hoàn thiện chính sách marketing tại nhà hàng Bamboo Green Central Hotel

hoàn thiện chính sách marketing tại nhà hàng Bamboo Green Central Hotel

hoàn thiện chính sách marketing tại nhà hàng Bamboo Green Central Hotel

MỞ ĐẦU

Những năm trở lại đây kinh tế Việt Nam chịu nhiều bất ổn từ nền kinh tế thế giới và sự khủng hoảng kinh tế, song du lịch vẫn đóng góp cho nền kinh tế quốc gia một khoản thu rất lớn cũng như góp phần cải thiện đời sống của nhân dân, giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động. Chỉ xét riêng trên địa bạn Đà Nẵng, những năm qua đã có rất nhiều khu du lịch, điểm du lịch nổi tiếng thu hút hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước như Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng… Đi kèm theo các điểm du lịch đó là các dịch vụ đi kèm như nhà hàng, khách sạn,dịch vụ Massage, mua sắm,….  tất cả nhằm phục vụ mọi nhu cầu của khách du lịch.

hoàn thiện chính sách marketing tại nhà hàng Bamboo Green Central Hotel
hoàn thiện chính sách marketing tại nhà hàng Bamboo Green Central Hotel

Với ưu thế là một khách sạn thành lập sớm trên địa bàn Đà Nẵng, lại nằm ở vị trí trung tâm thành phố, khách sạn Bamboo Green Central đã tạo dựng cho mình một vị thế là một khách sạn đạt chuẩn 3 sao trên địa bàn thành phố. Phát huy tốt những điểm mạnh của mình, khách sạn trong nhiều năm qua đã chọn cho mình một lối kinh doanh riêng nhằm gây ấn tượng trong lòng du khách. Song việc kinh doanh của khách sạn luôn chịu nhiều tác động từ nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài. Vào thời điểm này thì tất nhiên du lịch thành phố có nhiều biến đổi, và bất ổn trong kinh doanh du lịch. Và chính vì nằm trong tổng thể của du lịch thành phố nên khách sạn cũng có những khó khăn nhất định trong khoảng thời gian này, mà nổi bật là sự sụt giảm doanh thu rõ rệt, điều nàu hiển nhiên ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận của khách sạn. Do đó em chọn đề tài “hoàn thiện chính sách marketing tại nhà hàng Bamboo Green Central Hotel”. Nhằm tìm hiểu sâu hơn hoạt động marketing nhà hàng Bamboo Green Central Hotel và đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện chính sách marketing tại nhà hàng Bamboo Green Central Hotel

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH MARKETING TRONG NHÀ HÀNG

1.1.  CHÍNH SÁCH MARKETING TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ

1.1.1  Khái niệm Marketing

Theo Philip Kotler: Marketing là làm việc với thị trường để thực hiện nghĩa vụ trao đổi với mục đích thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người hay ‘Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào hàng và trao đổi những sản phẩm có giá trị với người khác.

Theo quan điểm hiện đại, marketing là chức năng quản lý của công ty về tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra nhu cầu và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu về một mặt hàng cụ thể đến việc đưa hàng hóa cụ thể đến tay người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo doanh nghiệp thi được những lợi nhuận cao nhất

Theo hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Associantion, AMA) định nghĩa marketing như sau: ‘Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình đề ra nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị khách nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng vổ đông.

Marketing- mix: Theo Philip Kotler: marketing mix là một tập hợp những yếu tố biến động kiểm soát được của marketing mà doanh nghiệp sửa dụng để cố gắn gây dựng được phản ứng mong muốn từ phía thị trường mục tiêu

Theo Alasatair.M.Morrison, marketing mix bao gồm các yếu tố có thể kiểm soát được như sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến, lập chương trình tạo sản phẩm trọn gói và quan hệ đối tác mà một công ty nào đó lựa chọn để đáo ứng nhu cầu của khách hàng.

1.1.2  Phân đoạn thị trường và xác định khách hàng mục tiêu

Phân đoạn thị trường theo tiêu thức địa lý: Theo tiêu thức này thì thị trường du lịch được phân chia thành những nhóm khách hàng có cùng khu vực cư trú. Các khu vực có thể rất nhỏ hoặc rất lớn.Việc sử dụng những tiêu thức này được đặt trên cơ sở quan niệm rằng mỗi vùng phát triển nền văn hóa của chính nó và có thể tồn tại những kiểu tập tính tiêu dùng khác nhau giữa các vùng.

Phân đoạn thị trường theo mục đích chuyến đi: Trong kinh doanh khách sạn, có nhiều khía cạnh về cụ thể mục đích, trong đó xác định bản chất của các sản phẩm được cung cấp và phương pháp chiêu thị được sử dụng. Khách có thể đến với khách sạn vì mục đích công vụ, du lịch thuần túy hay các mục đích khác như sự kiện, giải trí…Thị trường được phân theo tiêu chí này sẽ giúp khách sạn đáp ứng chính xác nhu cầu của khách, ngoài ra còn có thể tạo điều kiện bán các dịch vụ bổ sung vốn đi kèm với từng mục đích.

Phân đoạn thị trường theo tiêu thức hành vi của người mua: Một loạt các đặc điểm phân tích hành vi của người mua có thể liên quan đến việc xác định phân khúc cụ thể và phát triển sản phẩm thích ứng với nhu cầu cụ thể của họ. Những đặc điểm này phân chia theo thời điểm và quy trình quyết định của người mua trước khi quyết định mua, quyết định được thực hiện trong quá trình mua, các quyết định sử dụng dịch vụ trong quá trình tiêu thụ bao gồm các tác động đến bền vững.

hoàn thiện chính sách marketing tại nhà hàng Bamboo Green Central Hotel
hoàn thiện chính sách marketing tại nhà hàng Bamboo Green Central Hotel

1.1.3. Định thị trường mục tiêu

Trên thực tế khách sạn kinh doanh khách sạn có thể định vị thị trường mục tiêu của mình dựa trên năm phương án sau:

Tập trung vào một phân khúc thị trường: Theo phương án này mọi nỗ lực Marketing của khách sạn chỉ tập trung vào một phân khúc thị trường mục tiêu đơn lẻ cụ thể. Tuy nhiên phương án này có độ mạo hiểm cao vì mọi nguồn lực họ chỉ tập trung vào một phân khúc, nếu thất bại có nghĩa họ không còn gì và không có sự san sẻ rủi ro so với trường hợp có thêm các phân khúc khác.

 Chuyên môn hóa có lựa chọn: Theo phương án này khách sạn có thể lựa chọn 2 hoặc nhiều hơn các khúc thị trường mục tiêu phù hợp với mục tiêu và khả năng của mình.

 Chuyên môn hóa theo thị trường:  Khách sạn chỉ tập trung vào một loại sản phẩm nhưng thỏa mãn nhu cầu đa dạng của các nhóm khách hàng riêng biệt nhưng có điểm tiêu dùng giống nhau trong thị trường du lịch.

 Chuyên môn hóa theo sản phẩm: Theo phương án này sản phẩm của khách sạn tập trung vào việc thỏa mãn nhu cầu đa dạng của một nhóm khách hàng riêng biệt.

Bao phủ theo toàn bộ thị trường: Theo phương án này khách sạn đáp ứng mong muốn của mỗi khách hàng về tất cả các sản phẩm mà họ cần. Phương án này chỉ thích hợp với các khách sạn lớn có đủ nguồn lực thì mới có khả năng đáp ứng nhanh.

hoàn thiện chính sách marketing tại nhà hàng Bamboo Green Central Hotel
D:\TÀI LIỆU LV HOÀN THÀNH\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\HOAN THANH 2020\BẬC ĐẠI HỌC\BC BÉ LỆ PCT\New folder
1.2. CHÍNH SÁCH MARKETING 7P TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ

1.2.1 Chính sách sản phẩm/dịch vụ

“Sản phẩm trong khách sạn là các dịch vụ mà chúng là sự kết hợp giữa các dịch vụ cốt lõi và dịch vụ bổ sung tích hợp với các quá trình cung ứng chúng”.

Dịch vụ cốt lõi (core service)

Đứng trên quan điểm khách hàng thì dịch vụ cốt lõi là cấu trúc trung tâm cung cấp những lợi ích giải quyết vấn đề quan trọng mà khách hàng tìm kiếm. Nó trả lời cho câu hỏi: “Người mua thật sự mua cái gì?”. Nếu đứng trên quan điểm của khách sạn thì dịch vụ cốt lõi lại là dịch vụ liên quan trực tiếp đến các chức năng hoạt động kinh doanh của khách sạn, là những dịch vụ mà khách sạn tổ chức cung cấp cho các đối tượng khách hàng riêng biệt. Một khách sạn thường có hai loại dịch vụ cốt lõi: Dịch vụ cốt lõi chính và cốt lõi phụ.

Dịch vụ bổ sung (Supplementary service)

Dịch vụ bổ sung là dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu phát sinh thêm trong quá trình tiêu dùng các dịch vụ cốt lõi. Hai mục đích của việc kinh doanh dịch vụ bổ sung là tạo điều kiện cho việc sử dụng dịch vụ cốt lõi và tăng giá trị của dịch vụ cốt lõi.

 Các quá trình cung ứng

Thiết kế quá trình cung ứng dịch vụ phải chú trọng đến việc cung ứng kéo dài trong bao lâu, cấp hạng và phong cách dịch vụ và chú trọng phát triển các dịch vụ mới.

–           Thời gian cung ứng: đối với khách hàng thời gian dịch vụ bao gồm tổng thời gian từ khi khách hàng tiếp xúc với hệ thống dịch vụ của khách sạn để đáp ứng nhu cầu cho đến khi được thực sự đáp ứng. Khoảng thời gian này bao gồm thời gian phục vụ (là khoảng thời gian khách hàng có sự tương tác thực sự với các yếu tố cơ bản của hệ thống để thực hiện dịch vụ) và thời gian chờ đợi (là khoảng thời gian khách hàng đã sẵn sàng được phục vụ nhưng hệ thống chưa đáp ứng).

Cấp hạng và phong cách của dịch vụ được cung cấp: Quá trình cung ứng dịch vụ của khách sạn cần thiết thể hiện được cấp hạng và đặc biệt là phong cách riêng biệt, nó tạo dấu ấn vô cùng mạnh mẽ đối với khách hàng. Bởi trên thực tế, khi khách hàng nhắc đến một khách sạn, có thể họ không nhớ tên

Phát triển các dịch vụ mới: Với đề tài nghiêng về giải pháp tăng doanh thu cho khách sạn trong mùa thấp điểm thì việc phát triển sản phẩm mới phù hợp là rất cần thiết. Tất nhiên, các dịch vụ mới này như thế nào, quy mô ra sao …phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như đặc điểm thị trường mục tiêu, nguồn lực khách sạn…tuy nhiên nhìn chung cần phải hiểu cặn kẽ về các loại dịch vụ mới.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

EMAIL: khotailieu86@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *