Công tác thanh tra quản lý NSNN tỉnh Quảng Nam

Công tác thanh tra quản lý NSNN tỉnh Quảng Nam

Công tác thanh tra quản lý NSNN tỉnh Quảng Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đảng và Nhà nước ta luôn xác định thanh tra là công tác quan trọng, là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước.

Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế nhưng thể chế chính sách chưa được chuyển biến kịp thời để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước nên hiện tượng tham ô, tham nhũng, lãng phí, thất thoát đang diễn ra với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, gây nên những thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế của đất nước. Việc phòng chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát hiện nay được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, xem như đây làm nhiệm vụ để bảo vệ sự sống còn của Đảng, của Nhà nước và của cả dân dân tộc. Đồng thời, qua đó ta cũng thấy được rằng ngành thanh tra góp một phần quan trọng trong việc thực hiện các biện pháp để đạt được mục tiêu về KT-XH.

Trong thời gian qua UBND tỉnh Quảng Nam luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường hoạt động thanh tra nói chung và công tác thanh tra quản lý NSNN nói riêng nhằm kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những tồn tại, sai phạm trong quản lý, điều hành ngân sách, góp phần phòng ngừa tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra quản lý NSNN vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định như: Chất lượng các cuộc thanh tra chưa cao; đội ngũ cán bộ, công chức chưa được kiện toàn, trình độ và năng lực chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn bất cập về nhiều mặt như tri thức và năng lực thực thi nhiệm vụ. Do vậy, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra quản lý NSNN tại tỉnh Quảng Nam là một yêu cầu cấp thiết, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của thanh tra công tác quản lý NSNN trên phương diện lý luận và thực tiễn, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Công tác thanh tra quản lý NSNN tỉnh Quảng Nam” nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra ở tỉnh Quảng Nam.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm đạt các mục tiêu cụ thể sau:

– Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác thanh tra quản lý NSNN.

– Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2017.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam góp phần nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt công tác đấu tranh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu về công tác thanh tra quản lý NSNN

– Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu công tác thanh tra quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

– Phạm vi về thời gian: Số liệu thống kê, tài liệu nghiên cứu được tham khảo từ những cuộc thanh tra kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn từ năm 2013-2017.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

– Thu thập thông tin thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp từ các tài liệu:

+Luật thanh tra 2010; các văn bản, sách, báo, tạp chí, …

+ Thu thập, phân tích các báo cáo, số liệu các cuộc thanh tra NSNN trong 05 năm (2013-2017).

– Thu thập thông tin sơ cấp bằng phương pháp điều tra khảo sát

5.2. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp thống kê mô tả

– Phương pháp thống kê so sánh

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa lý luận: Đề tài hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thanh tra quản lý NSNN.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài đã phản ảnh, phân tích, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam. Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh tra, góp phần bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách pháp luật cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước, qua đó từng bước hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước trong lĩnh vực KT-XH.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác thanh tra quản lý NSNN.

Chương 2. Thực trạng công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam.

Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA

QUẢN LÝ NSNN

1.1. Khái quát về công tác thanh tra quản lý NSNN

1.1.1. Khái quát về công tác thanh tra

1.1.1.1. Khái niệm về công tác thanh tra

Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân .

1.1.1.2. Đặc điểm của công tác thanh tra

– Tính quyền lực.

– Tính khách quan.

– Tính độc lập tương đối.

– Luôn gắn với quản lý nhà nước.

– Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý, là công cụ phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

– Là một trong những biện pháp quan trọng để ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

1.1.1.3. Phân loại hoạt động thanh tra

Căn cứ theo chức năng quản lý, hoạt động thanh tra được phân thành 2 loại: thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

1.1.2. Khái quát về quản lý NSNN

1.1.2.1. Khái niệm quản lý NSNN

NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Quản lý NSNN là hoạt động của các chủ thể quản lý NSNN thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của NSNN nhằm đạt được các mục tiêu đã định.

1.1.2.2. Nội dung quản lý NSNN

– Quản lý thu NSNN

– Quản lý chi NSNN

– Quản lý cân đối thu – chi NSNN

1.1.3. Thanh tra quản lý NSNN

1.1.3.1. Khái niệm thanh tra quản lý NSNN

Thanh tra quản lý NSNN là một phần trong hoạt động thanh tra, thuộc lĩnh vực thanh tra nhà nước; là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác thu – chi NSNN.

1.1.3.2. Mục tiêu của thanh tra quản lý NSNN

– Nhằm phòng ngừa, phát hiện những sơ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý và sử dụng NSNN.

– Phát hiện và kết luận những sai phạm trong việc phân phối quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí NSNN cấp, nguồn thu phí lệ phí, viện trợ, hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, tài sản công và các loại quỹ khác….

– Phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân sách; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

1.1.3.3. Nguyên tắc thanh tra quản lý NSNN

– Trong quá trình thanh tra, kiểm tra phải tuân thủ đúng những quy định pháp luật, bảo đảm tính độc lập, nghiêm túc khi thực hiện những thủ tục cần thiết và trong phạm vi thẩm quyền cho phép.  

– Bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.

– Không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

 – Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.

– Sau khi kết thúc thanh tra, phải có Kết luận thanh tra; Đoàn thanh tra phải bàn giao đủ hồ sơ, tài liệu, chứng lý cho cơ quan quyết định thanh tra theo đúng qui định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

1.1.3.4. Quy trình tiến hành thanh tra quản lý NSNN

Một cuộc thanh tra được tiến hành theo ba bước gồm: chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra.

1.2. Nội dung của công tác thanh tra quản lý NSNN

1.2.1. Xác định mục tiêu, kế hoạch thanh tra quản lý NSNN

Trước hết, chuẩn bị và quyết định thanh tra, bao gồm các công việc sau:

– Thu thập thông tin: Lập đề cương thu thập thông tin với nội dung thông tin cần thu thập, tổ chức thu thập thông tin

– Lập báo cáo khảo sát: Nghiên cứu, phân tích các thông tin thu thập được, đánh giá nhận định theo nội dung

– Lập kế hoạch thanh tra: Lập kế hoạch thanh tra cần phải đảm bảo những nội dung cơ bản như: Mục đích, yêu cầu cuộc thanh tra; Nội dung thanh tra, trong đó nêu rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm; Danh sách các đơn vị được thanh tra, xác minh; Thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra;

– Ra quyết định, phê duyệt kế hoạch thanh tra. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước hoặc Chánh thanh tra ra quyết định thanh tra, đồng thời phê duyệt kế hoạch thanh tra.

– Chuẩn bị triển khai thanh tra: Thông báo kế hoạch và yêu cầu đối tượng thanh tra chuẩn bị những công việc liên quan tới buổi công bố quyết định thanh tra; thời gian, địa điểm và thành phần dự họp công bố quyết định thanh tra.

1.2.2. Tổ chức thực hiện thanh tra quản lý NSNN

– Công bố quyết định thanh tra: Trong thời hạn theo quy định của Pháp luật, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra.

– Thực hiện thanh tra: Là quá trình sử dụng các phương pháp thanh tra, phát hiện, làm rõ các vấn đề, sự việc để kết luận chính xác, trung thực, khách quan.

+ Thanh tra việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ về tài chính

+ Thanh tra nguồn thu theo quy định

+ Thanh tra thực hiện dự toán chi

Thanh tra việc sử dụng kinh phí thực hiện chế độ tự chủ.

Thanh tra việc sử dụng kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ

Thanh tra kinh phí thực hiện đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức

Thanh tra đối với một số khoản kinh phí khác

+ Thanh tra việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng ổn định thu nhập

+ Thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản cố định

+ Thanh tra việc thu nộp thuế thu nhập cá nhân

+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật về kế toán

+ Thanh tra việc thực hiện công khai tài chính

1.2.4. Xử lý kết quả sau thanh tra quản lý NSNN

– Lập Báo cáo kết quả thanh tra, ký và gửi tới người ra quyết định thanh tra, kèm theo bản dự thảo Kết luận thanh tra. Trên cơ sở đó, người ra quyết định thanh tra xem xét và ra văn bản Kết luận thanh tra.

– Sau khi ban hành Kết luận thanh tra, Trưởng đoàn có trách nhiệm bàn giao hồ sơ cuộc thanh theo quy định.

– Họp rút kinh nghiệm, đánh giá ưu, nhược điểm của cuộc thanh tra từ khâu chuẩn bị cho đến bàn giao hồ sơ tài liệu, rút ra bài học kinh nghiệm; đề xuất khen thưởng người làm tốt và xử lý những người có sai phạm.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra quản lý NSNN

1.3.1. Điều kiện tự nhiên, KT-XH của địa phương

1.3.2. Hệ thống các văn bản pháp luật

1.3.3. Tổ chức bộ máy thanh tra

1.3.4. Chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra

1.4. Kinh nghiệm trên thế giới và trong nước về công tác thanh tra quản lý NSNN

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

– Công tác thanh tra của Anh

– Công tác thanh tra của Trung Quốc

– Công tác thanh tra của Hàn Quốc

1.4.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam

Thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề bức xúc, dễ phát sinh các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng.

Phương châm hoạt động thanh tra lấy ngăn ngừa là chính. Thực hiện các hình thức kiểm tra nội bộ, kiểm tra từ bên ngoài tạo thành cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên, ngăn chặn kịp thời vi phạm pháp luật và những kẽ hở của cơ chế, chính sách, pháp luật.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Nam

– Công tác khảo sát.

– Xây dựng kế hoạch thanh tra

– Thực hiện thanh tra đúng nội dung thanh tra theo kế hoạch,, thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục.

– Phải thực hiện tốt công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan.

– Coi trọng công tác xử lý sau thanh tra.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA QUẢN LÝ

NSNN TẠI THANH TRA TỈNH QUẢNG NAM

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, KT-XH của tỉnh Quảng Nam

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tổng diện tích tự nhiên 10.574,74 km2 với 15 huyện, 01 thị xã và 2 thành phố, trong đó có 9 huyện miền núi và 9 thành phố, huyện, thị xã, đồng bằng, dân số gần 1,5 triệu người, có 93,6% là dân tộc kinh, gần 6,4% dân số là các dân tộc ít người.

2.1.2. Điều kiện KT-XH

Tình hình thực hiện nhiệm vụ đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện. Hầu hết các chỉ tiêu kinh – xã hội đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng.

2.1.3. Tình hình thu – chi NSNN tại tỉnh Quảng Nam

2.1.3.1. Về phân cấp nguồn thu

– Phân cấp nguồn thu ngân sách trung ương: các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% gồm thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu; thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu; …

– Phân cấp nguồn thu NSNN trên địa bàn tỉnh:

+ Các khoản thu 100% của ngân sách cấp tỉnh gồm: Phí xăng, dầu; Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí, các khoản thu sự nghiệp do các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh tổ chức thu; … Các khoản thu khác ngân sách tỉnh theo quy định của pháp luật.

+ Các khoản thu 100% ngân sách huyện, thành phố gồm: Thuế môn bài; Phần nộp ngân sách teho quy định từ các khoản phí, lệ phí, các khoản thu sự nghiệp do cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện tổ chức thu ;… Thu khác theo quy định.

+ Các khoản thu 100% ngân sách xã, phường, thị trấn gồm: Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ cá thể kinh doanh; Phần nộp ngân sách cấp xã theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí, các khoản thu sự nghiệp; … thu khác ngân sách cấp xã theo quy định của pháp luật.

+ Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ (%) giữa các cấp ngân sách: Phân chia 3 nhóm cấp huyện:

Nhóm 1: Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn, Núi Thành, Phước Sơn

Nhóm 2: Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh

Nhóm 3: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn

2.1.3.2. Phân cấp nhiệm vụ chi

Nội dung chi NSNN được phân loại theo tổ chức kinh tế, từ ngân sách trung ương đến ngân sách địa phương đều có các khoản chi cơ bản giống nhau: Chi đầu tư, phát triển và chi thường xuyên.

2.2. Khái quát về cơ quan thanh tra Quảng Nam

2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

– Thanh tra tỉnh là cơ quan ngang sở thuộc UBND tỉnh có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh.

– Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng

2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Tổ chức bộ máy của Thanh tra tỉnh gồm có: 01 Chánh thanh tra, 03 Phó chánh thanh tra, 05 phòng nghiệp vụ và Văn phòng.

2.2.3. Tình hình đội ngũ cán bộ công chức của Thanh tra tỉnh Quảng Nam

Tổng số cán bộ, công chức là 35 người, chuyên ngành chủ yếu là Luật và Kế toán, trong đó: Thạc sĩ là 04 người; Đại học 30 người; Sơ cấp 01 người. Trình độ chính trị: Cao cấp 17 người,; Trung cấp 03 người. Tổng số cán bộ, công chức được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra là: 31/35 người, trong đó: Thanh tra viên cao cấp: 01 người; Thanh tra viên chính: 18 người; Thanh tra viên 12 người.

2.3. Thực trạng công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam

2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch thanh tra quản lý NSNN

Căn cứ quyết định phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm, Thanh tra tỉnh tiến hành lập kế hoạch cụ thể cho từng cuộc thanh tra. Thông thường công tác lập kế hoạch các cuộc thanh tra được thực hiện theo trình tự các bước như sau:

Thứ nhất, khảo sát, thu thập thông tin.

Thứ hai, lập báo cáo khảo sát.

Thứ ba, xác định yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, nơi cần đến làm việc, thời gian triển khai, kết thúc; nhân sự Đoàn thanh và phân công nhiệm vụ.

Từ năm 2013 đến năm 2017, Thanh tra tỉnh đã lập và tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch tổng số 54 cuộc thanh tra trên các lĩnh vực nhưng chủ yếu tập trung vào hai lĩnh vực đó là: Thanh tra về quản lý NSNN và Thanh tra về việc quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí.

Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam đã thực hiện đúng theo sự định hướng của Thanh tra Chính Phủ và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện công tác thanh tra quản lý NSNN

– Công tác chuẩn bị và quyết định thanh tra

Căn cứ Kế hoạch thanh tra hàng năm, Thanh tra tỉnh có trách nhiệm tiến hành các cuộc thanh tra theo quy định.

Qua 5 năm từ 2013 đến 2017, 100% các cuộc thanh tra đều được thực hiện đầy đủ các bước, ra quyết định thanh tra, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra, xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo theo quy định.

Công tác chuẩn bị và quyết định thanh tra tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam được chú trọng, có sự chuẩn bị kỹ về nguồn lực đầu vào phù hợp với tầm quan trọng và mức độ phức tạp của cuộc thanh tra (con người, chi phí, phương tiện đi lại, thời gian khảo sát, thời gian tiến hành thanh tra…).

 – Tổ chức thực hiện thanh tra

Từ năm 2013 đến 2017, 100% các cuộc thanh tra nói chung và thanh tra về NSNN nói riêng thực hiện đầy đủ các bước: công bố quyết định thanh tra; thu thập, kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; Viết nhật ký đoàn thanh tra; Thông báo kết thúc thanh tra. Số cuộc thanh tra được triển khai thực hiện 54/54 cuộc, đạt 100% so với kế hoạch được phê duyệt.

– Kết thúc thanh tra

Thanh tra tỉnh Quảng Nam đã triển khai 12 cuộc thanh tra về quản lý NSNN nhưng chỉ có 08 cuộc kết thúc đúng thời gian quy định, chiếm tỷ lệ bình quân 67% và 04 cuộc kết thúc không đúng thời gian quy định phải xin gia hạn thời gian, chiếm tỷ lệ 33%. Do lực lượng công chức, thanh tra viên mỏng. Mặt khác, các thành viên đoàn thanh tra ngoài nhiệm vụ tham gia đoàn còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác của ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Kết quả sai phạm phát hiện qua thanh tra quản lý NSNN

Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm 133,261 tỷ đồng (trong đó sai phạm trong lĩnh vực quản lý NSNN 71,851 tỷ đồng), kiến nghị thu hồi nộp NSNN 101,466 tỷ đồng, đã thu hồi 48,219 tỷ đồng, kiến nghị chấn chỉnh và xử lý khác 31,795 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính nhiều tập thể và cá nhân sai phạm.

Các dạng sai phạm trong quản lý ngân sách qua thanh tra phát hiện chủ yếu ở các nội dung như: Công tác lập dự toán thu, chi ngân sách hàng năm còn chưa bám sát theo chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao. Việc tổ chức thực hiện công tác thu ngân sách hàng năm còn nhiều hạn chế; Nhiều khoản chi không đúng định mức, chế độ, tiêu chuẩn, chứng từ kèm theo còn chưa đầy đủ hoặc chưa đảm bảo theo quy định; có tình trạng chi vượt dự toán, hợp thức hóa chứng từ, chi trùng lặp, thanh toán vượt khối lượng so với thự tế…Công tác hạch toán kế toán không đầy đủ và chính xác. Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, công khai, minh bạch trong quản lý ngân sách chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời và chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật,..

2.3.3. Thực trạng xử lý kết quả sau thanh tra quản lý NSNN

Từ năm 2013 đến 2017, 100% số cuộc thanh tra được tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết quả xử lý sau thanh tra đó là nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh, để đảm bảo các kết luận thanh tra được thực hiện một cách nghiêm túc góp phần vào việc tăng cường công tác lãnh đạo quản lý và nâng cao hiệu quả, chất lượng các cuộc thanh tra .

Hầu hết các kết luận thanh tra đều được công khai trên cổng thông tin điện tử của Thanh tra tỉnh Quảng Nam.

2.4. Đánh giá chung về công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam

2.4.1. Những kết quả đạt được

– Đổi mới về phương pháp tổ chức thực hiện; kết quả phát hiện và kiến nghị xử lý vi phạm ngày càng phát huy hiệu quả, ngăn chặn, phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các biểu hiện, hành vi tham nhũng, lãng phí, gây thất thoát tiền, tài sản nhà nước.

– Tổ chức thanh tra không ngừng được củng cố, kiện toàn, hoàn thiện từ cấp tỉnh đến huyện.

– Kịp thời phát hiện các sai phạm về kinh tế và kiến nghị xử lý theo quy đinh của pháp luật.

2.4.2. Những hạn chế trong công tác thanh tra quản lý NSNN

Thứ nhất, sự phụ thuộc cả về biên chế, kinh phí, trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, trong quá trình tiến hành thanh tra cũng như giai đoạn kết thúc, kết luận và kiến nghị xử lý.

Thứ hai, việc triển khai hoạt động thanh tra còn thiếu kịp thời, chưa tập trung vào những vấn đề nổi cộm, bức xúc.

Thứ ba, về việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và ban hành kết luận thanh thường kéo dài hơn so với quy định. Kết luận thanh tra chưa có chiều sâu, chưa làm rõ nguyên nhân, chưa đánh giá chính xác tính chất của hành vi vi phạm.

Thứ tư, việc xử lý kết luận, kiến nghị sau thanh tra có lúc, có nơi còn chưa kịp thời, làm hạn chế đến hiệu quả của công tác thanh tra; việc theo dõi, đôn đốc thực hiện các kết luận, kiến nghị cũng có nơi còn chưa tốt, kết quả thu hồi còn đạt thấp, chủ yếu tập trung ở cấp huyện và sở ngành.

Thứ năm, còn có sự chồng chéo trong hoạt động giữa các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước.

Thứ sáu, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có hành vi chống đối, cản trở.

Thứ bảy, trình độ của đội ngũ công chức, thanh tra viên chưa đồng đều còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ.

Thứ tám, việc phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, giữa thanh tra với các cơ quan có liên quan chưa thực sự quyết liệt; thiếu chủ động, thường xuyên và chưa hiệu quả, chồng chéo, trùng lắp.

Thứ chín, sự phối hợp giữa cơ quan thanh tra nhà nước với cơ quan điều tra còn hạn chế.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Một là, hệ thống các văn bản pháp luật về thanh tra còn chưa thực sự hoàn chỉnh, bất hợp lý, không phù hợp.

Hai là, do một số người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa thật sự quan tâm chỉ đạo thực hiện những kiến nghị trong kết luận thanh tra

Ba là, trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ, công chức thanh tra còn có những hạn chế nhất định.

Bốn là, quyền hạn và hiệu lực thanh tra còn hạn chế.

Năm là, việc chuẩn bị trước khi tiến hành thanh tra còn hạn chế, việc nắm thông tin về nội dung thanh tra chưa đầy đủ, việc khảo sát xây dựng đề cương chưa được coi trọng dẫn đến đề cương, kế hoạch thanh tra chưa xác định được trọng tâm, trọng điểm.

Sáu là, bản thân các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra tìm các sơ hở trong cơ chế chính sách để lợi dụng, vụ lợi cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân mình.

Bảy là, chính sách đãi ngộ và phương tiện làm việc của cán bộ, công chức thanh tra hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA QUẢN LÝ NSNN TẠI THANH TRA TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1. Mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Nam

3.1.1.1 Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đến năm 2020, Quảng Nam trở thành tỉnh khá của cả nước, sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

3.1.1.2. Mục tiêu kinh tế

Quảng Nam đặt mục tiêu đến năm 2020: GRDP/người đạt 3.400 USD; cơ cấu kinh tế các ngành phi nông nghiệp chiếm khoảng 90%; ngành nông nghiệp chiếm khoảng 10%. Đến năm 2025: GRDP/người đạt khoảng 5.000 USD; cơ cấu kinh tế các ngành phi nông nghiệp chiếm hơn 92%, ngành nông nghiệp chiếm gần 8%.

3.1.2. Mục tiêu quản lý NSNN tỉnh Quảng Nam

Thứ nhất, định hướng, hướng dẫn hoạt động thu – chi ngân sách địa phương theo đúng quy định.

Thứ hai, đạt được hiệu quả hoạt động thu – chi ngân sách địa phương, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cấp ngân sách, các đơn vị dự toán.

Thứ ba, đảm bảo sự quản lý tập trung, thống nhất về nguồn kinh phí.

Thứ tư, làm rõ quyền hạn và trách nhiệm, nguồn lực và nhiệm vụ của các cấp chính quyền trong quản lý sử dụng NSNN.

Thứ năm, tạo ra mối liên kết đồng thuận giữa các cơ quan Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư và các ngành chức năng liên quan với chính quyền các cấp trong quản lý NSNN.

Thứ sáu, phát hiện các nội dung chưa phù hợp trong các văn bản pháp quy về quản lý ngân sách địa phương so với thực tiễn.

3.1.3. Mục tiêu, định hướng hoàn thiện công tác thanh tra quản lý NSNN

– Thực hiện có hiệu quả thanh tra theo chương trình, kế hoạch gắn với thanh tra đột xuất; phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật; kiến nghị khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý và cơ chế, chính sách và cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí của các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.

– Đổi mới công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm, sử dụng và chính sách cán bộ để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Thanh tra.

– Nâng cao vị trí, vai trò, thẩm quyền, tính độc lập tương đối của các cơ quan thanh tra nhà nước như một chức năng giám sát và đánh giá để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước và kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước; đủ thẩm quyền để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra.

– Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Đoàn thanh tra và công tác xử lý sau thanh tra.

– Tập trung điều chỉnh và thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; tăng cường phát hiện, xử lý tham nhũng qua thanh tra; tăng cường quan hệ phối hợp với các ngành, địa phương, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong công tác.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra quản lý NSNN tại tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch thanh tra quản lý NSNN

– Tăng cường chỉ đạo định hướng đối với hoạt động thanh tra, thường xuyên.

– Nâng cao chất lượng định hướng chương trình thanh tra và kế hoạch thanh tra.

– Công tác thanh tra cần bám sát yêu cầu chỉ đạo của cấp trên và nhiệm vụ phát triển KT-XH, quốc phòng – an ninh của địa phương.

3.2.2. Tuân thủ chặt chẽ quy trình, nội dung thanh tra

– Việc tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra

– Tăng cường công tác chỉ đạo đối với hoạt động thanh tra cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau:

Một là, nguyên tắc tuân thủ pháp luật

Hai là, nguyên tắc tập trung, dân chủ, chế độ thủ trưởng, trách nhiệm cá nhân.

Ba là, nguyên tắc bám sát mục đích chung của hoạt động thanh tra cũng như mục tiêu, yêu cầu, nội dung cụ thể của cuộc thanh tra.

Bốn là, nguyên tắc bảo đảm tính chủ động, tính tự chịu trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật.

– Tăng cường sự phối hợp trong hoạt động thanh tra

– Tăng cường điều kiện vật chất, trang thiết bị cho công tác thanh tra

3.2.3. Tăng cường công tác xử lý sau thanh tra

Thứ nhất, quá trình thực hiện kết luận thanh tra cần sự phối hợp, vào cuộc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra.

Thứ hai, phải có sự phối hợp của các cơ quan liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đối tượng thanh tra để xử lý các đối tượng thanh tra có biểu hiện trốn tránh, chây ỳ không chịu thực hiện các kiến nghị trong kết luận thanh tra, nhất là quyết định xử lý thu hồi tiền.

Thứ ba, việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra cần được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, bằng nhiều hình thức.

3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thanh tra

Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho các Thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp và các công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành để có phẩm chất đạo đức, kỹ năng, kỹ xảo…xây dựng người cán bộ, công chức thanh tra có đạo đức, có văn hóa, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với Trung ương

Một là, sửa Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản theo hướng tăng thẩm quyền, vị thế độc lập cho ngành Thanh tra; làm rõ các khái niệm: đối tượng thanh tra, kết luận thanh tra trong Luật Thanh tra; bổ sung các chế tài xử lý đối tượng thanh tra trong việc không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, trốn tránh, chây ỳ thực hiện kết luận thanh tra

Hai là, TTCP xem xét xây dựng quy chế, thông tư phối hợp để mở rộng các hình thức xử lý đối tượng thanh tra trốn tránh, chây ỳ thực hiện kết luận thanh tra.

Ba là cần phải có một chuẩn mực chung về công tác thanh tra, trong đó hướng dẫn cụ thể thanh tra viên xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình thanh tra cũng như hướng dẫn các bước, trình tự và công việc cụ thể mà thanh tra viên phải làm khi tiến hành thanh tra một khoản mục nào đó.

Bốn là, Chính phủ cần quy định về các biện pháp cưỡng chế trong xử lý sau thanh tra, chế tài xử lý trong việc không chấp hành các yêu cầu của Đoàn thanh tra, kết luận thanh tra; xác định rõ một cơ quan chuyên trách có trách nhiệm thực hiện, thi hành kết luận thanh tra.

Năm là, có chế độ đãi ngộ cho đội ngũ công chức thanh.

Sáu là, Bộ Tài chính cần ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật, các chế độ, tiêu chuẩn hợp lý, cụ thể để có cơ sở đối chiếu, kết luận trong quá trình thanh tra quản lý NSNN.

3.3.2. Đối với tỉnh Quảng Nam

Một là, việc chỉ đạo xây dựng và phê duyệt Kế hoạch thanh tra phải được tiến hành chặt chẽ, khoa học để các cuộc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình phát triển KT-XH của tỉnh.

Hai là, đối với người ra quyết định thanh tra cần thường xuyên tổng kết, rút bài học kinh nghiệm cho các Đoàn thanh tra.

Ba là, việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra phải gắn với hiệu quả quản lý Nhà nước..

Bốn là, thực hiện tuyển dụng biện chế có chuyên môn về kinh tế để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các cuộc thanh tra quản lý NSNN

Năm là, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, thanh tra viên tham gia các lớp đào tạo chương trình thanh tra cơ bản và nâng cao .

Sáu là, quan tâm, tăng cường trang thiết bị hoạt động của ngành, ứng dụng khoa học công nghệ, điều kiện làm việc và nguồn ngân sách cho công tác thanh tra hàng năm.

Bảy là, cần tổ chức các lớp tập huấn về thanh tra quản lý NSNN cho các cơ quan có chức năng thanh tra tài chính trên địa bàn.

KẾT LUẬN

Luận văn hệ thống hoá được cơ sở lý luận về công tác thanh tra quản lý NSNN và thực tiễn về công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam, đã nêu lên những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân. Từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hoàn thiện công tác thanh tra quản lý NSNN tại Thanh tra tỉnh Quảng Nam./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 9\QUAN LY KINH TE\NGUYEN THI TUYET EM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *