Giải pháp tạo động cơ làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ Phần Quản Lý Công Viên Chủ Đề Việt Quốc

Giải pháp tạo động cơ làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ Phần Quản Lý Công Viên Chủ Đề Việt Quốc

Giải pháp tạo động cơ làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ Phần Quản Lý Công Viên Chủ Đề Việt Quốc

1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1.1.1. Nhu cầu

Từ lâu nhu cầu đã là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa học nghiên cứu sinh học cũng như xã hội. Vấn đề về nhu cầu đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới đề cập và nghiên cứu. Có thể nói nhu cầu là hiện tượng phức tạp, đa diện, đặc trưng cho mọi sinh vật. Sự hiện diện của nhu cầu ở bất kì sinh vật nào, hoặc ở bất kì xã hội nào được xem như cơ thể sống phức tạp, là đặc điểm để phân biệt chủ thể đó với môi trường xung quanh. Chính tính đa dạng của đối tượng tạo nên sự vô hạn của nhu cầu. Marshall viết rằng: “Không có số để đếm nhu cầu và ước muốn”.

Từ xa xưa, Aristotle đã cho rằng con người có hai loại nhu cầu chính: thể xác và linh hồn. Sự phân loại này mang tính ước lệ lớn nhưng nó ảnh hưởng đến tận thời nay và người ta quen với việc phân nhu cầu thành “nhu cầu vật chất” và “nhu cầu tinh thần”. Ngoài ra còn tồn tại nhiều kiểu phân loại khác dựa trên những đặc điểm hay tiêu chí nhất định.

Theo Lương Văn Úc (2010), Giáo trình Tâm lý học lao động có định nghĩa “Nhu cầu là những đòi hỏi của cá nhân để tồn tại và phát triển, nhu cầu thường là những đòi hỏi đi từ thấp tới cao, nhu cầu có tính phong phú, đa dạng, thay đổi theo bối cảnh (cá nhân và xã hội…)”.

Giải pháp tạo động cơ làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ Phần Quản Lý Công Viên Chủ Đề Việt Quốc
Giải pháp tạo động cơ làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ Phần Quản Lý Công Viên Chủ Đề Việt Quốc

1.1.2. Động cơ

Động cơ là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong đời sống xã hội và trong quan hệ lao động. Trong kinh tế, động cơ được định nghĩa và hiểu theo nhiều cách khác nhau:

Theo từ điển tiếng Việt : Động cơ được hiểu là cái thúc đẩy, làm cho phát triển.

Theo Mitchell ông cho rằng: “Động cơ là một mức độ mà một cá nhân muốn đạt tới và lựa chọn để gắn kết các hành vi của mình ”.

Theo Bolton: Động cơ được định nghĩa như một khái niệm để mô tả các yếu tố được các cá nhân nảy sinh, duy trì và điều chỉnh hành vi của mình theo hướng đạt được mục tiêu.

Từ những định nghĩa trên ta có thể đưa ra một cách hiểu chung nhất về động cơ như sau: Động cơ là tất cả những gì nhằm thôi thúc, khuyến khích động viên con người thực hiện những hành vi theo mục tiêu.

1.1.2. Động cơ lao động

Giải pháp tạo động cơ làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ Phần Quản Lý Công Viên Chủ Đề Việt Quốc
Giải pháp tạo động cơ làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ Phần Quản Lý Công Viên Chủ Đề Việt Quốc

1.2. NỘI DUNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC

1.2.1. Xác định nhu cầu của người lao động

Mỗi cá nhân khác nhau thì sẽ có những nhu cầu khác nhau về mặt vật chất và tinh thần. Có người sẽ đặt yếu tố tiền lương- tiền thưởng là quan trọng nhất khi họ tham gia vào Giám đốc, nhưng cũng có người lại cho rằng khả năng khẳng định mình mới là quan trọng… Vì vậy, mà động cơ của mỗi cá nhân là khác nhau. Giám đốc càng nhiều người thì việc tạo động cơ lại càng khó khăn hơn.

Con người – luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại của một Giám đốc, cũng với ý nghĩa lớn lao như thế, việc làm thế nào để người lao động có thể phát huy được những phẩm chất của mình để từ đó làm cho Giám đốc có thể lớn mạnh hơn không phải là một điều dễ. Đây có thể coi là một vấn đề rất phức tạp và trừu tượng, vì còn liên quan đến tâm lý học, mà đã là tâm lý học thì với mỗi cá nhân khác nhau có những tâm lý khác nhau, do đó để có thể thống nhất các cá nhân trong một tập thể, tạo ra được một mục đích chung cho Giám đốc thì phải có những phương pháp và cách thức thật khéo léo, tác động vào những nhu cầu và mục đích của người lao động. Suy cho đến cùng, người lao động làm việc là để thoả mãn những lợi ích và nhu cầu mà mình đặt ra cho bản thân và gia đình, vì thế doanh nghiệp nào biết cách tác động vào những yếu tố đó thì đã thành công trong việc kích thích họ làm việc và cống hiến cho Giám đốc, đây là mục đích cuối cùng và cũng là quan trọng nhất không chỉ của một doanh nghiệp mà của tất cả các doanh nghiệp đang tồn tại và phát triển trên thị trường. Vậy nên việc xác định nhu cầu của người lao động trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng.

Để xác định nhu cầu của người lao động thì doanh nghiệp có rất nhiều phương pháp khác nhau. Doanh nghiệp có thể sử dụng một phương pháp hoặt là kết hợp các phương pháp với nhau sao cho thuận tiện nhất đối với người lao động. Doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp điều tra xã hội học thông qua các bảng hỏi, bài phỏng vấn nhỏ; hay thông qua các kênh đối thoại để có thể lấy được ý kiến của nhân viên như hòm thư góp ý, trang web, forum của Công ty hay có thể là đường dây nóng…

1.2.2. Xây dựng và Giám sát thực hiện biện pháp kích thích về tài chính

Chế độ đãi ngộ tài chính trong doanh nghiệp là hình thức tạo động cơ cho nhân viên quan trọng nhất, thiết thực nhất được thực hiện bằng các công cụ tài chính bao gồm nhiều loại khác nhau như tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, cổ phần… và là nguyên nhân chính khiến con người làm việc lâu dài cho doanh nghiệp.

Giải pháp tạo động cơ làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ Phần Quản Lý Công Viên Chủ Đề Việt Quốc
D:\TÀI LIỆU LV HOÀN THÀNH\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\HOAN THANH 2020\BẬC ĐẠI HỌC\BC Quý Quảng Nam
1.2.2.1. Tạo động cơ lao động bằng tiền lương, tiền công, tiền thưởng, cổ phần

Tiền lương, tiền công (sau đây gọi chung là tiền lương) là số tiền người sử dụng lao động trả cho nhân viên tương ứng với số lượng, chất lượng lao động mà nhân viên đã hao phí trong quá trình thực hiện những công việc do người sử dụng lao động giao.

Về bản chất kinh tế tiền lương là giá cả sức lao động hình thành trên thị trường lao động và phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu về lao động, số lượng, chất lượng lao động.

Theo Maslow, hệ thống nhu cầu cá nhân gồm năm nhóm nhu cầu trong đó nhóm nhu cầu sinh lý hay nhu cầu vật chất là nhu cầu hàng đầu. Trong doanh nghiệp thì tiền công, tiền lương người lao động nhận được chính là hình thức cơ bản nhất của sự thoả mãn về nhu cầu sinh lý hay nhu cầu vật chất. Tiền công, tiền lương có thực sự là một đòn bẩy kinh tế hay không hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ thoả mãn nhu cầu vật chất của người lao động bằng chính khoản tiền công, tiền lương mình nhận được.

Tiền lương, tiền công về bản thân nó chưa phải là động cơ. Tiền lương, tiền công quá thấp không đủ để nhân viên tái sản xuất sức lao động, không đủ để họ lo toan cho con cái họ thì tiền công, tiền lương không thể trở thành động cơ cho người lao động đựơc, thậm trí nó còn có tác dụng phản nghịch. Tiền công, tiền lương chỉ trở thành động cơ khi nó đáp ứng đủ nhu cầu vật chất cho người lao động, tạo cho họ yên tâm về khoản thu nhập của mình.

Khi mức sống còn thấp thì việc nâng cao vai trò của tiền lương sẽ đáp ứng đúng nhu cầu thiết yếu nhất đối với nhân viên, đó là nhu cầu vật chất.

Để tiền lương trở thành động cơ thật sự, cần:

* Xây dựng hệ thống lương và phụ cấp công bằng, đảm bảo tính kích thích cao

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực như hiện nay thì việc xây dựng và kiện toàn chính sách lương, thưởng và đãi ngộ là hết sức cần thiết. Trả giá thấp, ứng xử thiếu công bằng, thiếu minh bạch đều làm cho doanh nghiệp khó có được đủ nguồn lực quan trọng số một này.

  • Việc chi trả lương phải đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc trong chi trả tiền lương:
    • Nguyên tắc trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau.
    • Nguyên tắc tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương.
    • Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các nhân viên khác.
  • Trong sản xuất kinh doanh phải xem xét tiền lương trên cả hai phương diện:

Thứ nhất: Tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền của chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó phải tính đúng, tính đủ các yếu tố hợp thành tiền lương, có vậy mới tính đúng giá thành của sản xuất kinh doanh.

Thứ hai: Tiền lương là một bộ phận thu nhập của doanh nghiệp phân phối cho nhân viên. Bởi vậy nguồn tiền lương phải do chính doanh nghiệp tạo ra từ kết quả hoạt động kinh doanh. Trả lương trên cơ sở nguyên tắc công bằng, công khai đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích của doanh nghiệp, của nhân viên và của xã hội.

– Tiền lương phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  • Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên.
  • Tiền lương phải dựa trên cơ sở thoả thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng sức lao động, song luôn luôn phải bảo đảm bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu mà Nhà nước qui định.
  • Tiền lương phải thoả đáng so với sự đóng góp của nhân viên và phải công bằng. Công bằng trong trả lương thể hiện ở sự so sánh giữa những người khác nhau trong Giám đốc và ở sự so sánh với mức lương trên thị trường.
  • Tiền lương phải đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu: Tiền lương là mối quan tâm hàng đầu của nhân viên; một chế độ tiền lương đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu có tác động trực tiếp tới động cơ và thái độ làm việc của họ; đồng thời làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý, nhất là quản lý tiền lương.

* Sử dụng hợp lý và công bằng các loại phụ cấp lương:

  • Phụ cấp lương là tiền trả công lao động ngoài tiền lương cơ bản, có ý nghĩa kích thích nhân viên thực hiện tốt công việc trong những điều kiện khó khăn, phức tạp hơn bình thường.

– Sử dụng các loại phụ cấp lương:

  • Phụ cấp lương là tiền trả công lao động ngoài tiền lương cơ bản, bù đắp thêm cho nhân viên khi họ phải làm việc trong những điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà chưa được tính đến khi xác định lương cơ bản.
  • Tiền phụ cấp có ý nghĩa kích thích nhân viên thực hiện tốt công việc trong những điều kiện khó khăn, phức tạp hơn bình thường.
  • Có rất nhiều loại phụ cấp khác nhau như: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp nguy hiểm, phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động…Ngoài ra, trong thực tế có một số loại phụ cấp khác, không phải là phụ cấp lương, cách tính không phụ thuộc vào mức lương của nhân viên như phụ cấp đi đường…

Để tiền lương luôn trở thành công cụ đãi ngộ hữu hiệu, các doanh nghiệp cần tìm cách gắn tiền lương với thành tích công tác của quản trị nhân sự. Trong thực tiễn hiện nay, các doanh nghiệp thường áp dụng một hoặc hai hình thức: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.

Trong doanh nghiệp hiên nay, hình thức trả lương theo sản phẩm được đa dạng hóa thành nhiều hình thức cụ thể khác nhau: Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế, trả lương sản phẩm gián tiếp, trả lương khoán sản phẩm, trả lương sản phẩm có thưởng và khoán có thưởng.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

EMAIL: khotailieu86@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *