luận văn giải pháp duy trì nguồn nhân lực tại công ty

luận văn giải pháp duy trì nguồn nhân lực tại công ty

  1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn giải pháp duy trì nguồn nhân lực tại công ty

          Nhân sự là yếu tố cốt lõi trong hoạt động của các doanh nghiệp. Trong tình hình tại Việt Nam hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao luôn luôn có sự cạnh tranh thu hút mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh,… Để tuyển dụng nhân sự có chất lượng cao là một vấn đề cực kỳ nan giải, nhưng giữ chân được nhân sự cao mới là vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, nên học viên chọn đề tài Hoàn thiện công tác duy trì nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quảng Nam làm luận văn tốt nghiệp cho khóa học của mình.

  • Xu hướng nhân lực thế giới.
  • Nhân lực trong nước
  • Năng suất lao động
  • Duy trì nhân viên

Cùng với thế giới, Việt Nam chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI và chúng ta đang chứng kiến quá trình toàn cầu hoá ngày càng phát triển như một xu thế khách quan. Đó là quá trình mà các quan hệ kinh tế vượt ra khỏi biên giới quốc gia và khu vực, lan tỏa ra phạm vi toàn Thế giới. Mặt khác khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tế càng trở nên mạnh mẽ. Sự thay đổi đó đã tác động mạnh mẽ đến nguồn nhân lực của Việt Nam, đòi hỏi phải có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu mới. Do vậy không còn sự lựa chọn nào khác là nước ta phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước để phát triển tránh tụt hậu so với nước khác. Mọi doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường này buộc phải có chiến lược riêng của mình, biết tự tạo ra cho doanh nghiệp mình những cơ hội phát triển và những mặt trong cạnh tranh. Các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng hiệu quả làm việc của cán bộ viên chức phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó động lực làm việc là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng thúc đẩy cán bộ viên chức hăng hái, say mê, nỗ lực làm việc. Các tổ chức tại Việt Nam hiện nay đều rất quan tâm đến phát triển con người. Để tổ chức đứng vững và không ngừng phát triển ngoài việc tạo cho cán bộ viên chức có cơ hội học hỏi nâng cao trình độ thì các tổ chức phải không ngừng quan tâm đến việc Duy trì nguồn nhân lực thúc đẩy cán bộ viên chức để họ hăng hái làm việc, tăng năng suất lao động mang lại hiệu quả tối đa cho tổ chức mình.

CTCP Viện Quy hoạch ĐT-NT Quảng Nam là Công ty có môi trường làm việc hiện đại, năng động. Tuy nhiên đội ngũ nhân viên của Công ty phần lớn là trẻ, nhiều tham vọng nên thường xuyên thay đổi công việc. Bên cạnh đó, áp lực công việc cao và công việc dễ nhàm chán đã khiến cho số lượng nhân viên nghỉ việc gia tăng. Chính vì thế, công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì, giữ chân nhân viên. Đây chính là lý do để học viên lựa chọn đề tài: “Giải pháp duy trì ngun nhân lực tại CTCP Viện Quy hoạch ĐT-NT Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình.

  1. Mục tiêu nghiên cứu:

2.1. Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về công tác duy trì nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp; phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện trong thời gian đến.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận công tác duy trì nguồn nhân lực của Công ty cổ phần

– Phân tích thực trạng công tác duy trì nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quảng Nam

– Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác duy trì nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quảng Nam.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác duy trì nguồn nhân lực trong các công ty cổ phần.

3.2. Không gian nghiên cứu: Công ty cổ phần Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quảng Nam

3.3. Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu phân tích từ năm 2016 đến 2019 và định hướng các giải pháp hoàn thiện đến năm 2025.

  1. Phương pháp nghiên cứu:

4.1. Phương pháp định tính

Luận văn sử dụng các số liệu, tài liệu về tình hình nhân sự, lương, thưởng… của công ty từ năm 2016 đến 2019 để tổng hợp, so sánh, phân tích. Bên cạnh đó, học viên tìm hiểu các thông tin liên quan đến việc duy trình nguồn nhân lực từ các công ty khác trong cùng lĩnh vực và các học tập kinh nghiệm về duy trì nguồn nhân lực của các chuyên gia, cũng như tham khảo từ các nguồn sách, báo, thông tin trên mạng về các giải pháp về duy trì nguồn nhân lực làm cơ sở hoàn thiện luận văn này.

  4.2. Phương pháp khảo sát kết hợp thống kê mô tả

Tác giả tiến hành khảo sát 25/40 nhân sự của công ty. Với ố phiếu phát ra 30 thu về 25 đạt 88%. Với mức 25 phiếu khảo sát đạt hơn 60 tổng số nhân sự và 25 nhận sự tham gia khảo sát đều là những nhân sự chủ chốt có kinh nghiệm làm việc lâu năm. Theo đánh giá của tác giả mức khảo sát này đạt độ tin cậy để đánh giá công tác duy trì nhân sự tại Công ty. Sau khi khảo sát tác giả sử dụng phần mềm thống kê exel để thống kê mô tả kết quả khảo sát đông thời đưa ra các nhận xét về kết quả khảo sát. luận văn giải pháp duy trì nguồn nhân lực tại công ty

  1. 5. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu:
    1. 6. Kết cấu của luận văn giải pháp duy trì nguồn nhân lực tại công ty
  2. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương như sau:- Chương 1. Cơ sở lý luận về duy trì ngun nhân lực

              – Chương 2. Thực trạng công tác duy trì nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quảng Nam.

              – Chương 3. Các giải pháp hoàn thiện công tác duy trì nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quảng Nam

    luận văn giải pháp duy trì nguồn nhân lực tại công ty
    luận văn giải pháp duy trì nguồn nhân lực tại công ty D:\NGHỀ LUẬN VĂN\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\ĐÃ HOÀN THÀNH 12-2019\LV DUY TÂN 2019\LV ANH VƯƠNG DUY TÂN 2019

    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DUY TRÌ NGUN NHÂN LỰC

    1.1. Khái quát về Duy trì nguồn nhân lực

    1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực

    1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực

    1. Nhân lực

    Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động. Nhân lực của con người bao gồm: thể lực, trí lực và nhân cách, đạo đức.

    Nhân lực là tổng hợp tất cả các cá nhân có kiến thức, kỹ năng chuyên môn, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để hình thành, duy trì và đóng góp vào sự phát triển chung của một tổ chức, doanh nghiệp, xã hội. Nhân lực bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội, tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp.        

    1. Nguồn nhân lực

    Ngày này, nguồn nhân lực được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình tồn tại và phát triển của một quốc gia nói chung hay tổ chức nói riêng. Đứng trên nhiều góc độ khác nhau, các tác giả đã đưa ra nhiều cái nhìn khác nhau về nguồn nhân lực để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và hướng đến của quốc gia hay tổ chức đó. Xét trên hai góc độ xã hội và tổ chức, có khá nhiều khái niệm về phát triển nguồn nhân lực được đề cập như sau:

         Dưới góc độ xã hội:

    Theo Liên hợp quốc: ”Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế, hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế – xã hội trong một cộng đồng”.

    “Nguồn nhân lực là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cư, khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai. Sức mạnh và khả năng đó được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số, nhất là số lượng và chất lượng con người có đủ điều kiện tham gia vào nền sản xuất xã hội”

    Theo PGS.TS Nguyễn Tiệp nhận định: “Nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động” [1- tr.7]. Có thể hiểu “nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội hoặc một quốc gia. Dưới một góc độ khác nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm “nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động” [Tr.7-8]. Khái niệm này chỉ khả năng đảm đương lao động chính của xã hội.

    “Nguồn nhân lực là phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cư, khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai. Sức mạnh và khả năng đó được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số, nhất là số lượng và chất lượng con người có đủ điều kiện tham gia vào nền sản xuất xã hội” [Tr.13].

    Theo quan điểm trên, nguồn nhân lực theo góc độ xã hội được khái quát như sau: Nguồn nhân lực là chủ thể sáng tạo, có khả năng tham gia chi phối toàn bộ quá trình phát triển kinh tế – xã hội hướng nó tới mục tiêu đã chọn. Do đó nguồn nhân lực không chỉ gồm số lượng, cơ cấu đang có và sẽ có mà còn bao gồm chất lượng lao động và phẩm chất lao động đáp ứng nhu cầu của tổ chức hoặc một cơ cấu kinh tế – xã hội nhất định.

    Trong phạm vi khuôn khổ luận văn, tác giả khái quát khái niệm nguồn nhân lực theo góc độ xã hội như sau: lực lượng lao động gồm các yếu tố bên ngoài và bên trong của mỗi cá nhân thể hiện qua trí lực, thể lực, kỹ năng nghề nghiệp kết hợp với thái độ, tác phong, phong thái làm việc. Được xem xét trên các góc độ số lượng và chất lượng. Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua chỉ tiêu như quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu nguồn nhân lực. Về chất lượng, nguồn nhân lực được xem xét về trình độ văn hóa, sức khỏe, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, phẩm chất của người lao động khi tham gia vào quá trình hoạt động và phát triển của xã hội.

    Dưới góc độ tổ chức:

    Nguồn nhân lực của tổ chức được hình thành trên cơ sở của các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo mục tiêu nhất định. Theo giáo trình Nguồn nhân lực, Trường đại học Lao Động – Xã Hội do PGS.TS Nguyễn Tiệp chủ biên, xuất bản năm 2005 thì: “Nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực” [1, Tr.7]. Trong phạm vi nghiên cứu khái niệm về nguồn nhân lực trong tổ chức được hiểu như sau: Nguồn nhân lực trong tổ chức là toàn bộ lực lượng lao động được đặc trưng bởi các yếu tố số lượng, cơ cấu, chất lượng và phẩm chất của người lao động trong tổ chức đó.

    Theo Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2012), “Nguồn nhân lực là nguồn lực con người. Nguồn lực đó được xem xét ở hai khía cạnh. Trước hết, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực. Nguồn nhân lực nằm ngay trong bản thân con người, đó là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực con người và các nguồn lực khác. Thứ hai, nguồn nhân lực là tổng thể nguồn lực từng cá nhân con người. Với tư cách là nguồn lực của quá trình phát triển, nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định [2, tr.13].

    Theo giáo trình “Quản trị nguồn nhân lực” của trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng (2006), “Nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa bao gồm kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ đào tạo và những sự tận tâm, nỗ lực hay bất cứ đặc điểm nào khác của người lao động” [3, tr.1].

    Qua những nhận định trên thấy được rằng nguồn nhân lực của tổ chức bao gồm tất cả các thành viên là con người hay nguồn lực tham gia vào quá trình hoạt động của tổ chức đó. Có đủ các yếu tố về mặt thể lực và trí tuệ để có khả năng đáp ứng được công việc và mục tiêu tổ chức đặt ra.

    giải pháp hoàn thiện công tác duy trì nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quảng Nam
    giải pháp hoàn thiện công tác duy trì nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quảng Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *