hoàn thiện chính sách marketing cho công ty tnhh nhà thép peb

hoàn thiện chính sách marketing cho công ty tnhh nhà thép peb

hoàn thiện chính sách marketing cho công ty tnhh nhà thép peb. Đi cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa đất nước, nhu cầu về xây dựng các công trình công nghiệp ngày một lớn. Đối với loại công trình này, giải pháp nhà thép tiền chế với các điểm mạnh vượt trội như rút ngắn thời gian thi công, bền vững theo thời gian, đáp ứng được các yêu cầu thiết kế đặc biệt đang dần thay thế hoàn toàn cách thức xây nhà bê tông truyền thống. Theo sự lớn lên của nhu cầu, ngày càng nhiều công ty cả trong và ngoài nước tham gia vào thị trường cung cấp nhà thép tiền chế, tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Để phát triển hoạt động kinh doanh bền vững và thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đòi hỏi các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh tối ưu, phối hợp nhiều biện pháp, phương pháp cạnh tranh một cách có hiệu quả. Trong đó, nghiên cứu và phát triển marketing là một vấn đề cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.

Với các đặc điểm chung của một ngành công nghiệp, ngành xây dựng còn mang các đặc điểm riêng về yếu tố kỹ thuật, khách hàng khác hẳn những ngành khác. Marketing trong xây dựng nhìn chung còn khá mới mẻ và khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp trong lĩnh vực nhà thép tiền chế.

Công ty TNHH Nhà thép PEB có thể nói là đơn vị đầu tiên mang giải pháp nhà thép tiền chế đến Việt Nam, trải qua hàng chục năm luôn là đơn vị tiên phong dẫn đầu ngành, tuy nhiên để tiếp tục duy trì vị thế và phát triển sản xuất kinh doanh Công ty cần có chiến lược cụ thể để phát triển và quảng bá thương hiệu, tiếp cận khách hàng.

Với những lý do nêu trên, tôi đã quyết định chọn đề tài luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện chính sách marketing cho Công ty TNHH Nhà thép PEB ”.

1.  Mục tiêu nghiên cứu

– Tổng hợp các lý thuyết về marketing kinh doanh, tập trung vào việc xây dựng và thực thi các chính sách marketing, làm cơ sở cho việc vận dụng trong thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp.

– Đánh giá các thực trạng xây dựng và thực thi các chính sách marketing của Công ty TNHH Nhà thép PEB.

–  Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các chính sách marketing của Công ty TNHH Nhà thép PEB, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

2.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Chính sách marketing của Công ty TNHH Nhà thép PEB, tình hình thị trường và các đối thủ cạnh tranh.

Phạm vi nghiên cứu:  đề tài nghiên cứu trong phạm vi cơ sở dữ liệu tình hình hoạt động kinh doanh và marketing của Công ty TNHH Nhà thép PEB tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2016-2018.

3.  Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là các phương pháp điều tra thống kê, phương pháp chuyên gia, thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp và phân tích tài liệu để làm rõ các vấn đề dựa trên các cơ sở dữ liệu, tài liệu thu thập từ báo chí, dữ liệu thông tin đối thủ cạnh tranh, từ công ty TNHH Nhà thép PEB.

4.  Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Những cơ sở lý luận cơ bản về marketing trong doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng về chính sách marketing của Công ty TNHH Nhà thép PEB.

Chương 3: Hoàn thiện chính sách marketing của Công ty TNHH Nhà thép PEB.

hoàn thiện chính sách marketing cho công ty tnhh nhà thép peb
hoàn thiện chính sách marketing cho công ty tnhh nhà thép peb

1.1.1. Khái niệm về marketing hoàn thiện chính sách marketing cho công ty tnhh nhà thép peb

Thuật ngữ marketing được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1902 trên giảng đường trường Đại học Michigan ở Mỹ, đến năm 1910, tất cả các trường Đại học tổng hợp ở Mỹ bắt đầu giảng dạy môn học này. Trong kinh doanh, các doanh nghiệp thực hành các chức năng như thiết kế sản phẩm, định giá, phân phối, bán hàng, khuyến mãi, và còn nhiều thứ khác nữa. Đây là ví dụ về một định nghĩa mà tóm gọn ở nhiều khía cạnh khác nhau của marketing theo D.Steven Sinclair (1992).

Marketing là sự khám phá hoặc xác định về các nhu cầu và thực hiện các hoạt động cần thiết để hoạch định cũng như cung ứng các sản phẩm hay sản phẩm thoả mãn được các nhu cầu nào đó và định giá, khuyến mãi, phân phối cũng như trao đổi một cách hiệu quả những sản phẩm trên ở một mức giá chấp nhận được và theo cung cách đầy trách nhiệm đối với xã hội ” [21]

Có khá nhiều định nghĩa tương tự về marketing mà những định nghĩa này bao gồm hết tất cả mọi thứ thực sự có dính dáng đến từ marketing. Tuy nhiên hầu hết đều không đáp ứng được. Những người khác lại muốn tin rằng marketing chỉ đơn giản là khuyến mãi và bán sản phẩm. Ta phải nhận thức được rằng những điều đã nói ở trên đơn thuần chỉ là những mảnh đơn của một bức hình ghép mà thôi và tất cả chúng ta đều biết điều gì sẽ xảy ra nếu một số mảnh của bức hình ghép bị mất hay bị bỏ quên, bức hình sẽ không khớp. Có một cách khác như là một triết lý để xem xét về marketing “Một cách suy nghĩ có tính kỷ luật về các mục tiêu của doanh nghiệp và mối quan hệ với các mục tiêu tổng thể trong kinh doanh” [22]

“Khái niệm marketing dựa vào nền tảng của hai mục tiêu đơn giản. Các mục tiêu là nhắm đến sự thoả mãn khách hàng của doanh nghiệp trong khi vẫn tạo ra được lợi nhuận cho doanh nghiệp đó. Đây là một khái niệm khá đơn giản nhưng có tầm quan trọng sống còn cho thành công của doanh nghiệp” [23].

Theo Philip Kotler: Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”. [6]

Định nghĩa này bao trùm cả marketing trong sản xuất và marketing xã hội và nó dựa trên những khái niệm cốt lõi như sau: nhu cầu, mong muốn và yêu cầu, sản phẩm, giá trị, chi phí và sự hài lòng, trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ, thị trường, marketing và những người làm marketing.

Mục tiêu của Marketing:

Hoạt động marketing ảnh hưởng đến nhiều người theo nhiều cách khác nhau và lợi ích mà marketing đem lại có thể xung đột nhau giữa các đối tượng. Khách hàng bao giờ cũng mong muốn được cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng tại các địa điểm thuận lợi. Họ mong muốn có nhiều mặt hàng theo đặc tính và nhãn hiệu, nhân viên bán hàng phải tích cực, trung thực và lịch sự…

Như vậy, “Hoạt động marketing ảnh hưởng đến nhiều người theo nhiều cách khác nhau nên khó tránh khỏi việc gây ra các mâu thuẫn. Nhiều người rất ghét hoạt động marketing hiện đại, quy cho nó là phá hoại môi sinh, tấn công công chúng bằng những lối quảng cáo ngu ngốc, gây ra những mong muốn không cần thiết vv… Trong khi đó những người khác lại bảo vệ mạnh mẽ cho hoạt động marketing, cho rằng nó tạo ra những cơ hội để hạ thấp chi phí, gợi ý và hướng dẫn tiêu dùng, thúc đẩy các nỗ lực cá nhân theo hướng sáng tạo hơn, tạo ra nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm thích hợp’ [9].

Do đó, chúng ta cần thống nhất các mục tiêu của hệ thống marketing để có thể hiểu rõ hơn những lợi ích mà nó đem lại, trước khi đi vào tìm hiểu các nội dung chủ yếu của nó.

1.1.2. Vai trò của marketing

Marketing hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động thương mại, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết những khó khăn rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt cũng như xác định được cơ hội của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp kinh doanh có hiệu quả nhất.

Marketing hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhờ các hoạt động Marketing các quyết định đề ra trong sản xuất kinh doanh có cơ sở khoa học vững chắc hơn, doanh nghiệp có điều kiện và thông tin đầy đủ hơn, thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng. Marketing có ảnh hưởng to lớn đến quyết định về doanh số, chi phí, lợi nhuận và qua đó nó ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả của sản xuất kinh doanh [10].

1.1.3 Chức năng của marketing hoàn thiện chính sách marketing cho công ty tnhh nhà thép peb

Chức năng Marketing được xác định tùy thuộc vào đặc điểm về sản xuất kinh doanh và sản phẩm của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung có bốn chức năng chủ yếu:

Chức năng thích ứng: Là chức năng làm sản phẩm thích ứng với nhu cầu của khách hàng, của thị trường. Tính thích ứng của sản phẩm không chỉ về đặc tính sử dụng mà còn thích ứng về kiểu dáng, bao bì, mẫu mã, màu sắc…

Để thực hiện chức năng này, bộ phận Marketing phải phân tích môi trường và nghiên cứu thị trường nhằm dự báo và thích ứng với các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, tập hợp thông tin để quyết định các vấn đề Marketing đảm trách.

Với chức năng này, Marketing vừa nghiên cứu, thăm dò nhu cầu thị trường để vừa thỏa mãn tối đa nhu cầu đồng thời tạo ra nhu cầu mới, làm thay đổi cơ cấu nhu cầu giúp cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn [4].

Chức năng phân phối: Là chức năng tổ chức quá trình vận động hàng hóa sau khi sản xuất xong đến khi giao cho người tiêu dùng. Chức năng phân phối bao gồm các hoạt động sau: Tìm hiểu khách hàng, lựa chọn những khách hàng có khả năng tiêu thụ lớn nhất. Giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm cơ hội để ký kết hợp đồng tiêu thụ. Tổ chức vận chuyển hàng hóa, bảo quản, dự trữ, phân loại, đóng gói. Thực hiện các sản phẩm hỗ trợ cho người tiêu dùng như vận chuyển hàng đến nhà, tư vấn tiêu dùng và sử dụng. Giải quyết trở ngại, ách tắc làm cho quá trình lưu thông được thông suốt.

Chức năng tiêu thụ: Là chức năng rất quan trọng của Marketing. Nó giúp doanh nghiệp đẩy nhanh vòng quay của vốn, hạn chế rủi ro. Chức năng tiêu thụ được thực hiện thông qua hoạt động kiểm soát giá cả, các phương pháp nghiệp vụ và nghệ thuật bán hàng.

Chức năng yểm trợ: Là chức năng kích thích, tác động và thúc đẩy tiêu thụ. Chức năng yểm trợ bao gồm các hoạt động tổ chức, thực hiện, kiểm soát và đánh giá các chiến lược truyền thông tích hợp, chương trình kích thích tiêu thụ đảm bảo chất lượng toàn diện.

hoàn thiện chính sách marketing cho công ty tnhh nhà thép peb
hoàn thiện chính sách marketing cho công ty tnhh nhà thép peb

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *