Giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở

Giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở

Giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở

1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận của công tác tư tưởng, có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng, là nhiệm vụ quan trọng trong toàn Đảng, toàn xã hội, nhằm chuyển tải những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. Vấn đề này có ý nghĩa rất lớn đến với việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt coi trọng vị trí, vai trò của giáo dục lý luận chính trị. Người luôn nhấn mạnh đến giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, coi đây là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của cách mạng.

Trong giai đoạn hiện nay, trước tình hình chính trị thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, cùng với sự tác động của cơ chế thị trường, đã dẫn đến sự dao động về chính trị, tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn; một số rất ít cán bộ, đảng viên bị phần tử xấu lợi dụng, lôi kéo, kích động, xúc giục, mua chuộc đã có tư tưởng, việc làm chống Đảng, Nhà nước” [25, tr.185].

Hiện nay, vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên xem nhẹ việc học tập lý luận chính trị. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa XII của Đảng chỉ rõ: “Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước” [26, tr.28]. Đây là một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên cần phải được ngăn chặn, đẩy lùi.

Vì vậy, đòi hỏi mỗi người cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp cơ sở phải nắm vững, hiểu biết sâu sắc về lý luận chính trị thì mới nắm chắc được các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, từ đó mới vận dụng vào tình hình thực tế ở địa phương. Muốn làm được như vậy, công tác giáo dục lý luận chính trị phải luôn giữ vai trò nồng cốt. Cho nên, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên nói chung và nhất là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở huyện Sơn Hà nói riêng.

Trong thời gian qua, công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở ở huyện Sơn Hà luôn được cấp cấp ủy Đảng quan tâm và đẩy mạnh. Vì vậy, số lượng cán bộ cấp cơ sở được nâng cao trình độ lý luận ngày càng tăng, giúp cho đội ngũ này có năng lực tư duy lý luận, khả năng tổng kết thực tiễn, vận dụng tốt đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn địa phương.

Tuy nhiên, công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở còn nhiều hạn chế như: chậm đổi mới nội dung và phương pháp, hình thức; một số cán bộ, đảng viên chưa nhận thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ lý luận chính trị, cho nên đôi khi đi học chỉ mang tính hình thức, đối phó. Do vậy, việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở huyện Sơn Hà là yêu cầu vừa mang tính cấp thiết vừa là chiến lược lâu dài.

Vì những lý do trên, nên tôi chọn vấn đề: “Giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Chính trị học.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Làm rõ cơ sở lý luận về lý luận chính trị, giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở trên địa bàn huyện Sơn Hà.

– Đánh giá đúng thực trạng chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.

– Đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trên trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.

4.2. Khách thể nghiên cứu: Cán bộ cấp cơ sở

4.3. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cán bộ cấp cơ sở trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi gồm 14 xã, thị trấn.

Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2013 đến 2018.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

– Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về lý luận chính trị và vai trò của giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cán bộ cấp cơ sở trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.

– Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, khảo sát, nghiên cứu tài liệu.

6. Những đóng góp, ý nghĩa của luận văn

– Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cán bộ cấp cơ sở ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.

– Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cán bộ cấp cơ sở ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.

– Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được kết cấu trong 3 chương.

 

Giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở
Giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở

Chương 1. cơ sở lý luận của giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ

1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài:

1.1.1. Giáo dục lý luận chính trị

1.1.1.1. Lý luận

Lý luận luôn luôn tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển trí tuệ của con người. Trong tất cả các lĩnh vực đời sống, xã hội, tư duy… khi nó trở thành đối tượng nghiên cứu của con người, thì kết quả của quá trình nghiên cứu đó đều được thể hiện dưới hình thức tri thức lý luận, với trình độ khái quát hoá nhất định. Theo Từ điển Triết học: “Lý luận là sự tổng hợp các tri thức về tự nhiên và xã hội tích luỹ được trong quá trình lịch sử” [52, tr.526].

Lý luận là một phạm trù rất rộng lớn, nó luôn tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của con người và xã hội. Vì vậy, lý luận được diễn đạt và tiếp cận với nhiều cách khác nhau. Theo quan điểm duy vật biện chứng, lý luận là sản phẩm của sự phát triển cao của nhận thức. Quá trình nhận thức của con người được trải qua hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính chính là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức, là sự phản ánh trực tiếp, cụ thể và sinh động hiện thực khách quan vào giác quan của con người. Nhận thức lý tính, là giai đoạn cao của nhận thức, nó là sự phản ánh gián tiếp và khái quát hiện thực. Nếu nhận thức cảm tính mới chỉ dừng lại ở cái bề ngoài, chưa phân biệt được cái riêng và cái chung, bản chất và hiện tượng… thì nhận thức lý tính sẽ giúp con người đi sâu vào mối liên hệ bản chất, cái bên trong của sự vật, do đó nhận thức được sự vật sâu sắc và đầy đủ hơn.

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Lý luận là hệ thống những tư tưởng được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, có tác dụng chỉ đạo thực tiễn. Lý luận là những kiến thức được khái quát và hệ thống trong một lĩnh vực nào đó” [56, tr.544- 545].

Trong tài liệu Phương pháp giảng dạy lý luận chính trị do Ban Tuyên giáo Trung ương xuất bản năm 2008 cho rằng: “Lý luận, hiểu theo nghĩa chung nhất là các khái niệm, phạm trù, quy luật được khái quát từ hoạt động thực tiễn của con người. Lý luận là kết quả nhận thức chủ quan của con người đối với những hiện tượng khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy” [2, tr.7].

Tác giả Đoàn Thế Hanh trong bài viết: Tăng cường nhận thức lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá X, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 781 đã khẳng định: “Lý luận là hệ thống tri thức đã được khái quát, tạo ra một quan niệm hoàn chỉnh về quy luật và về mối quan hệ cơ bản của hiện thực. Lý luận là sự phản ánh và tái hiện hiện thực khách quan. Mọi lý luận đều quy định bởi hoàn cảnh lịch sử trong đó nó hình thành từ điều kiện cụ thể của lịch sử sản xuất, kỹ thuật và thực nghiệm” [28, tr.1].

Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử” [38, tr.497]. Điều này càng làm cho chúng ta không những làm sáng tỏ quan niệm triết học về lý luận mà còn làm sáng tỏ nguồn gốc, cách thức hình thành lý luận. Trong thực tiễn, chúng ta không thể dùng những hiểu biết kinh nghiệm để hành động mà cần phải dùng lý luận làm kim chỉ nam cho mọi hành động, soi đường, chỉ đạo thực tiễn.

Nói về vai trò của lý luận đối với thực tiễn, Mác cũng đã chỉ rõ: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”[29, tr.580]. Lênin viết: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng… chỉ đảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn mới có khả năng làm tròn chiến sĩ tiên phong” [43, tr.30-32]. Do vậy, Lý luận của Mác, Lênin là vũ khí quan trọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh xoá bỏ áp bức, bóc lột, bất công để xây dựng một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.

Lý luận có vai trò rất quan trọng, nhưng nếu chúng ta học tập lý luận mà không gắn với thực tế thì sẽ dễ dẫn đến sai lầm trong hành động, nên giữa lý luận và thực tiễn luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, là điều kiện, là tiền đề cho sự phát triển của nhau. Vì vậy, chúng ta không nên nhấn mạnh vai trò của lý luận mà xem nhẹ vai trò thực tiễn, theo V.I. Lênin: “Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận), vì nó có ưu điểm không những của tính phổ biến, mà cả của tính hiện thực trực tiếp” [46, tr.230]. Điều này tiếp tục được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông.” [44, tr.498]. Theo Người, hoạt động lý luận của người cán bộ cần phải đáp ứng nhu cầu của người cách mạng; đồng thời phải biết vận dụng lý luận đó một cách sáng tạo trước mọi biến đổi của cách mạng, không nên rập khuôn máy móc, giáo điều và Người còn căn dặn trong cách viết không nên viết dài, nói dài, trừu tượng mà phải nói ngắn gọn, cô đọng, súc tích, sinh động thì quần chúng mới hiểu được.

Lênin cũng đã phê phán phái Makhơ trong việc tách lý luận ra khỏi thực tiễn rằng: “trong lĩnh vực đạo đức, trong đời sống xã hội, trong tất cả những lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực “tìm tòi” ra thì lại phó mặc vấn đề cho sự đánh giá “chủ quan”…” [45, tr.230]. Cho nên, việc học lý luận là việc rất quan trọng, nhưng học lý luận làm sao phải gắn với thực tiễn lại càng quan trọng hơn đối với cán bộ, đảng viên hiện nay. Là người đảng viên, cán bộ thì phải thường xuyên trau dồi về lý luận, về những tri thức khoa học. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Học lý luận không phải để nói mép, nhưng biết lý luận mà không thực hành là lý luận suông. Học là để áp dụng vào việc làm. Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp. Có lý luận thì mới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng, làm cho đúng [36, tr.47].

Như vậy, chúng ta thấy lý luận có rất nhiều cách hiểu khác nhau, nhiều cách tiếp cận khác nhau. Song, nó lại có nhiều điểm tương đồng, thể hiện nội dung gần như giống nhau. Trên cơ sở đó, có thể rút ra kết luận về khái niệm lý luận: Lý luận là hệ thống tri thức được khái quát từ những kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực. Vì vậy, lý luận được hình thành từ hoạt động thực tiễn của con người.

1.1.1.2. Chính trị

Chính trị là lĩnh vực của đời sống xã hội, được hình thành từ khi xã hội phân chia thành giai cấp và có tổ chức nhà nước. Có thể nói, sự thăng trầm của lịch sử nhân loại, xét đến cùng đều có nguồn gốc sâu xa từ những thay đổi trong lĩnh vực chính trị. Vì tính chất phức tạp của nó, mà cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh khái niệm chính trị. Chính trị có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp cổ “Politika” có nghĩa là công việc nhà nước hay những công việc xã hội liên quan đến nhà nước, là nghệ thuật cai trị đất nước, đó còn là một tổ chức xã hội nằm dưới quyền lực nhất định, quyền lực nhà nước. Với vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, các vấn đề chính trị đã thu hút nhiều nhà tư tưởng lớn của nhân loại nghiên cứu về nó. Đã có khá nhiều nhà tư tưởng lỗi lạc nghiên cứu về những khía cạnh khác nhau của lĩnh vực chính trị trong lịch sử. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn có những quan niệm khác nhau về phạm trù “chính trị”.

Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, chính trị đã từng là lĩnh vực hoạt động, là công cụ đặc quyền của những nhóm người thống trị trong xã hội buộc những người bị trị phải phục tùng và thực hiện lợi ích cho họ. Chính trị được coi là đặc quyền của tầng lớp bên trên thậm chí là của một thiên tử. Điển hình là Khổng Tử, ông là một trong những nhà tư tưởng đầu tiên có cách tiếp cận riêng đến Học thuyết chính trị. Căn bản trong học thuyết của ông là: quân tử (người cầm quyền) nên học tự kỷ luật, chỉ những người quân tử có đức sáng mới có thể cai trị thiên hạ tốt bằng chính tấm gương đạo đức và tình thương yêu dân chúng của mình. Nên cai trị người dân của mình bằng chính gương của mình, và nên đối xử với họ bằng tình thương và sự quan tâm. Tư tưởng về chính trị của ông là “đức trị” vì lấy đạo đức làm gốc hay còn gọi là “nhân trị”. Tuy nhiên, quan niệm của Khổng Tử về chính trị chỉ khai thác yếu tố tinh thần (đạo đức) chứ không mang yếu tố vật chất.

Cùng với sự ra đời và phát triển của tư tưởng dân chủ, nhất là những thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ đã làm cho chính trị trở thành công việc của đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Công dân có quyền tham gia vào chính trị, vào công việc của nhà nước và quản lý xã hội. Tuy nhiên, mức độ và trình độ tham gia phụ thuộc vào điều kiện của mỗi người. Chính trị là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm từ lâu đã được các nhà tư tưởng, triết học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn những quan niệm khác nhau về khái niệm chính trị.

Trong tác phẩm Chính trị của Platon, nhà Triết học Cổ đại  Hi Lạp (427- 347 TrCN) đã xem chính trị là “nghệ thuật cung đình” liên kết trực tiếp các chuẩn mực của các anh hùng và sự thông minh. Ông cho rằng tất cả những chế độ chính trị theo truyền thống như dân chủquân chủchính thể đầu sỏchính thể hào hiệp vốn đã đồi bại, tham nhũng và nhà nước nên được điều hành bởi tầng lớp những người cầm quyền cũng là triết gia được giáo dục tốt. Họ được đào tạo từ lúc chào đời và được chọn dựa trên năng lực: những người có kỹ năng đặc biệt về quan sát tổng quan xã hội. Platon đã dành khá nhiều thời gian cho việc nghiên cứu chính trị, ông đã từng cho rằng: chính trị là nghệ thuật cai trị, cai trị bằng sức mạnh là độc tài, cai trị bằng thuyết phục mới đích thực là chính trị. Như vậy đối với ông, chính trị là sự cai trị con người một cách nghệ thuật.

Triết gia Aristotle (384- 322 TrCN) là nhà bác học vĩ đại của văn minh Hi Lạp, Trong hai công trình nghiên cứu về chính trị là Chính trị và Hiến pháp Aten, ông quả quyết rằng con người có khuynh hướng tự nhiên gắn bó với nhau thành xã hội. Do đó, con người là một động vật chính trị, sống có trách nhiệm với cộng đồng. Ông ta cho rằng luân thường và chính trị có liên kết chặt chẽ với nhau và một đời sống thật sự đạo đức chỉ có thể có ở những người tham gia vào chính trị. Theo ông, tư cách công dân của một con người không chỉ được xác định bởi sự sinh sống, đi lại, cư trú mà cần có một tiêu chuẩn xác định đó là: công dân có quyền tham gia vào chính sự và giữ những chức vụ trong chính quyền. Hơn nữa, đối với các nhà lãnh đạo thì cần thêm một đức tính ngoài những đức tính mà một công dân cần có đó là “khôn ngoan chính trị”. Đối với ông, chính trị là khoa học lãnh đạo con người, khoa học kiến trúc xã hội của mọi công dân. Tuy nhiên, quan niệm chính trị của ông có nhiều hạn chế về mục tiêu giai cấp, về quyền tự do cá nhân nhưng quan niệm chính trị của ông là sự khái quát những quan điểm về chính trị của thời Cổ đại.

Các quan điểm trên, tuy có chứa một số những nhân tố nhất định, nhưng chưa nêu lên được nội dung cơ bản của “chính trị”, đó là: chính trị là một thực thể tồn tại trong đời sống với những cấp độ khác nhau: cá nhân, cộng đồng, giai cấp, dân tộc… liên quan đến công việc của nhà nước. Khắc phục những hạn chế trên, mặc dù chưa đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về chính trị, nhưng các nhà kinh điển Mác- Lênin đã đưa ra những quan điểm có giá trị định hướng cho việc xác định đúng đắn về chính trị. Tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa Mác- Lênin là: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” [30, tr.628].

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì chính trị là một hiện tượng lịch sử xuất hiện và tồn tại khi xã hội phân chia thành giai cấp và hình thành nhà nước. Chính trị giữ vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội. Chính trị là lĩnh vực hoạt động phức tạp, luôn thu hút các nhà tư tưởng đi sâu vào nghiên cứu, khám phá, cố gắng làm sáng tỏ bản chất đầy bí ẩn của chính trị.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, khi kinh tế phát triển đến một trình độ nhất định, xã hội phân chia thành giai cấp và mâu thuẫn giữa các giai cấp trở nên gay gắt không thể điều hoà được thì Nhà nước, chính trị ra đời. Cho nên chính trị luôn mang bản chất giai cấp. Các ông xem xét chính trị với tư cách là một hiện tượng xã hội – chính trị mang tính lịch sử và chỉ ra vai trò to lớn của nó trong đời sống xã hội. Vì thế, chính trị không chỉ mang bản chất giai cấp mà còn mang bản chất dân tộc, cho nên trong đấu tranh chính trị, việc xử lý quan hệ giai cấp – dân tộc được đặt ra giải quyết thường xuyên. Đấu tranh chính trị là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp, theo Mác thì bất cứ một cuộc cách mạng xã hội nào cũng có tính chất chính trị vì nó trực tiếp đụng chạm đến vấn đề quyền lực chính trị và thể chế xã hội cũ. Lênin chỉ rõ “chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế” có nghĩa là các tổ chức chính trị, các hình thức nhà nước thay đổi và phát triển dựa trên cơ sở kinh tế của xã hội. Những quan hệ chính trị, những vấn đề chính trị có ảnh hưởng trở lại mạnh mẽ đối với kinh tế hoặc là thúc đẩy hoặc là cản trở sự phát triển kinh tế. Chính trị được biểu hiện bởi các tri thức được tích lũy trong quá trình lịch sử và những quan hệ kinh tế gắn với con người, với giai cấp, với dân tộc và với thời đại. Theo Lênin “Chính trị có tính logic khách quan của nó không phụ thuộc vào những dự tính cá nhân, của đảng này hay đảng khác” (44, tr.246), chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng, nó luôn tồn tại và gắn liền với điều kiện lịch sử cụ thể, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của một cá nhân hay giai cấp, chính đảng nào. Và với tư cách là một thiết chế xã hội, chính trị luôn luôn tìm cách dẫn dắt xã hội theo tư tưởng của giai cấp nắm quyền thống trị. Như vậy, tùy theo cách tiếp cận mà có những quan niệm khác nhau về chính trị song theo nghĩa chung nhất thì chính trị là những vấn đề về điều hành bộ máy nhà nước hoặc những hoạt động của giai cấp, chính đảng nhằm duy trì quyền điều hành nhà nước.

Kế thừa những tư tưởng của các nhà chính trị đi trước, Lênin cũng chú trọng đến vấn đề chính trị. Theo ông, chính trị có thể hiểu với một số nội dung như sau:

Một là, chính trị là lợi ích, là quan hệ lợi ích, là đấu tranh giai cấp, trước hết vì lợi ích giai cấp.

Hai là, cái căn bản nhất của chính trị là tổ chức chính quyền, quyền lực nhà nước; là sự tham gia vào công việc nhà nước; định hướng, xác định, nhiệm vụ của nhà nước.

Ba là, “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế” [46, tr.349], là việc xây dựng nhà nước về kinh tế. Đồng thời, chính trị chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế.

Bốn là, chính trị là lĩnh vực phức tạp nhất, nhạy cảm nhất liên quan đến vấn đề hàng triệu người. Giải quyết những vấn đề chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật.

Cũng theo Lênin, những quan hệ chính trị, những vấn đề chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với kinh tế hoặc thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển của kinh tế. Nó còn biểu hiện trên các tri thức được tích luỹ trong quá trình lịch sử và những quan hệ thực tế gắn với con người, với giai cấp, với dân tộc và thời đại.

Theo Bách khoa Toàn thư Wikipedia: Chính trị là tiến trình một nhóm người đưa ra quyết định. Mặc dù thuật ngữ này thường ám chỉ hoạt động của chính quyền ở cấp quốc gia, nhưng chính trị cũng tồn tại trong tất cả các nhóm người có tương tác với nhau khác như doanh nghiệp, trường học hay nhóm tôn giáo… Bất kỳ vấn đề chính trị nào cũng đều có liên quan đến quyền lợi của các giai cấp và nhà nước. Chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng, bao gồm: hệ tư tưởng chính trị, nhà nước, các đảng phái xuất hiện khi nhà nước phân chia thành các giai cấp dựa trên cơ sở hạ tầng kinh tế. Việc hình thành một quan điểm chính trị đúng về lĩnh vực kinh tế là điều kiện để giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ kinh tế. Hơn nữa chính trị là sự biểu hiện tập trung của nền văn minh, của hoạt động sáng tạo.

Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng ấn hành năm 2006 cũng cho rằng: Chính trị là “Những vấn đề về tổ chức và điều khiển bộ máy Nhà nước trong nội bộ một nước và quan hệ chính thức giữa các nước với nhau”; “Những hoạt động của một giai cấp, một chính đảng. Một tập đoàn xã hội nhằm giành lấy hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy Nhà nước”; “Những biểu hiện về mục đích, đường lối, nhiệm vụ đấu tranh của một giai cấp, một chính đảng nhằm giành lấy hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy Nhà nước” [56, tr.163].

1.1.1.3. Lý luận chính trị

Lý luận chính trị ra đời và được hình thành trên cơ sở nền tảng tư tưởng của học thuyết Mác-xít, một hệ thống hoàn chỉnh và khoa học với những quan điểm triết học, kinh tế học và chính trị xã hội. Lý luận chính trị chính là lý luận trong lĩnh vực chính trị. Lý luận chính trị là hệ thống lý luận về một lĩnh vực chính trị, phản ánh trực tiếp tập trung lợi ích của một giai cấp, một chính đảng nhất định trong xã hội. Lý luận chính trị là cơ sở lý luận cho hệ thống các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của một đảng hay một giai cấp nhằm giành, giữ và thực thi quyền lực Nhà nước.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HCM\LE THI LAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *