùng với quá trình xây dựng và trưởng thành của Tập đoàn VNPT và của Trung tâm Hạ tầng mạng miền Trung.  Xuất phát từ đòi hỏi trên, bằng kinh nghiệm và kiến thức của bản thân tác giả đã chọn đề tài “ hoàn thiện công tác quản lý dự án mở rộng vùng phủ sóng di động vinaphone sử dụng công nghệ 4g tại trung tâm hạ tầng mạng miền trunglàm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình.

  1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

          2.1. Mục tiêu chung

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu, đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn, có tính khả thi nhằm hoàn thiện quản lý dự án mở rộng vùng phủ sóng di động Vinaphone sử dụng công nghệ 4G của Trung tâm Hạ tầng mạng miền Trung, nhằm góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển của Tập đoàn VNPT nói chung và Trung tâm Hạ tầng mạng miền Trung nói riêng.

2.2. Mục tiêu cụ thể

  • Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về quản lý dự án; Các khái niệm, nội dung quản lý dự án, các công cụ quản lý dự án, các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý dự án, các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án.
  • Phân tích thực trạng và đánh giá công tác quản lý các dự án tại Trung tâm Hạ tầng mạng miền Trung trong thời gian qua (2016-2018)
    • Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án tại Trung tâm Hạ tầng mạng miền Trung trong thời gian tới.
  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

          3.1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý dự án mở rộng vùng phủ sóng di động Vinaphone sử dụng công nghệ 4G của Trung tâm Hạ tầng mạng miền Trung

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn sẽ nghiên cứu thực trạng công tác quản lý dự án mở rộng vùng phủ sóng di động Vinaphone sử dụng công nghệ 4G của Trung tâm Hạ tầng mạng miền Trung trong thời gian từ năm 2016 đến 2018 và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý dự án xây mở rộng vùng phủ sóng di động Vinaphone sử dụng công nghệ 4G của Trung tâm Hạ tầng mạng miền Trung cho Giai đoạn 2019 đến 2025.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng một số phương pháp chủ yếu như:

  • Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các số liệu thực trạng từ các đơn vị, phòng ban có liên quan đến dự án đầu tư tại Trung tâm Hạ tầng mạng miền Trung
  • Phương pháp tiếp cận, thu thập thông tin: điều tra, thu thập số liệu từ đơn vị cơ sở; các Báo cáo của Ban quản lý dự án;
  • Phương pháp xử lý: thống kê, mô tả, phân tích, tổng hợp; lập các sơ đồ và bảng biểu để phân tích đánh giá, so sánh nhằm xác định những nhân tố, những khâu có thể ảnh hưởng đến việc quản lý dự án đầu tư .
  1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

     luận văn hoàn thiện công tác quản lý dự án mở rộng vùng phủ sóng di động vinaphone
    luận văn hoàn thiện công tác quản lý dự án mở rộng vùng phủ sóng di động vinaphone

1.1.1. Khái niệm đầu tư

Đầu tư là một phạm trù đặc biệt đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Có nhiều cách hiểu về khái niệm này, theo nghĩa rộng nhất, có thể hiểu là quá trình bỏ vốn, bao gồm cả tiền, nguồn lực và công nghệ để đạt được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Trong hoạt động kinh tế, đầu tư mang bản chất kinh tế, đó là quá trình bỏ vốn vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Cũng có thể hiểu đầu tư là việc đưa một lượng vốn nhất định vào quá trình hoạt động kinh tế nhằm thu lại lượng vốn lớn hơn sau một khoảng thời gian nhất định. Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan [13].

Có nhiều cách phân loại hoạt động đầu tư, chẳng hạn theo tiêu thức quan hệ quản lý của chủ đầu tư, có hai loại: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

Đầu tư trực tiếp là hình thức trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Chẳng hạn như nhà đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán: Trong trường hợp này nhà đầu tư có thể được hưởng các lợi ích như cổ tức, tiền lãi trái phiếu…nhưng không được tham gia quản lý trực tiếp tài sản mà mình bỏ vốn đầu tư.

Tóm lại; Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp, hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. Đầu tư phát triển là việc bỏ tiền ra để đầu tư , sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội.

1.1.2. Dự án đầu tư

1.1.2.1. Khái niệm

Dự án đầu tư  là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để đầu tư mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình đầu tư  nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định

Khi đầu tư công trình, Chủ đầu tư công trình phải lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư (hoặc lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật) để xem xét, đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.

Theo Luật đầu tư  2014 thì khái niệm dự án đầu tư công trình “Là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động đầu tư  để đầu tư  mới, sửa chữa, cải tạo công trình đầu tư  nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư , dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư , Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư ”.

Dự án đầu tư  thông thường gồm phần thuyết minh dự án và bản vẽ thiết kế cơ sở. Đây chính là các căn cứ để triển khai cho bản vẽ thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công sau này. Tổng mức đầu tư của dự án chính là giá trị đầu tư của dự án. Không phải bất cứ công trình đầu tư  nào cũng phải lập dự án. Các công trình thông thường được chia thành các loại như nhóm A, nhóm B, nhóm C…và các loại công trình này được phân chia căn cứ vào các mức giá trị đầu tư của công trình và theo loại công trình.

Nội dung phần thuyết minh dự án đầu tư công trình bao gồm:

  • Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư, đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm, hình thức đầu tư, địa điểm đầu tư , nhu cầu sử dụng đất…
  • Mô tả quy mô, diện tích đầu tư công trình, các hạng mục công trình, phương án kỹ thuậtcông nghệ và công suất
  • Các phương án, giải pháp thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư, phân đoạn thực hiện…
  • Đánh giá tác động môi trường, giải pháp phòng chống cháy nổ, các yêu cầu về an ninhquốc phòng
  • Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn, phương án hoàn trả vốn, các chỉ tiêu tài chínhvà phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án.

Phương diện thời gian: Về phương diện này dự án là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn kế tiếp nhau và chi phối nhau: Xác định, nghiên cứu và lập dự án; giai đoạn triển khai dự án; giai đoạn khai thác dự án

– Phương diện kinh phí dự án: Kinh phí dự án là biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực cần thiết cho hoạt động của dự án. Trung tâm của phương diện này là vấn đề vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư

– Phương diện độ hoàn thiện của dự án (chất lượng dự án) [1].

1.1.2.2. Vai trò của dự án đầu tư

Các hoạt động đầu tư thường đòi hỏi một số vốn lớn và vốn này nằm khe đọng trong suốt  quá trình thực hiện đầu tư. Thêm vào đó, hoạt động đầu tư là hoạt động lâu dài, thời gian thực hiện đầu tư, thời gian cần hoạt động để thu hồi vốn lớn. Do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế… Mọi kết quả và hiệu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. Không những thế, các thành quả của hoạt động đầu tư có giá trị sử dụng lâu dài, nhiều năm. Điều này nói lên giá trị to lớn của các thành quả đầu tư.  Các thành quả của hoạt động đầu tư là các công trình đầu tư  sẽ hoạt động ngay tại nơi nó được tạo dựng nên . Do đó nó chịu ảnh hưởng từ các yếu tố về địa lý, địa hình ở địa phương đó.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, nhu cầu đầu tư  các dự án công trình quy mô lớn, phức tạp cũng ngày càng nhiều. Ví dụ, công trình đầu tư  các doanh nghiệp lớn, các công trình thủy lợi, các trạm điện và các công trình phục vụ ngành hàng không. Cho dù là nhà đầu tư hay người tiếp quản dự án đều khó gánh vác được những tổn thất to lớn do sai lầm trong quản lý gây ra. Thông qua việc áp dụng phương pháp quản lý dự án khoa học hiện đại giúp việc thực hiện các dự án công trình lớn, phức tạp đạt được mục tiêu đề ra một cách thuận lợi.

Để đảm bảo đầu tư có hiệu quả, trước khi bỏ vốn phải làm tốt công tác lập kế hoạch. Tức là phải xem xét, đánh giá các khía cạnh thị trường, kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính, điều kiện môi trường xã hội, pháp lý… liên quan. Phải dự đoán được các biến động bất thường của môi trường ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư. Mọi sự đánh giá, tính toán, xem xét này đều được thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư . Dự án đầu tư được soạn thảo tốt là cơ sở vững chắc, là tiền đề cho việc thực hiện công cuộc đầu tư.[20]

1.1.2.3. Đặc điểm của dự án đầu tư

  • Dự án có mục đích, kết quả xác định. Điều này thể hiện tất cả các dự án đều phải có kết quả được xác định rõ. Kết quả này có thể là một toà nhà, một con đường, một dây chuyền sản xuất…Mỗi dự án lại bao gồm một tập hợp nhiệm vụ cần thực hiện. Mỗi nhiệm vụ lại có kết quả riêng, độc lập. Tập hợp các kết quả cụ thể của các nhiệm vụ hình thành nên kết quả chung của dự án.
  • Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn. Dự án là một sự sáng tạo, dự án không kéo dài mãi mãi. Khi dự án kết thúc, kết quả dự án được chuyển giao cho bộ phận quản lý vận hành, nhóm quản lý dự án giải tán.
  • Dự án có sự tham gia của nhiều bên như: Chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan cung cấp dịch vụ trong đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước. Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, người hưởng từ dự án, các nhà Tư vấn. Nhà thầu, các cơ quan quản lý Nhà nước. Tuỳ theo tính chất của dự án và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của các thành phần trên cũng khác nhau.
  • Môi trường hoạt động “va chạm” quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của tổ chức. Dự án “cạnh tranh” lẫn nhau và với các hoạt động tổ chức sản xuất khác về tiền vốn, nhân lực, thiết bị…Trong quản lý, nhiều trường hợp, các thành viên ban quản lý dự án lại có “hai thủ trưởng” nên không biết phải thực hiện mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp nào nếu hai lệnh lại mâu thuẫn nhau…do đó, môi trường quản lý dự án có nhiều quan hệ phức tạp nhưng năng động.

– Dự án có tính bất định và độ rủi ro cao, do đặc điểm mang tính dài hạn của hoạt động đầu tư phát triển. Hầu hết các dự án đòi hỏi quy mô tiền vốn, vật tư và lao động rất lớn để thục hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, thời gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các dự án đầu tư thường có độ rủi ro cao.

– Sản phẩm dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo. Kết quả của dự án có tính khác biệt cao, sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất [20]

 luận văn hoàn thiện công tác quản lý dự án mở rộng vùng phủ sóng di động vinaphone
luận văn hoàn thiện công tác quản lý dự án mở rộng vùng phủ sóng di động vinaphone

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *