luận văn hoàn thiện chính sách marketing-mix tại công ty đồng phục

luận văn hoàn thiện chính sách marketing-mix tại công ty đồng phục

  LỜI MỞ ĐẦU của luận văn hoàn thiện chính sách marketing-mix tại công ty đồng phục

Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986. Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội.

Nhìn chung, những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong gần hai thập kỷ đổi mới vừa qua đã mang lại cho Việt Nam những thành quả bước đầu rất đáng phấn khởi. Việt Nam đã tạo ra được một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động hơn bao giờ hết. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được khuyến khích phát triển, tạo nên tính hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội phục vô cho tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp luôn nhận được sự khích lệ từ phía nhà nước và phải tự thân vận động để tồn tại và phát triển. Để đạt được môc tiêu này các doanh nghiệp phải chú ý áp dụng các chiến lược liên hoàn để nhằm tạo tạo dựng xây dựng thị trường cho mình. Cùng một công cô Marketing-mix nhưng mỗi doanh nghiệp lại có cách sử dụng khác nhau hợp với nguồn nội lực của doanh nghiệp nhằm tận dụng được nguồn lực của mình đưa đến kết quả tối ưu nhất. Có nhiều doanh nghiệp đã thành công nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp đã sai lầm trong việc áp dụng Marketing-mix để rồi đã phải chịu những hậu quả đáng tiếc. Công ty Đồng phục F-Color Đà Nẵng là một doanh nghiệp trẻ mới gia nhập vào nền kinh tế nhưng đã có được nhiều thành công trong việc thu hút khách hàng và tạo dựng được thương hiệu của mình.  F-Color đã tạo được sự chú ý trong vấn đề sử dụng các công cô Marketing-mix để tạo dựng được sự thành công của mình. Có thể coi đây là điển hình trong số lớp trẻ doanh nghiệp ở Đà Nẵng nói riêng và  Việt nam nói chung đã thành công được trong một thời gian ngắn. Nhất là hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Trong biển lớn kinh doanh của thế giới với những sự già dặn của các doanh nghiệp nước ngoài cùng với những sức mạnh kinh tế vững chắc đang muốn gia nhập thị trường kinh tế nước ta việc cạnh tranh tìm kiếm thị phần đang trở nên cấp bách hơn nữa.

Đây chính là nguyên nhân để em thực hiện đề tài khóa luận của mình : “Hoàn thiện chính sách Marketing-mix của Công ty Đồng phục F-Color Đà Nẵng” nhằm tăng sự hiểu biết về Marketing-mix và đưa ra một số giải pháp có thể để hoàn thiện chính sách marketing của công ty.

Đối tượng nghiên cứu đề tài: Công ty Đồng phục F-Color Đà Nẵng

Phạm vi nghiên cứu đề tài: chính sách Marketing – Mix tại Công ty Đồng phục F-Color Đà Nẵng

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần môc lôc và phần tài liệu tham khảo thì kết cấu luận văn được trình bày thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách Marketing – Mix.

Chương 2: Tổng quan về công ty và thực trạng chính sách Marketing – Mix tại Công ty Đồng phục F-Color Đà Nẵng.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách Marketing – Mix tại Công ty Đồng phục F-Color Đà Nẵng.


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH MARKETING – MIX

1.1. Khái niệm, vai trò và chức năng của marketing

1.1.1. Khái niệm

Tuy các hoạt động Marketing có từ rất lâu nhưng khái niệm chỉ hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 20. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, nội dung của Marketing ngày càng được hoàn thiện và phong phú. Ngày nay Marketing được ứng dụng rộng rãi trong các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và đang được truyền bá sang nhiều nước khác trên thế giới.

Dưới đây là một số quan điểm và khái niệm Marketing hiện đại của các tổ chức, hiệp hội và các nhà nghiên cứu về Marketing trên thế giới được chấp nhận và phổ biến:

– Theo AMA (American Marketing Association, 1985): “Marketing là tiến trình hoạch định và thực hiện sự sáng tạo, xúc tiến và phân phối những ý tưởng, hàng hóa và dịch vô để tạo ra sự trao đổi và tháa mãn những môc tiêu của cá nhân và tổ chức”.

– Theo Groroos (1990): “Marketing là những hoạt động thiết lập, duy trì và củng cố lâu dài những mối quan hệ với khách hàng một cách có lợi để đáp ứng môc tiêu của các bên. Điều này được thực hiện bằng sự trao đổi giữa các bên và tháa mãn những điều hứa hẹn”.

– Theo Philip Kotler và Mary Armstrong (1994): “Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân và các nhóm có thể đạt được nhu cầu và mong muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên”.

Từ những khái niệm trên, có thể rút ra một vài nhận xét:

– Marketing là tiến trình quản trị.

– Toàn bộ hoạt động Marketing hướng theo khách hàng (customer-oriented).

– Marketing tháa mãn nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và có lợi.

– Trao đổi là một khái niệm quyết định tạo nên nền móng cho Marketing.

– Nội dung hoạt động của Marketing bao gồm thiết kế, định giá, xúc tiến và phân phối sản phẩm.

Tóm lại, Marketing là làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi với môc đích tháa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người hoặc Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm tháa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.  

1.1.2. Vai trò của Marketing

Marketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường. Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. Marketing đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện:

– Tối đa hoá sản lượng bán thông qua triển khai hệ thống chính sách về sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến.

– Tối đa hóa sự thoả mãn của người tiêu dùng.

– Tối đa hoá sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Với các vai trò cơ bản trên, hoạt động Marketing đã trở nên hết sức cần thiết với cả người bán và người mua trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội nói chung và lĩnh vực kinh doanh điện tử nói riêng. Đặc biệt trong môi trường cạnh tranh giữa nhiều doanh nghiệp trên cùng một thị trường, nếu không có sự trợ giúp của các hoạt động marketing thì doanh nghiệp sẽ rất khó nắm bắt nhu cầu thị trường. Khi thiếu hiểu biết về thị trường, Công ty sẽ không có cơ sở đề ra chính sách tiếp cận thị trường, tối đa hoá lượng bán để tối đa hoá lợi nhuận, thậm chí sẽ không thoả mãn được khách hàng dẫn đến nguy cơ mất dần khách hàng và cuối cùng là thất bại trong cạnh tranh.

Xu thế tất yếu của thị trường hiện nay là những đòi hái của giới tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vô ngày một tăng lên và đa dạng hơn, việc áp dụng tư duy marketing tiếp cận thị trường sẽ giúp nhận thấy yêu cầu đa dạng của từng nhóm người tiêu dùng là gì và sẽ có chính sách phân biệt để tháa mãn tất cả các phân khúc thị trường môc tiêu.

1.1.3. Chức năng

  1. Chức năng thích ứng

 Nhằm làm cho sản phẩm của doanh nghiệp luôn phù hợp và thích ứng với nhu cầu thị trường:

– Cung cấp kịp thời các thông tin về xu hướng biến đổi của nhu cầu sản phẩm.

– Công nghệ sản xuất đang được sử dụng và xu hướng hoàn thiện

– Trên cơ sở đó định hướng cho lãnh đạo về chủng loại, khối lượng sản phẩm công nghệ lựa chọn, và thời điểm tung sản phẩm ra thị trường.

– Liên kết và phối hợp toàn bộ các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp từ thiết kế sản phẩm, sản xuất thử đến sản xuất đại trà, bao bì đóng gói cho đến các hoạt động bảo hành thanh toán

– Tác động thay đổi tập quán tiêu dùng và cơ cấu chi tiêu của dân cư

  1. Chức năng tiêu thô sản phẩm

Nhằm thực hiện việc tiêu thô sản phẩm trên thị trường thông qua việc xác định nguyên tắc xác lập giá và biên độ dao động của giá, các chính sách chiết khấu và các điều kiện thanh toán

  • Xây dựng nguyên tắc lập giá và hệ thống giá
  • Xây dựng điều kiện thanh toán, điều kiện giao nhận
  • Xây dựng chế độ kiểm soát giá
  • Xây dựng hệ thống chiết khấu
  1. Chức năng phân phối

Nhằm tổ chức vận động tối ưu dòng sản phẩm từ khi kết thúc quá trình sản xuất đến khi nó được đưa đến người tiêu dùng cuối cùng

– Xác định số cấp phân phối và số lượng nhà phân phối

– Tìm hiểu và lựa chọn các nhà phân phối có khả năng nhất theo yêu cầu của doanh nghiệp.

– Tổ chức vận chuyển hàng hoá, hệ thống kho hàng lựa chọn phương tiện thích hợp bảo đảm điều kiện, thời gian giao hàng với mức phí tối ưu.

  1. Chức năng truyền thông cổ động

Lựa chọn các phương tiện và cách thức thông tin nhằm tuyên truyền, hổ trợ cho sản phẩm thông qua các tác động lên tâm lý và thị hiếu của khách hàng .

  • Quảng cáo
  • Khuyến mãi (xúc tiến bán)
  • Quan hệ công chúng (PR)
  • Bán hàng trực tiếp
  • Marketing trực tiếp

 

1.2. Marketing – Mix

1.2.1. Khái niệm

Marketing mix là sự tập hợp các công cô, các biến số có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp phối hợp sử dụng để tạo nên sự đáp ứng cần thiết tác động vào thị trường môc tiêu

Các công cô cấu tạo Marketing gồm có: Sản phẩm (Product), giá cả (Price), phân phối (Place), và xúc tiến (Promotion) và thường được gọi là 4P

1.2.2.1. Sản phẩm (Product)

Để đạt được môc tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp phải có được khách hàng. Để có được khách hàng, doanh nghiệp phải có được những sản phẩm có khả năng tháa mãn nhu cầu của khách hàng. Những sản phẩm đó phải đem lại những giá trị lợi ích mà khách hàng trông đợi, nó phải giúp khách hàng giải quyết được những vấn đề mà họ đang hoặc sẽ gặp phải.

1.2.2.2. Giá (Price)

Là thành phần không kém phần quan trọng trong Marketing mix bao gồm giá bán sirw, giá bán lẻ, chiết hấu, giảm giá. Giá phải tương xứng với giá trị nhận được của khách hàng và có khả năng cạnh tranh.

1.2.2.3. Phân phối (Place)

Một sản phẩm được đem ra chào bán với một mức giá hợp lý nhất với tất cả các đặc tính mà khách hàng quan tâm nhưng vẫn có thể sẽ không được khách hàng chọn mua nếu việc mua nó quá khó khăn. Làm thế nào để việc mua sắm và tiêu dung của khách hàng trở nên dễ dàng và thuận lợi nhất? Đó là câu hái mà người Marketing cần tìm cách trả lời.

Quyết định về phân phối hướng tới việc đưa sản phẩm tới đúng những khách hàng cần nó, đúng số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm mà khách hàng yêu cầu với mức chi phí hợp lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *