luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing Mix tại công ty Du Lịch

luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing Mix tại công ty Du Lịch

luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing Mix tại công ty Du Lịch

 

I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một ngành công nghiệp “không ống khói” mang lại lợi nhuận cao tại Việt Nam. Thông qua du lịch, một đất nước có thể xuất khẩu tại chỗ những nguồn lực mà mình  sẵn có, đồng thời có thể giới thiệu nền văn hoá nước mình với du khách đến từ các nước trên thế giới.

Tuy nhiên để có thể phát triển được ngành du lịch và thu hút được nhiều du khách đòi hỏi Việt Nam phải đầu tư rất nhiều, không chỉ trong du lịch mà còn ở các lĩnh vực bổ trợ khác, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thông tin liên lạc, dịch vụ vui chơi giải trí…bên cạnh đó là một chiến lược marketing toàn diện và đúng đắn trong cả ngành du lịch nói chung và các cơ sở kinh doanh nói riêng sẽ giúp đưa ngành du lịch đi đến thành công.

Các hoạt động marketing không những tìm kiếm khách hàng cho doanh nghiệp mà còn đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay

Trong quá trình thực tập tại công Du Lịch và Thương Mại Tương Lai Xanh, em nhận thấy việc thực hiện các công việc Marketing vẫn chưa được công ty chú trọng và phát huy đến nên em chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing – Mix tại công ty Du Lịch và Thương Mại Tương Lai Xanh “

II . MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu : trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tế hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Tương Lai Xanh, đề tài xây dựng hệ thống Marketing hoàn thiện và kiến nghị một số giải pháp có tính khả thi có thể áp dụng cho công ty du lịch Tương Lai Xanh tăng cường khả năng thu hút khách du lịch nội địa và khách nước ngoài du lịch tại Việt Nam nhằm quảng bá thương hiệu rộng rãi và phát triển doanh thu cho công ty.

Nhiệm vụ nghiên cứu: từ mục tiêu nghiên cứu nêu trên, có thể đặt ra những nhiệm vụ cơ bản cho đề tài là:

Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản của hệ thống giải pháp marketing – mix trong kinh doanh lữ hành, làm cơ sở để khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp.

          Phân tích, đánh giá thực trạng các chính sách thuộc hệ thống marketing – mix của công ty du lịch Tương Lai Xanh.

         Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách Marketing của công ty du lịch Tương Lai Xanh.

III. GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

       Về nội dung : nghiên cứu hoàn thiện marketing – mix thu hút khách du lịch nội địa giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và hiểu quả kinh doanh của công ty Du Lịch Và Thương Mại Tương Lai Xanh

        Về không gian : đề tài nghiên cứu việc thu hút khách du lịch trong nước và khách nước ngoài đến với công ty

         Về thời gian : đề tài khảo sát số liệu, đánh giá thực trạng kinh doanh năm 2014- 2016, từ đó đề xuất một số giải pháp áp dụng cho các năm tiếp theo.

luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing Mix tại công ty Du Lịch
luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing Mix tại công ty Du Lịch
  1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thu thập tài liệu, xử lý tài liệu.

Là phương pháp đựơc sử dụng trước hết và cơ bản để hoàn thành khoá luận. Để đưa ra được những nhận xét, đánh giá một cách chính xác, khách quan nhất, cần thu thập những số liệu cần thiết từ các nguồn đáng tin cậy, như sở du lịch, các quyết định, nghị định của các cơ quan chức năng, các tài liệu của các nghiên cứu trước và làm tài liệu tham khảo.

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa (thực tế)

Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã vận dụng phương pháp nghiên cứu để tổng hợp những thông tin đáng tin cậy nhất về thực trạng hoạt động của ngành và những bất cập trong hoạt động marketing của công ty để từ đó đề xuất được những giải pháp có tính chất khả thi phù hợp với yêu cầu thực tế.

            Phuơng pháp phân tích, đánh giá, so sánh

Đây là phương pháp cơ bản được nhiều người nghiên cứu sử dụng trên cơ sở phát triển những tài liệu đã qua xử lý so sánh với hoạt động của các vùng khác, để từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá của mình về những vấn đề được đề cập đến.

D:\TÀI LIỆU LV HOÀN THÀNH\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\ĐÃ HOÀN THÀNH 3\BÁO CÁO MAI LIÊN THÔNG

  1. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệp lữ hành.

CHƯƠNG 2. Thực trạng chiến lược Marketing đối với công ty Du Lịch Và Thương Mại Tương Lai Xanh.

CHƯƠNG 3. Giai pháp hoàn thiện chính sách Marketing Mix tại công ty Du Lịch Và Thương Mại Tương Lai Xanh

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH

  • Một số lý luận cơ bản về kinh doanh lữ hành và doanh nghiệp lữ hành

1.1.1.   Định nghĩa kinh doanh lữ hành

        Xuất phát từ những nội dung cơ bản của hoạt động lữ hành thì việc hoạt động lữ hành cũng như việc phân biệt lữ hành với du lịch là một công việc cần thiết. Có 2 cách hiểu về dịch vu lữ hành và du lịch như sau :

        Theo nghĩa rộng, hoạt động lữ hành bao gồm tất cả những hoạt động di chuyển của con người cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó. Với cách tiếp cận này thì trong hoạt động du lịch có bao gồm yếu tố lữ hành nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành là hoạt động du lịch. Kinh doanh lữ hành có thể là kinh doanh một hoặc nhiều hơn một, hoặc tất cả các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn hầu hết các nhu cầu thiết yếu, đặc trưng và các nhu cầu khác của du lịch.

         Tại các nước phát triển, đặc biệt là các nước Bắc Mỹ, thuật ngữ lữ hành (travel) và du lịch (tourism) được hiểu một cách tương tự. Vì vậy người ta có thể dùng thuật ngữ Lữ hành – Du lịch để chỉ các hoạt động đi lại và các hoạt động có liên quan đến chuyến đi với mục đích du lịch.

         Theo nghĩa hẹp, đề cập đến lữ hành ở phạm vi hẹp hơn để phân biệt hoạt động kinh doanh du lịch trọn gói với các hoạt động động du lịch khác như khách sạn, vui chơi giải trí, ăn uống…người ta giới hạn hoạt động lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức hoạt động du lịch trọn gói. Điểm xuất phát của cách tiếp cận này là người ta cho rằng hoạt động lữ hành chủ yếu là các hoạt động kinh doanh du lịch trọn gói.

  • Định nghĩa doanh nghiệp lữ hành

        Theo cách phân loại của Tổng cục Du lịch, doanh nghiệp lữ hành bao gồm 2 loại: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa.

        Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch. Thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc ký hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho các doanh nghiệp lữ hành nội địa.

        Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thực hiện dịch vụ, chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam.

        Tuy nhiên, trong thực tế các doanh nghiệp lữ hành không chỉ ghép nối các dịch vụ của các nhà cung cấp đơn lẻ thành chương trình du lịch chào bán mà còn trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm du lịch hoặc đại lý lữ hành làm trung gian bán các sản phẩm du lịch để hưởng hoa hồng.

        Từ đó, doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa đầy đủ như sau: “Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.

         Nhìn chung, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành khác nhau chủ yếu trên các phương tiện sau đây:

         Quy mô và địa bàn hoạt động.

         Đối tượng khách hàng.

         Mức độ tiếp xúc với khách du lịch và các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ.

         Tại Việt Nam, dựa trên cơ sở phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, các công ty lữ hành được chia làm hai loại là: doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa.

         Trong đó các doanh nghiệp lữ hành quốc tế được hoạt động trên cả thị trường quốc tế và thị trường nội địa, còn các doanh nghiệp lữ hành nội địa chỉ được phép kinh doanh trên thị trường nội địa.

luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing Mix tại công ty Du Lịch

1.1.3 . Hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành

1.1.3.1. Chương trình du lịch và chương trình du lịch trọn gói

        Các chương trình du lịch trọn gói rất đa dạng về chủng loại tùy thuộc vào từng tiêu thức phân loại khác nhau. Đây là sản phẩm đặc trưng, bắt buộc theo luật pháp và cơ bản nhất trong hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành. Chương trình du lịch trọn gói là một chương trình du lịch mà nó có sự liên kết và làm gia tăng giá trị của tất cả các dịch vụ chính của các nhà cung cấp khác nhau với mức giá đã được xác định trước. Nó được bán cho khách nhằm thỏa mãn cả ba nhu cầu chính trong quá trình thực hiện chuyến đi.

        Các thành phần cấu thành nội dung của chương trình du lịch trọn gói bao gồm:

         Dịch vụ vận chuyển: Đây là dịch vụ được xác định là thành phần quan trọng nhất của chương trình du lịch trọn gói. Trong chương trình du lịch tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể mà sử dụng các công cụ cho phù hợp với yêu cầu của chuyến đi. Đặc điếm của dụng cụ chuyển vận như là chủng loại, thứ hạng, nhà ga, bến cảng, trường bay, uy tín của các hãng vận tải cũng là các cứ quan yếu để doanh nghiệp lữ hành tuyển lựa các công cụ vận tải cho chương trình của mình.

         Dịch vụ lưu trú: dịch vụ này đáp ứng nhu cầu ngủ, nghỉ của khách, giúp khách lấy lại người lực sau những chuyến đi xa. Đây cũng là thành phần không thể thiếu trong chương trình du lịch trọn gói. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà lựa chọn nơi tạm trú cho chương trình, các loại hạng cơ sở lưu trú, chủng loại buồng giường…

          Dịch vụ ăn uống: bao gồm các bữa ăn, nơi ăn, thực đơn, các loại đồ uống khác
         Lịch trình: bao gồm số điểm dừng, thời gian dừng tại mỗi điểm, thời kì và khoảng cách giữa các điểm đi và điểm đến, các hoạt động cụ thể của từng ngày với thời gian và không gian đã được ấn định trước.

         Dịch vụ tham quan, vui chơi giải trí: đây là yếu tố quan yếu đáp ứng kỳ vọng của khách du lịch tại điểm đến. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp lữ hành chọn lựa các đối tượng tham quan, các loại hình vui chơi giải trí trong chương         Điều hành và chỉ dẫn: đây là thành phần tham dự vào quá trình xây dựng chương trình du lịch, thực hành chương trình nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch và làm gia tăng giá trị của các dịch vụ đơn lẻ. Nó bao gồm việc tổ chức, thông tin, kiểm tra…

        Các loại chi phí: bao gồm các loại chi phí trước, trong và sau quá trình thực hiện chương trình du lịch. Các khoản này được tính trong giá của chương trình du lịch đã được thiết kế trước.

        Như vậy, các yếu tố cấu thành nên chương trình du lịch trọn gói là các sản phẩm của nhà cung cấp và thêm một số sản phẩm, dịch vụ của bản thân Công ty lữ khách được Công ty lữ hành liên kết lại tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh bán cho khách du lịch

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

EMAIL: khotailieu86@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *