luận văn giải pháp Marketing thâm nhập thị trường miền Trung

luận văn giải pháp Marketing thâm nhập thị trường miền Trungluận văn giải pháp Marketing thâm nhập thị trường miền Trung

luận văn giải pháp Marketing thâm nhập thị trường miền Trung

  1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hiện nay, các doanh nghiệp đã nhận thức được vai trò của Marketing trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Khách hàng là nhân tố quan trọng nhất, là điều kiện tiền đề các doanh nghiệp có thể tồn tại. Trong thời buồi kinh tế thị trường hiện nay, cung luôn lớn hơn cầu, khách hàng cũng trở nên khó tính và hiểu biết về sản phẩm hơn trước rất nhiều. Vì vậy, để có thể thu hút được khách hàng đến với mình ngoài việc tạo ra những sản phẩm độc đáo, các công ty cần phải có những hoạt động, những chiến lược Marketing đúng đắn, cụ thể, trọng tâm là phải định hướng vào khách hàng. Mọi hoạt động Marketing chính là các công cụ mà các doanh nghiệp dùng để quảng bá, giới thiệu, sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng, là công cụ mà thông qua đó giúp cho khách hàng có ấn tượng tốt về sản phẩm dịch vụ của mình. Marketing không làm thay đổi bản chất doanh nghiệp, nhưng thông qua các hoạt động đó sẽ giúp các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường, khách hàng, đẩy mạnh việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp… Hoạt động Marketing có vị trí với vai trò trọng yếu trong việc tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp, của sản phẩm đẹp hơn, đáng tin cậy hơn trong mắt khách hàng, hấp dẫn khách hàng bằng những giá trị phụ trội, nói cách khác là làm cho mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp trở nên gần gửi hơn, tạo điều kiện tối ưu để có thể “bán trước sản phẩm”.

Tầm quan trọng của các hoạt động Marketing không phải là doanh nghiệp nào cũng nhận thức đầy đủ và áp dụng đúng cách trong hoạt động của doanh nghiệp mình. Công ty Cổ phần Secoin Đà Nẵng là công ty chuyên cung cấp gạch không nung, vật liệu xây dựng…với chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phong phú, hiện đại phù hợp với nhu cầu của các thị trường hiện tại là Miền trung. Đây là thị trường lớn và tiềm năng vì số lượng người người sinh sống tập trung đông, môi trường ngày càng ô nhiễm, thực phẩm chứa nhiều chất hóa học gây hại cho nhu cầu nhà ở và cơ sở hạ tầng con người. Nên con người ngày càng phát sinh ra nhiều bệnh tật và cần những trang thiết bị hiện đại để chữa trị.

Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Secoin Đà Nẵng cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các phòng ban thì mọi ý kiến cho rằng chính sách triển khai chiến lược marketing thâm nhập thị trường là quan trọng, cần thiết hiện nay. Công ty chưa thực hiện tốt ở các công tác của các chính sách marketing triển khai chiến lược marketing thâm nhập thị trường để thu hút khách hàng như công tác tổ chức, quản lý chưa tốt, trình độ nhân viên còn yếu trong khi công ty chưa chú trọng đào tạo và bồi dưỡng trình độ. Các chính sách quảng cáo chưa hiệu quả, dịch vụ trong và sau bán chưa được tốt. Qua khảo sát thực tế tại công ty Cp Secoin Đà Nẵng, nhận thấy công ty còn gặp nhiều vấn đề trong các hoạt động Marketing nhằm thâm nhập thị trường của công ty kinh doanh. Vì thế công ty đã gặp một số khó khăn trong việc lưu giữ khách hàng quen và trong việc mở rộng thâm nhập thị trường, mở rộng đối tượng khách hàng trên khu vực đang hướng tới. Mặt khác do tình hình  đại dịch covid diễn biến phức tạp và để lại nhiều hậu quả cho Miền trung nói riêng và cả nước nói chung. Công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn do đại dịch Covid. Tuy nhiên đằng sau những thách thức luôn là cơ hội, việc hồi phục kinh thế hậu đại dịch covid sẽ là cơ hội để Công ty tiến hành xâm nhập các thị trường mới nhanh hơn. Do đó, để góp phần hiểu rõ hơn tầm quan trọng của hoạt động Marketing tại doanh nghiệp, góp phần tăng cường hiệu quả của hoạt động Marketing đối với công ty nên tôi chọn đề tài Giải pháp Marketing thâm nhập thị trường miền Trung của Công ty Cổ phần Secoin Đà Nẵng” để nghiên cứu.

 

  1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng triển khai chiến lược marketing thâm nhập thị trường và thực trạng công tác này tại Công ty Cổ phần Secoin Đà Nẵng. Thông qua thực trạng công tác tổ chức triển khai chiến lược marketing thâm nhập thị trường của Công ty, đưa ra các đề xuất và giải pháp cho công tác tổ chức triển khai chiến lược marketing thâm nhập thị trường Miền trung của Công ty đạt hiệu quả cao hơn.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hướng đến những nhiệm vụ sau:

– Tổng hợp các nghiên cứu lý thuyết về thị trường, giải pháp Marketing nhằm thâm nhập thị trường – tiêu thụ sản phẩm.

– Phân tích thực trạng thị trường và hoạt động Marketing – mix đối với sản phẩm gạch ngói trên địa bàn miền Trung như tìm ra ưu thế và hạn chế, làm tiền đề để thâm nhập thị trường trong vòng bốn năm từ năm 2018 đến năm 2020.

– Đề xuất các giải pháp Marketing với công ty giúp công ty thành công trong công việc thâm nhập thị trường tại Miền Trung.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược marketing thâm nhập thị trường công ty Cổ phần Secoin Đà Nẵng

3.2. Phạm vi nghiên cứu

  • Phạm vi về không gian: công ty Cổ phần Secoin Đà Nẵng
  • Phạm vi về thời gian: nghiên cứu dữ liệu trong khoảng thời gian 3 năm (2018–2020), đề xuất hệ thống các giải pháp đến năm 2025

 

  1. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Ngoài dữ liệu sơ cấp tác giả đã tiến hành thu thập những dữ liệu thứ cấp. dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua:

  • Điều tra từng tiến hành từ trước đó. Đó là dữ liệu đã được điều tra và công nhận từ trước đây như: dữ liệu về điều tra độ tín nhiệm của thương hiệu Cổ phần Secoin Đà Nẵng với người tiêu dùng, thị phần của doanh nghiệp,…
  • Kết quả hoạt động kinh doanh. Kết quả sản xuất kinh doanh được lấy từ báo cáo tài chính các năm từ phòng kế toán của công ty Cổ phần Secoin Đà Nẵng.
  • Danh sách khách hàng được lấy từ báo cáo của phòng kinh doanh của công ty Cổ phần Secoin Đà Nẵng gồm có các đối tượng khách hàng thân thiết và khách hàng mới.

4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Các phương pháp định tính được sử dụng trong luận văn như:

  • Phương pháp tổng hợp là phương pháp kết hợp kết quả của một vài nghiên cứu để giải quyết một chuỗi các giả thuyết liên quan đến nghiên cứu.
  • Phương pháp phân tích chia tách một hay một số dữ liệu ra để giảng giải, nghiên cứu kỹ hơn và sâu hơn.
  • Phương pháp diễn dịch là một phép suy luận đi từ nguyên lý chung, qui luật chung đến những trường hợp riêng.
  • Phương pháp quy nạp là một phép suy luật tìm chân lý của lô-gích học căn cứ vào những nhận xét về các sự vật riêng lẻ rồi đúc lại thành nguyên tắc chung.
  • Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong quá trình làm luận văn đó là phương pháp ứng dụng excel vào việc xử lý số liệu từ đó ta thấy được ý nghĩa, rút ra kết luận về các vấn đề đang tồn tại và cần nghiên cứu.
  1. Tổng quan tình hình các nghiên cứu của những công trình năm trước
    luận văn giải pháp Marketing thâm nhập thị trường miền Trung
    luận văn giải pháp Marketing thâm nhập thị trường miền Trung

    1.1. Lý thuyết về marketing

    1.1.1. Định nghĩa marketing

    1.1.1.1. Định nghĩa Marketing theo quan điểm truyền thống

    Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào hàng và trao đổi những sản phẩm có giá trị với người khác (nguồn: Quản trị marketing – Philip Kotler).

    Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến sản xuất và đưa hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến (nguồn: Viện marketing Anh).

    Marketing là một quá trình lập ra kế hoạch và thực hiện các chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của hàng hóa, ý tưởng hay dịch vụ để tiến hành hoạt động trao đổi nhằm thỏa mãn mục đích của các tổ chức và cá nhân (nguồn: AMA).

    1.1.1.2. Định nghĩa Marketing theo quan điểm hiện đại

             Marketing hiện đại (Modern Marketing) là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu thụ thành nhu cầu thực sự về một sản phẩm cụ thế, dẫn đến việc chuyển sản phẩm đó đến người tiêu thụ một cách tối ưu (bán cái thị trường cần chứ không phải là bán cái có sẵn, xuất phát từ lợi ích người mua, coi trọng khâu tiêu thụ, phải hiểu biết yêu cầu thị trường cùng với sự thay đổi thường xuyên về cả số lượng và chất lượng cần thỏa mãn).

    1.1.2. Các nguyên tắc và mục tiêu của Marketing

    1.1.2.1. Nguyên tắc của Marketing

    Marketing có nhiều nguyên tắc, trong đó có 5 nguyên tắc cơ bản nhất là nguyên tắc chọn lọc, nguyên tắc tập trung, nguyên tắc giá trị khách hàng, nguyên tắc lợi thế khác biệt và nguyên tắc phối hợp.

    Nguyên tắc chọn lọc: Các doanh nghiệp khi làm Marketing cần biết nguyên tắc chọn lọc là nguyên tắc chủ đạo trong Marketing. Không công ty nào mà cạnh tranh với công ty khác mọi nơi, mọi lúc được. Vì thế không chọn lọc khách hàng thì không thê tập trung nguồn lực. Nhà Marketing phải chọn lọc một hay một số thị trường mục tiêu phù hợp. Nếu chọn lọc mà không tập trung thì không thể tạo ra giá trị khách hàng. Người lại nếu tập trung mà không chọn lọc thì không thể tập trung được.

    Nguyên tắc tập trung: khi đã xác định thị trường mục tiêu thì phải tập trung nguồn nhân lực, vật lực để thỏa mãn nhu cầu khách hàng và Marketing đạt hiệu quả.

    Nguyên tắc giá trị: biểu thị sự thành công của một thương hiệu trong một thị trường mục tiêu khi nó có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cả về chức năng cũng như tâm lý. Nghĩa là khách hàng mục tiêu cảm nhận giá trị mà nó cung cấp cho khách hàng cao hơn đối thủ cạnh tranh.

    Nguyên tắc khác biệt: là nguyên tắc đặt nền móng cho Marketing, là tạo ra sự khác biệt của sản phẩm. Nói đến Marketing là nói đến tạo khác biệt sản phẩm cho khách hàng. Tạo một thương hiệu cung cấp gia trị khách hàng so với thương hiệu cạnh tranh khác.

    Nguyên tắc phối hợp: để đạt mục tiêu Marketing phải được phối hợp nhịp nhàng các bộ phận trong công ty và các đối tác ở ngoài công ty nhằm tạo giá trị sản phẩm vượt trội cho khách hàng.

    Nguyên tắc quá trình: môi trường Marketing luôn luôn thay đổi mà Marketing là một quá trình hoạt động của thị trường trước, trong và sau qua trình sản xuất kinh doanh. Những gì tạo nên giá trị cao cho khách hàng hôm nay có thể sẽ thay đổi trong ngày hôm sau. Vì vậy Marketing là một qua trình hoạt động sản xuất kinh doanh không phải là một biến cố.

    luận văn giải pháp Marketing thâm nhập thị trường miền Trungluận văn giải pháp Marketing thâm nhập thị trường miền Trung
    luận văn giải pháp Marketing thâm nhập thị trường miền TrungD:\TÀI LIỆU LV HOÀN THÀNH\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\Documents\DUY TÂN\ĐÃ XONG\LV NHƯ DUY TÂN 2021\LUẬN VĂN\New folder

    1.1.2.2.  Mục tiêu của Marketing

    Mục tiêu marketing là mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Thường thì mục tiêu marketing là mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra khi quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình tới người tiêu dùng tiềm năng cần đạt được trong một khung thời gian nhất định. Nói cách khác, mục tiêu tiếp thị là chiến lược tiếp thị được đặt ra để đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Mục tiêu tiếp thị của một công ty cho một sản phẩm cụ thể có thể bao gồm tăng nhận thức về sản phẩm của người tiêu dùng, cung cấp thông tin về các tính năng của sản phẩm và giảm sức đề kháng của người tiêu dùng khi mua sản phẩm.

    Tăng doanh số kinh doanh: Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của các tổ chức tiếp thị vì lợi nhuận là thúc đẩy kinh doanh và tăng doanh số. Tiếp thị cần lợi tức đầu tư tốt – có nghĩa là việc tăng doanh số sẽ hơn đáng kể chi phí tiếp thị – tất nhiên doanh nghiệp nên cụ thể hóa những số liệu này. Thông thường doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn để chỉ nêu ra một mục tiêu tăng doanh số theo một tỷ lệ nhất định. Do đó, mục tiêu càng cụ thể, càng tốt.

    Nâng cao nhận thức về sản phẩm: Mục tiêu tiếp thị tiếp theo doanh nghiệp nên xem xét chính là khiến khách hàng nâng cao nhận thức đến một sản phẩm đã có mặt trên thị trường trong một thời gian dài hoặc quảng bá sản phẩm tới càng nhiều khách hàng trong phân khúc khách hàng tiềm năng biết càng tốt.

    Thiết lập vị trí của thương hiệu trong ngành: Một tổ chức mới sẽ rất khó để khán giả quan tâm trong một thị trường đông đúc như ngày nay. Một ví dụ về mục tiêu tiếp thị cho các tổ chức có ít nhận thức cộng đồng có thể là: trở thành một trong ba thương hiệu hàng đầu trong ngành được người tiêu dùng tin tưởng. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp có thể chạy quảng cáo ở những nơi đông dân cư hay những nơi mà khách hàng tiềm năng thường xuyên ghé tới.

    LIỆN HỆ:

    SĐT+ZALO: 0935568275

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *