hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách tại công an

hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách tại công an

hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách tại công an

hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách tại công an. Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế của đất nước, công tác kiểm soát quỹ ngân sách Nhà nước (NSNN) đã có những đổi mới cơ bản và từng bước hoàn thiện góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết được các vấn đề bức thiết về kinh tế – xã hội (KT-XH). Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên ngân sách  luôn là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và của các cấp, các ngành, bảo đảm giám sát sự phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính một cách đúng mục đích, có hiệu quả. Đồng thời, đó cũng là một biện pháp hữu hiệu để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Từ năm 2015, thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015 công tác kiểm soát, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách   đã có những chuyển biến tích cực; công tác lập, duyệt, phân bổ dự toán được chú trọng hơn về chất lượng và thời gian. Việc kiểm soát điều hành Ngân sách cũng đã có những thay đổi lớn và đạt được thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giải quyết những vấn đề xã hội.

Công an Đà Nẵng là một đơn vị có nguồn thu còn hạn hẹp, trong khi nhu cầu chi cho các hoạt động thường xuyên ngày càng lớn, đòi hỏi kiểm soát ngân sách cần phải được hoàn thiện. Trong thực tế, việc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách  tại Công an Đà Nẵng còn có những vấn đề chưa phù hợp. Cơ chế kiểm soát chi thường xuyên ngân sách  tại đây nhiều trường hợp còn bị động và chậm chạp; nhiều vấn đề cấp bách không được đáp ứng kịp thời hoặc chưa có quan điểm xử lý thích hợp. Công tác điều hành ngân sách của Công an Đà Nẵng đôi lúc còn bất cập; vai trò kiểm soát chi thường xuyên ngân sách  của các chủ thể chưa được coi trọng đúng mức, năng lực kiểm soát chi thường xuyên ngân sách  chưa đáp ứng với xu hướng đổi mới. Vì vậy, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách  tại Công an Đà Nẵng cần được hoàn thiện một cách khoa học, có hệ thống. Với lý do đó, tôi chọn đề tài: “hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách  tại công an  Thành Phố Đà Nẵng Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ kế toán.

  1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

– Hệ thống cơ sở lý luận về kiểm soát ch thường xuyên NSNN  đơn vị hành chính sự nghiệp.

– Phân tích làm rõ thực trạng kiểm soát ch thường xuyên NSNN , tìm ra những vấn đề còn hạn chế trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN  tại Công an Đà Nẵng.

– Đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường công tác  kiểm soát chi thường xuyên ngân sách  tại Công an Đà Nẵng.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách  của Công an Đà Nẵng.

– Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách  trong Công an Đà Nẵng.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên cơ sở sử dụng các phương pháp diễn giải, tổng hợp – phân tích, đối chiếu và so sánh, kết hợp với khảo cứu thực tiễn và các tài liệu khác có liên quan.

Thông tin, số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp tại Công an Đà Nẵng từ năm 2016 – 2018, cụ thể: Nguồn dữ liệu sơ cấp cho luận văn có được thông qua việc quan sát, ghi chép, kiểm soát từ Phòng Tài chính-kế toán. Nguồn dữ liệu thứ cấp chủ yếu dựa vào các chế độ tài chính, công văn, các quy định tổ chức thông tin kế toán được ban hành tại Công an Đà Nẵng và cơ quan quản lý tài chính cùng cấp của Thành Phố Đà Nẵng Đà Nẵng.

  1. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách  đơn vị hành chính sự nghiệp.

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách  tại Công an Thành Phố Đà Nẵng Đà Nẵng.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách  tại Công an Thành Phố Đà Nẵng Đà Nẵng.

  1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách tại công an
hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách tại công an

 

…… 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đơn vị hành chính sự nghiệp

1.1.11. Khái quát về hệ thống ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính chất lịch sử, nó phản ánh những mặt nhất định của các quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực phân phối sản phẩm xã hội trong điều kiện còn tồn tại quan hệ hàng hóa – tiền tệ và được sử dụng như một công cụ thực hiện các chức năng của Nhà nước. Điều này có nghĩa là sự ra đời và tồn tại của ngân sách nhà nước gắn liền với sản xuất hàng hóa, với sự ra đời và tồn tại của Nhà nước.

Với chức năng phân phối, NSNN có vai trò huy động nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và thực hiện cân đối thu, chi tài chính của Nhà nước. Đó là vai trò truyền thống của NSNN trong mọi mô hình kinh tế, nó gắn chặt với các chi phí của Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình

NSNN là công cụ tài chính của Nhà nước góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Nhà nước sử dụng NSNN như là công cụ tài chính để kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả thị trường, cũng như giải quyết những nguy cơ tiềm ẩn bất ổn định về KT-XH. Muốn thực hiện tốt vai trò này NSNN phải có quy mô đủ lớn để Nhà nước thực hiện các chính sách tài khóa phù hợp (nới lỏng hay thắt chặt) kích thích sản xuất, kích cầu để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội.

NSNN là công cụ tài chính góp phần bù đắp những khiếm khuyết của kinh tế thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Trong nền kinh tế thị trường thì mặt trái của nó là phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng trong xã hội, tạo ra sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn định xã hội… Vì vậy, Nhà nước sử dụng NSNN thông qua công cụ là chính sách thuế khóa và chi tiêu công để phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và cung cấp hàng hoá dịch vụ công để phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và cung cấp hàng hoá dịch vụ công cho xã hội,…[1]

1.1.1.2. Ngân sách đơn vị hành chính sự nghiệp

  1. a. Sự hình thành và phát triển ngân sách đơn vị hành chính sự nghiệp

Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng XHCN. Cùng với đà đổi mới của nền kinh tế đất nước, ngân sách cấp đơn vị hành chính sự nghiệp cũng được xác định lại vai trò, nhiệm vụ của mìmh. Cụ thể, ngày 27/11/1989 HĐBT đã ra Nghị quyết số 186/HĐBT về phân cấp quản lý ngân sách địa phương trong đó có Ngân sách đơn vị hành chính sự nghiệp. Ngày 16/2/1992, HĐBT ban hành Nghị quyết số 186/HĐBT sửa đổi bổ sung Nghị quyết 186/ HĐBT ngày 27/11/1989.

Kỳ họp thứ 8 Quốc Hội khoá IX khẳng định: Các đơn vị hành chính sự nghiệp là một cấp chính quyền có ngân sách, ngân sách cấp đơn vị hành chính sự nghiệp là một bộ phận hợp thuộc hệ thống ngân sách nhà nước.

Như vậy, ngân sách cấp đơn vị hành chính sự nghiệp là một cấp ngân sách thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngân sách nhà nước trên phạm vi đơn vị đó.

Quá trình hình thành ngân sách cấp đơn vị hành chính sự nghiệp, ta có thể thấy ngân sách cấp đơn vị hành chính sự nghiệp từ một cấp dự toán đã trở thành một cấp ngân sách có nguồn thu và nhiệm vụ chi riêng. Đó là một lối đi đúng đắn trong quá trình phát triển nền tài chính quốc gia. Trước tiên, nó giúp cho ngân sách cấp Thành Phố Đà Nẵng, ban ngành , trung ương giảm được khối lượng công việc. Tiếp theo, nó giúp cho các cấp chính quyền có thể nắm bắt được tình hình kinh tế nói chung và tài chính nói riêng từ cơ sở.

Ngân sách cấp đơn vị hành chính sự nghiệp mang bản chất của ngân sách nhà nước, đó là mối quan hệ giữa ngân sách cấp đơn vị hành chính sự nghiệp với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn đơn vị hành chính sự nghiệp trong quá trình phân bổ, sử dụng các nguồn lực kinh tế của đơn vị hành chính sự nghiệp, mối quan hệ đó được điều chỉnh, điều tiết sao cho phù hợp với bản chất Nhà nước XHCN. Đó là Nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Có thể nói, việc ngân sách cấp đơn vị hành chính sự nghiệp trở thành một cấp ngân sách đã làm cho bộ mặt NSNN mang một diện mạo, sắc thái mới, nền tài chính quốc gia trở nên lành mạnh và hiệu quả hơn. Thực tế đã chứng minh, trong những năm qua, xét riêng ở cấp độ đơn vị hành chính sự nghiệp, tình hình kinh tế – tài chính có những bước tiến đáng kể. Ngoài ra, ngân sách cấp đơn vị hành chính sự nghiệp còn thể hiện bản chất chính trị của Nhà nước ta thông qua việc thực hiện đúng đắn, hiệu quả, có sáng tạo các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã phát huy được là một loạt những hạn chế cần khắc phục kịp thời, đòi hỏi sự quan tâm, tâm huyết của các cá nhân, ban, ngành phối hợp cùng giải  quyết.

  1. Khái niệm, đặc điểm ngân sách đơn vị hành chính sự nghiệp

– Ngân sách đơn vị hành chính sự nghiệp là một quỹ tiền tệ của Nhà nước, của cơ quan chính quyền cấp cơ sở, được nhà nước sử dụng để duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nước và để nhà nước thực hiện các chức năng kinh tế của mình.

– Các hoạt động của ngân sách đơn vị hành chính sự nghiệp được tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định (luật thuế, chế độ thu, chi,…)

– Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách đơn vị hành chính sự nghiệp mang tính pháp lý, nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ kinh tế – xã hội của nhà nước.

– Quan hệ lợi ích phát sinh trong quá trình thu chi ngân sách đơn vị hành chính sự nghiệp là quan hệ về lợi ích giữa lợi ích chung của cộng đồng cấp cơ sở đại diện là chính quyền đơn vị hành chính sự nghiệp với một bên là các chủ thể kinh tế khác trong xã hội.[2]

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm chi ngân sách thường xuyên

1.1.2.1 Khái niệm

Chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực tài chính của nhà nước nhằm trang trải những nhu cầu của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội thuộc khu vực công, qua đó thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin thể dục thể thao khoa học và công nghệ môi trường và các hoạt động sự nghiệp khác. Nói tóm lại, thì chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội.

1.1.2.2 . Phân loại chi thường xuyên

– Căn cứ vào tính chất kinh tế

Chi thường xuyên bao gồm 4 nhóm cụ thể như sau:

– Nhóm các khoản chi thanh toán cho cá nhân gồm: tiền lương; phụ cấp lương; học bổng học sinh, sinh viên; phúc lợi tập thể; chi về công tác người có công với cách mạng và xã hội; chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội; các khoản thanh toán khác cho cá nhân.

– Nhóm các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn gồm: thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng; thông tin tuyên truyền liên lạc; hội nghị; công tác phí; chi phí thuê mướn; chi sửa chữa thường xuyên; chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành.

– Nhóm các khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và xây dựng nhỏ gồm: sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng; chi mua tài sản vô hình; mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn.

– Nhóm các khoản chi thường xuyên khác gồm: các mục của mục lục ngân sách nhà nước không nằm trong 3 nhóm mục trên và các mục từ 147 đến mục 150 thuộc khoản chi thường xuyên trong mục lục ngân sách nhà nước

– Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn

Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi cụ thể sau:

+ Chi cho sự nghiệp kinh tế: Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, quản lý KT – XH và tạo điều kiện cho các ngành kinh tế hoạt động và phát triển một cách thuận lợi. Mục đích hoạt động của đơn vị sự nghiệp kinh tế không phải là kinh doanh lấy lãi, do vậy ngân sách nhà nước cần dành một khoản chi đáp ứng hoạt động của các đơn vị này. Chi sự nghiệp kinh tế gồm:

+Chi sự nghiệp nông nghiệp, sự nghiệp thủy lợi, sự nghiệp ngư nghiệp, sự nghiệp lâm nghiệp, giao thông, kiến thiết thị chính và sự nghiệp kinh tế công cộng khác.

  • Chi điều tra cơ bản, đo đạc địa giới hành chính các cấp.
  • Chi về bản đồ, đo đạc cắm mốc biên giới, đo đạc lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính.
  • Chi định canh định cư và kinh tế mới

+ Chi sự nghiệp văn hóa xã hội: chi sự nghiệp giáo dục đào tạo; chi sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp phát thanh, truyền hình; sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường; sự nghiệp xã hội, sự nghiệp văn xã khác.

+Chi quản lý hành chính: là các khoản chi cho hoạt động của các cơ quan HCNN thuộc bộ máy chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương.

Chi về hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chi về hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội: Bao gồm: mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội CCB Việt Nam, Hội LHPN, Hội nông dân Việt Nam.

Đối với nước ta, các tổ chức trên là các tổ chức thuộc hệ thống chính trị của nước ta, do vậy theo quy định của luật NSNN, NSNN có trách nhiệm bố trí chi ngân sách đảm bảo hoạt động của các tổ chức này.

+ Chi trợ giá theo chính sách của nhà nước

+ chi các chương trình quốc gia.

+ Chi trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội

+ Chi tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

+ Chi trả lãi tiền cho nhà nước vay.

+ chi viện trợ cho các chính phủ và các tổ chức nước ngoài.

+ các khoản chi khác theo quy định của Pháp luật.

hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách tại công an

hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách tại công an
hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách tại công an

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *