luận văn đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xhome Đà Nẵng

LIỆN HỆ: SĐT+ZALO: 0935568275 EMAIL: khotailieu86@gmail.com

luận văn đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xhome Đà Nẵng

  1. Tính cấp thiết của đề tài

          Từ nhiều thập kỷ qua, các tổ chức kinh tế đã nhận thức được rằng: trong các yếu tố để phát triển nhanh và bền vững của doanh nghiệp, của nền kinh tế thì nguồn lực con người là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất. Bởi lẽ con người vừa là người sáng tạo ra, vừa là người sử dụng phương tiện, phương pháp công nghệ để đạt được lợi ích kinh tế cao nhất cho xã hội, cho doanh nghiệp và cho bản thân họ. Tuy nhiên, nguồn nhân lực phát huy được vai trò của nó không phải do ưu thế về số lượng mà là ở chất lượng. Vì vậy, vấn đề Đào tạo nguồn nhân lực đang trở thành vấn đề bức xúc của mỗi quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Một chiến lược đào tạo, phát triển hợp lý sẽ phát huy được nội lực cao nhất, phát huy được khả năng làm việc, khả năng sáng tạo của người lao động, nâng cao trách nhiệm, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.

          Hiện nay đất nước Việt Nam đang bước vào một thời kỳ phát triển mới sau khi đã hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu hóa, với những cơ hội và thách thức chưa từng có, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực thích ứng. Mặt khác chất lượng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay được đánh giá là còn thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển của xã hội. Chính vì vậy nhu cầu đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động càng trở nên quan trọng và cần thiết. Thực tế đã chứng minh rằng đầu tư vào nguồn nhân lực có thể mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh. Đó cũng chính là lý do vì sao mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp giàu kinh nghiệm của Mỹ và Nhật đều chú trọng hàng đầu đến công tác Đào tạo nguồn nhân lực.

luận văn đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xhome Đà Nẵng
luận văn đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xhome Đà Nẵng

Nguồn nhân lực là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của mọi nền kinh tế. Duy trì và phát triển nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản và quyết định đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để thực hiện mục tiêu trên là đào tạo nguồn nhân lực.

Công ty Cổ phần Xhome Đà Nẵng là một trong những Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực xây dựng, kiến trúc và thiết kế nội thất của thành phố Đà Nẵng. Qua gần 5 năm tồn tại và phát triển, Công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong kinh doanh, cũng như tích lũy được kinh nghiệm lâu năm và tạo lập được vị thế vững chắc trên thị trường. Tuy nhiên bên cạnh đó, Công ty vẫn còn phải đương đầu với một số khó khăn làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của Công ty, trong đó, vấn đề trọng yếu là chất lượng nguồn nhân lực chưa đảm bảo. Mà hoạt động đào tạo nguồn nhân lực hiện nay tại Công ty lại chưa thực sự phát huy được hiệu quả.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xhome Đà Nẵng”, nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty, từ đó đề xuất được những giải pháp để giải quyết những vấn đề còn tồn tại, hoàn thiện và phát triển chất lượng nguồn nhân lực của Công ty.

  1. Mục tiêu nghiên cứu

– Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập theo quan điểm tổng thể thống nhất.

– Mô tả và phân tích thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Xhome Đà Nẵng.

– Đề xuất định hướng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Xhome Đà Nẵng.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần Xhome Đà Nẵng chủ yếu là đối tượng nhân sự lâu dài, có trình độ, đảm nhận các vị trí quan trọng.

b. Phạm vi nghiên cứu

– Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần Xhome Đà Nẵng

– Phạm vi thời gian: Phân tích thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho lao động dài  hạn tại Công ty Cổ phần Xhome Đà Nẵng trong giai đoạn 2018 – 2020. Giải pháp đến năm 2025

  1. Phương pháp nghiên cứu

– Áp dụng hệ thống phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu, bảng biểu, thống kê, phương pháp bảng hỏi, khảo sát nhằm đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực cho lao động dài  hạn tại Công ty Cổ phần Xhome Đà Nẵng.

– Đề tài sử dụng phương pháp so sánh.

– Phương pháp phân tích tổng hợp đánh giá các tài liệu.

– Phương pháp thống kê, phân tích kinh tế để thu thập số liệu.

– Phương pháp so sánh nhằm so sánh sự thay đổi qua các năm của tình hình thực trạng công ty

  1. Bố cục đề tài

Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xhome Đà Nẵng.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xhome Đà Nẵng.

  1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

    1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

    a. Nguồn nhân lực

    Nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên của tổ chức, đó là tập hợp nhiều cá nhân có nhân cách khác nhau với những nhu cầu và tâm lý khác nhau, là toàn bộ đội ngũ nhân viên của tổ chức, vừa có tư cách là khách thể của hoạt động quản lý vừa là chủ thể hoạt động và là động lực của tổ chức đó. “Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người (cơ bản nhất là tiềm năng lao động), gồm: thể lực, trí lực và nhân cách của con người nhằm đáp ứng một cơ cấu kinh tế – xã hội đòi hỏi” (Theo Begg, Fischer và Dornbusch)

    Nguồn nhân lực của doanh nghiệp chính là sức mạnh của lực lượng lao động; sức mạnh của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của doanh nghiệp. Sức mạnh đó là sức mạnh hợp thành của sức người và khả năng lao động của từng người lao động. Khả năng lao động của một người là khả năng đảm nhiệm, thực hiện, hoàn thành công việc bao gồm các nhóm yếu tố: sức khỏe (nhân trắc, độ lớn và sức bền…), trình độ (kiến thức và kỹ năng kinh nghiệm) và tâm lý, mức độ cố gắng… Hay nói cách khác nhân lực của một con người gồm thể lực và trí lực và đạo đức nhân cách nghề nghiệp. Về mặt thể lực, nó phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế chăm sóc sức khoẻ… thể lực của con người còn phụ thuộc vào tuổi tác, thời gian công tác, giới tính.

    luận văn đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xhome Đà Nẵng
    luận văn đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xhome Đà Nẵng

    D:\TÀI LIỆU LV HOÀN THÀNH\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\Documents\DUY TÂN-bắt đầu\LUẬN VĂN DŨNG\BÀI LÀM

    1. Đào tạo nguồn nhân lực

    Đào tạo là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là yếu tố quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạch tranh. Vì vậy, công tác Đào tạo phải được thực hiện một cách có tổ chức và kế hoạch.

    Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức bởi doanh nghiệp, do doanh nghiệp cung cấp cho người lao động. Thời gian diễn ra hoạt động đó có thể là vài ngày vài giờ cũng thể đến nhiều năm phụ thuộc vào mục tiêu học tập. Tạo ra sự thay đổi hành vi của người lao động theo hướng có lợi và đi lên, nâng cao khả năng và trình độ nghề nghiệp. Xét về nội dung phát triển nguồn nhân lực có hai loại hoạt động là: giáo dục, Đào tạo.

    • Giáo dục: Hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn trong tương lai.
    • Đào tạo: Được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Nó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc, nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.

    Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhiệm được một công việc nhất định, một hoạt động có tổ chức; được thực hiện trong một thời gian nhất định và nhằm đem đến sự thay đổi nhân cách, năng lực của người được đào tạo.

    1.1.2. Vai trò của công tác đào tạo nguồn nhân lực

    Vai trò chung của Đào tạo nguồn nhân lực là sử dụng tối đa nguồn nhân lực và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức. Giúp cho người lao động hiểu rõ ràng, cụ thể hơn về công việc nắm vững nghề nghiệp của mình, thực hiện chức năng nhiệm vụ một cách tự giác, thái độ tốt hơn, và nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai.

    Các lý do chủ yếu để có thể thấy rõ ràng công tác Đào tạo là quan trọng và yếu tố tạo nên sự thành công:

    • Để đáp ứng nhu cầu công việc của tổ chức hay để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức. Đào tạo nguồn nhân lực sẽ thúc đẩy nâng cao năng suất lao động , hiệu quả thực hiện công việc, nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức, duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo điều kiện áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý trong doanh nghiệp.
    • Để đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ của người lao động. Những lao động có chuyên môn, trình độ cao sẽ có cơ hội tìm được việc làm và có thu nhập cao hơn những lao động không có trình độ chuyên môn.
    • Đào tạo là những giải pháp chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

    Đào tạo là điều kiện để quyết định một tổ chức có thể tồn tại và đi lên trong cạnh tranh. Đào tạo nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp:

    • Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc.
    • Nâng cao chất lượng của thực hiện công việc.
    • Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo là người có khả năng tự giám sát.
    • Duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực.
    • Tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào quản lý.
    • Tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

    Đối với người lao động vai trò của Đào tạo nguồn nhân lực thể hiện ở chỗ:

    • Tạo ra sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp.
    • Tạo ra tính chuyên nghiệp của người lao động.
    • Tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại cũng như tương lai.
    • Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động.
    • Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

EMAIL: khotailieu86@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *