Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai

Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai

Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai

  1. Tính cấp thiết của đề tài

          Con người luôn là nhân tố quan trọng, quyết định mọi sự thành công và phát triển của các doanh nghiệp. Do đó, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu với bất cứ doanh nghiệp, ngành hay một tổ chức kinh tế xã hội nào. Trong xã hội công nghệ phát triển hiện đại như hiện nay, đào tạo nguồn nhân lực càng trở thành nhu cầu cấp thiết.

          Chưa bao giờ kinh tế tri thức lại được nhắc nhiều đến như hiện nay khi coi nó là lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội. Do đó, việc đào tạo và nâng cao tri thức cho người lao động càng trở nên cấp thiết đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, văn hóa – xã hội, trong đó có Cục quản lý thị trường. Con người trong Cục quản lý thị trường đóng vai trò kiểm tra, kiểm soát thị trường và bình ổn mọi hoạt động thương mại trên địa bàn một tỉnh. Yếu tố con người cả về chuyên môn và phẩm chất đạo đức đóng vai trò quan trọng hàng đầu, quyết định sự vững mạnh của toàn đơn vị.

Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai

          Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai là đơn vị hành chính được giao nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi gian lận trong hoạt động thương mại. Trong thời đại hiện nay, các loại tội phạm trong hoạt động thương mại ngày càng phức tạp và có những thủ đoạn tinh vi nhằm qua mắt các lực lượng chức năng. Do đó, đội ngũ cán bộ đảm nhiệm công tác quản lý thị trường cần phải nắm vững các kỹ năng,  phương tiện kỹ thuật hiện đại để nhận biết và đối phó với các loại tội phạm có trình độ ngày càng cao này. Tuy nhiên, Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai chưa quan tâm nhiều đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu của thực tế cũng như bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chuyên môn ngày càng cao phục vụ cho công việc. Cục quản lý thị trường có tổ chức đào tạo cho cán bộ, nhân viên nhưng việc xác định nhu cầu đào tạo cảm tính, chủ quan của người quản lý, chưa dựa trên việc phân tích công việc, phân tích nhân viên; các bản kế hoạch đào tạo khá sơ sài, thiếu các nội dung quan trọng; và công tác đánh giá đào tạo chưa được chú trọng,…

          Chính vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài “Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Đề tài đánh giá thực trạng công tác Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai, từ đó đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

– Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đào tạo nguồn nhân lực.

– Phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai; từ đó tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của các điểm yếu đó.

– Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai.

Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai


  1. Câu hỏi nghiên cứu

          Để đạt được các mục tiêu trên, nghiên cứu tập trung đi trả lời các câu hỏi sâu đây:

– Những vấn đề lý luận nào về quản lý nhà nước đối với từng ngành sản xuất trên địa bàn huyện?

– Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai đang diễn ra như thế nào? Công tác đào tạo đó có các điểm mạnh, điểm yếu gì và nguyên nhân của các điểm yếu đó là gì?

– Các giải pháp nào được đề xuất nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai?

  1. Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai

    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

          – Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai.

          – Phạm vi nghiên cứu:

          + Phạm vi không gian: Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai.

          + Phạm vi thời gian: Luận văn phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017-2019 và đề xuất giải pháp đến năm 2025.

          + Phạm vi nội dung: Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai.

  1. Phương pháp nghiên cứu

          Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp phân tích tổng hợp dữ liệu, phương pháp so sánh dữ liệu, phương pháp thực nghiệm tổng kết thực tiễn hoạt động tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai. Ngoài ra còn sử dụng các bảng, biểu và hình minh họa nhằm làm tăng thêm tính trực quan và thuyết phục trong quá trình nhận xét, đánh giá.

          Luận văn tiến hành khảo sát 130 cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Cục Quản lý thị trường Gia Lai để có được những đánh giá khách quan và đầy đủ nhất về thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Cục trong thời gian qua.

  1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

          Về mặt khoa học: Luận văn là công trình khoa học đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về đào tạo nguồn nhân lực; phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện hơn công tác 

          Về mặt thực tiễn: Luận văn sẽ cung cấp cho lãnh đạo của Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai những giải pháp khả thi, hữu hiệu, góp phần nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai; khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai.

Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai

  1. 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu1.1.1. Nguồn nhân lực hành chính công

    Nhân lực là nguồn lực của mỗi người, bao gồm thể lực, trí lực và nhân cách. Theo Liên Hiệp Quốc (United Nations): “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước” [13].

    Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người (trước hết & cơ bản nhất là tiềm năng lao động), gồm: thể lực, trí lực, nhân cách của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của một tổ chức hoặc một cơ cấu kinh tế – BQL bán đảo Sơn Trà nhất định.

    Hành chính công là các hoạt động liên quan đến xây dựng chính sách và thực hiện chính sách công.

    Hành chính công là tập hợp tất cả các hoạt động của công chức Nhà nước có liên quan đến quản lý. Hành chính công là nền hành chính nhà nước, là tổng thể các tổ chức và định chế hoạt động của bộ máy hành pháp có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của Nhà nước, do các cơ quan có tư cách pháp nhân công quyền tiến hành bằng các văn bản dưới luật nhằm thực thi chức năng quản lý Nhà nước, giữ gìn bảo vệ quyền lợi công và phục vụ nhu cầu hằng ngày của nhân dân trong mối quan hệ giữ công dân và Nhà nước.

    Nguồn nhân lực hành chính công là những lao động tham gia trực tiếp vào các hoạt động hành chính công ở các cơ quan hành chính công ở các cơ quan nhà nước và có thu nhập từ hoạt động hành chính công đó. [14]

    Đối tượng chung của nguồn nhân lực cơ quan hành chính nhà nước và trong các tổ chức khác đều con người. Vì vậy, nhiều kỹ thuật trong quản lý và phát triển con người đều có thể áp dụng chung cho các loại hình tổ chức khác nhau này. Mặt khác, nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính nhà nước gồm những cán bộ viên chức đặc biệt (gồm chủ yếu là cán bộ, công chức), do đó nguồn nhân lực của tổ chức hành, chính nhà nước có những điểm khác biệt so với nguồn nhân lực trong các tổ chức thông thường khác.

    Sự khác biệt đó xuất phát từ sự khác nhau về công việc (việc làm) của tổ chức hành chính nhà nước so với các tổ chức thông thường khác. Vì thế, đòi hỏi nguồn nhân lực của các cơ quan hành chính nhà nước cũng có những tính chất khác so với hoạt động của các tổ chức khác. Hoạt động trong cơ quan hành chính nhà nước luôn gắn liền với quyền lực nhà nước. Cán bộ, công chức được sử dụng các nguồn lực của nhà nước để thực thi công vụ, họ hoạt động vì các mục tiêu chung của Nhà nước, không mang tính lợi nhuận. Các cơ quan nhà nước hoạt động trên những nguyên tắc khác với hoạt động của các tổ chức khác.

    "<yoastmark

    1.1.2. Đào tạo nguồn nhân lực hành chính công

    Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Khoa học BQL bán đảo Sơn Trà và Nhân văn Quốc gia, Việt Nam 2005: “Đào tạo: làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định “Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học” và “Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc”

    Đào tạo nguồn nhân lực là hoạt động làm cho con người trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Là quá trình học tập để làm cho cán bộ viên chức có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ.

    Đào tạo nguồn nhân lực hành chính công là quá trình cung cấp cho công chức những thông tin, kỹ năng và sự hiểu biết cần thiết về tổ chức cũng như mục tiêu của hoạt động hành chính công. Đào tạo nguồn nhân lực hành chính công là một quá trình học tập nghiệp vụ và kinh nghiệm tại môi trường làm việc trong hoạt động hành chính công để tìm kiếm sự thay đổi về chất tương đối lâu dài của một cá nhân, giúp cá nhân có thêm năng lực thực hiện tốt công việc của mình.

    Vậy tóm lại: Đào tạo nguồn nhân lực hành chính công là một quá trình học tập nghiệp vụ và kinh nghiệm tại môi trường làm việc trong hoạt động hành chính công để tìm kiếm sự thay đổi về chất tương đối lâu dài của một cá nhân, giúp cá nhân có thêm năng lực thực hiện tốt công việc của mình.

    1.1.3. Ý nghĩa của đào tạo nguồn nhân lực

    Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng nhất, tạo ra sức mạnh vật chất và tinh thần cho tổ chức, đặc biệt trong môi trường hội nhập và cạnh tranh hiện nay. Tổ chức muốn phát triển thành công, bền vững cần phải dựa trên nhiều nguồn lực, song chỉ có nguồn nhân lực mới là yếu tố quan trọng tạo ra động lực cho sự phát triển.

      Bên cạnh đó, trí thức ngày nay càng có vai trò quan trọng hơn đối với sự thành công và phát triển bền vững của các tổ chức. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ cùng với sự phát triển kinh tế mở, buộc các tổ chức phải biết thích ứng, do đó việc tuyển chọn, bố trí, đào tạo, động viên cán bộ viên chức nhằm đạt hiệu quả tốt nhất đang được các tổ chức quan tâm.

    Cán bộ công chức đóng vai trò quyết định đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Trong những năm qua với việc thực hiện cải cách hành chính, vấn đề đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước được đặc biệt chú trọng, vì thế chất lượng đội ngũ cán bộ công chức đã không ngừng tăng lên đáp ứng nhu cầu phát triển của đời sống BQL bán đảo Sơn Trà.

    Việc đào tạo, bồi dưởng CBCC có vai trò hết sức quan trọng:

    Thứ nhất, trang bị kiến thức, kỷ năng, phương pháp cho việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ công chức.

    Thứ hai, góp phần xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp có đủ năng lực để xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại.

    Thứ ba, hoạt động đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước là một công cụ của phát triển chức nghiệp.Với những vai trò chủ yếu sau:

    – Hoàn thiện chất lượng dịch vụ cung cấp cho công dân;

    – Tăng số lượng dịch vụ được cung cấp;

    – Giảm chi phí hoạt động;

    – Giảm nhưng sai phạm không đáng có;

    – Tăng sự hài lòng của công dân với tổ chức nhà nước;

    – Tạo cho cán bộ , công chức cập nhật kiến thức của bản thân:  bồi dưỡng để công chức thực thi tốt các văn bản pháp luật mới; cung cấp những kiến thức về công nghệ mới; học tiếng nước ngoài( tiếng Anh, pháp ); tạo ra đội ngũ công chức có chuyên môn, kỹ năng để thực thi công vụ tốt hơn, nhằm thực hiện cải cách nền hành chính nhà nước; phát triển năng lực để hoạch định và thực thi chính sách công; trung thành với chính phủ trong việc thực thi chính sách;thực hiện dịch vụ định hướng cán bộ viên chức theo hệ thống tiêu chuẩn; áp dụng kỹ năng quản lý mới; hoàn thiện đạo đức công chức nhằm chống tham nhũng;

    –  Tạo cơ hội để cơ cấu lại tổ chức bộ máy nhà nước nói chung và nền hành chính nói riêng.

     Đào tạo nguồn nhân lực cũng là để đáp ứng các nhu cầu của bản thân cán bộ viên chức nhằm kịp thời bổ sung những kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ được giao, nâng cao năng lực của bản thân đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài và nhu cầu tự hoàn thiện để khẳng định mình

    LIỆN HỆ:

    SĐT+ZALO: 0935568275

    EMAIL: khotailieu86@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *