Chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp

Chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

Chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quảng Ngãi là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 5.153km2 với 14 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh. Dân số trên 1,2 triệu người, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 88%, các dân tộc thiểu số khác như: Hre, Cor, Kadong… chiếm khoảng 12%. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh có Khu Kinh tế Dung Quất với diện tích 103 km2, ngoài ra với bờ biển dài 144km có tiềm năng về giao thông đường thủy, thương mại và du lịch.

Vị trí của tỉnh đã hội đủ điều kiện và cơ hội giao lưu, tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội, phát triển Khu kinh tế với các công trình trọng điểm như cảng, khu lọc hóa dầu đầu tiên của đất nước trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa, điều kiện để hình thành một trọng điểm phát triển kinh tế miền Trung.

Nhằm đánh giá chung thực trạng thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp tại tỉnh và việc thực thi chính sách đó để đưa ra những giải pháp chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi, học viên thạc sỹ ngành chính sách công quyết định chọn đề tài “Chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” là quan trọng và cần thiết phục vụ việc thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII đã đề ra.

2. Tình hình nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và phân tích việc thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi hiện nay, luận văn đề xuất giải pháp tăng cường thu hút các nguồn vốn để phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi nhằm đẩy nhanh phát triển công nghiệp của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách về thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp nói chung và phát triển công nghiệp tại địa phương nói riêng.

Nghiên cứu thực trạng thực hiện các chính sách thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp từ thực tiễn tại tỉnh Quảng Ngãi.

Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện chính sách các chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay, đề ra mục tiêu, định hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

      1. 4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi.

      1. 4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Luận văn tập trung một số chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp cụ thể có tác động đến sự phát triển công nghiệp của địa phương. Về thời gian, đề tài nghiên cứu chính sách thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2010 đến năm 2014 và đề ra giải pháp hoàn thiện chính sách trong thời gian tới.

    1. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài vận dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu. Kết hợp cùng với các phương pháp thống kê, khái quát thực tiễn, phương pháp phân tích định tính, suy luận logic, diễn giải, phân tích SWOT trong quá trình phân tích, đánh giá chính sách. 

Ngoài ra, còn tiến hành phỏng vấn sâu, với số lượng phỏng vấn 3 người, gồm lãnh đạo của Trung tâm Xúc tiến đầu tư (IPC Quảng Ngãi), lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi, lãnh đạo Công ty liên danh TNHH KCN Việt Nam – Singapre (VSIP), trong thời gian tháng 11/2014.

    1. 6. Ý nghĩa của luận văn
      1. 6.1. Ý nghĩa khoa học

– Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận, người học nghiên cứu và vận dụng các lý thuyết về chính sách công. Kết quả đánh giá nghiên cứu làm sáng tỏ, minh chứng cho các lý thuyết liên quan đến chính sách công, từ đó hình thành các tiến trình đề xuất các giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách đã ban hành.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc vận dụng các lý thuyết về chính sách công để xem xét giữa lý thuyết và thực tiễn về chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi để từ đó nâng cao hiệu quả chất lượng của chính sách trong những năm tiếp theo. Góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho các cơ quan, ban ngành của tỉnh trong quá trình hoạch định và thực thi, đánh giá chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại tỉnh.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp.

Chương 2: Chính sách và thực trạng thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi.

Chương 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp.

  1. Chương 1
  2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH
  3. THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

1.1. Cơ sở lý luận về chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp

1.1.1. Khái niệm về chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp

Chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp là tập hợp các quyết định có liên quan của nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại địa phương theo mục tiêu, định hướng phát triển công nghiệp công nghiệp chung của cả nước.

1.1.2. Vấn đề chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp

Cùng với quá trình đổi mới kinh tế, chính sách thu hút vốn đầu tư của nước ta trong những năm qua đã góp phần tích cực vào việc ổn định và phát triển kinh tế, ngăn chặn lạm phát. Tuy nhiên, việc thu hút các nguồn vốn trong nước và nước ngoài nhìn chung còn hạn chế, chưa thỏa mãn đầy đủ nhu cầu vốn đầu tư để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải hoàn thiện chính sách thu hút Vốn đầu tư phát triển CN, sao cho vừa hiệu quả vừa linh hoạt nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.

Với tình hình thực tế ở nước ta cho thấy, việc khai thác các nguồn vốn trong nước có thể nhiều khi còn gặp khó khăn, thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài là rất quan trọng và hết sức cần thiết.

1.1.3. Giải pháp và công cụ chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp

Để khai thác một cách có hiệu quả vốn đầu tư phát triển công nghiệp cần phải có một số giải pháp và công cụ chính sách như sau:

– Một là, chính sách quảng bá hình ảnh:

– Hai là, chính sách xúc tiến thu hút đầu tư:

Ba là, chính sách hỗ trợ đầu tư:

Bốn là, chính sách phát triển nguồn nhân lực:

1.1.4. Chủ thể chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp

Chính phủ với chức năng quản lý, điều hành nền kinh tế, do đó Chính phủ ở cấp Trung ương và ở địa phương là UBND tham gia vào chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp với tư cách chủ thể quan trọng. Chịu sự tác động và chi phối trực tiếp từ các chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp bao gồm người dân và doanh nghiệp (DN).

1.1.5. Xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp của nhà nước

Ngày 09/6/2014, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 879/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quyết định số 880/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, xác định mục tiêu như sau:

– Chú trọng công tác đổi mới thể chế, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nhằm khắc phục, hạn chế sự chồng chéo, bảo đảm chính sách ổn định, nhất quán và đơn giản về thủ tục hành chính khuyến khích phát triển sản xuất, trong đó phát triển công nghiệp là then chốt.

– Cơ chế thu hút đầu tư: Xây dựng hệ thống chính sách ưu đãi, thông thoáng gắn với công tác tuyên truyền, xúc tiến đầu tư để thu hút nguồn vốn trong xã hội và đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào phát triển các ngành công nghiệp.

1.1.6. Những nhân tố tác động đến chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp trong một quốc gia bị chi phối, ảnh hưởng bởi những nhân tố chủ yếu sau:

– Một là, chính sách thu hút vốn đầu tư của Nhà nước:

– Hai là, thực trạng thu nhập của nền kinh tế quốc dân và thu nhập của dân cư:

– Ba là, nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực lao động:

– Bốn là, sự phát triển công nghiệp trên địa bàn:

– Năm là, sự thân thiện của cộng đồng dân cư địa phương:

1.2. Kinh nghiệm của một số địa phương và bài học kinh nghiệm về chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp

1.2.1. Kinh nghiệm về chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp của một số địa phương

– Thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Đồng Nai

  Chính sách pháp luật về đầu tư nước ngoài của tỉnh Đồng Nai công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế; Đẩy mạnh công tác cải tiến thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, nhanh chóng, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ doanh nghiệp; Tỉnh Đồng Nai đặc biệt quan tâm đến sự phát triển KCN của tỉnh nhà; Công tác tiếp thị, mời gọi đầu tư cũng được chú trọng.

  – Thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp ở Bình Dương

Nhờ chính sách “trải thảm đỏ” chào đón các nhà đầu tư, từ một tỉnh thuần nông, Bình Dương đã trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp cao nhất và năng động nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Tỉnh đã vận dụng tốt các chính sách, quyết định của Trung ương áp dụng thông thoáng trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Thực hiện chiến lược xúc tiến đầu tư hiệu quả.

Thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp ở Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện triển khai các hoạt động về công tác xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài như: Môi trường đầu tư – kinh doanh luôn được cải thiện theo hướng thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn các nhà đầu tư, được thể hiện qua chỉ số năng lực môi trường cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh xếp thứ 6/63 tỉnh năm 2010; Hỗ trợ nhà đầu tư một cách hiệu quả trong việc cung cấp thông tin liên quan đến dự án đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư, xây dựng và triển khai dự án; Quảng bá hình ảnh, marketting địa phương giới thiệu môi trường đầu tư,…; Đồng thời cũng tham gia cùng đoàn Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vận động đầu tư ở nước ngoài.

Chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ngãi

Thứ nhất, tháo gỡ những rào cản để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn tư nhân nước ngoài thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư, chính sách rõ ràng hấp dẫn và quỹ đất sạch…

Thứ hai, quy hoạch phải đi trước một bước, làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch đầu tư phát triển. .

Thứ ba, bên cạnh mở rộng các kênh đầu tư, phải có các cơ chế chính sách đột phá và cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến đầu tư… .

Thứ tư, cần chuyển vai trò từ tham gia đầu tư trực tiếp sang duy trì một môi trường đầu tư hấp dẫn, ổn định với hệ thống luật pháp đầy đủ. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát loại bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp, đơn giản hóa thủ tục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính.

  1. Chương 2
  2. CHÍNH SÁCH VÀ HỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1. Chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp hiện hành của tỉnh Quảng Ngãi

2.1.1. Vấn đề chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi

Điều kiện kinh tế xã hội trên của Quảng Ngãi vừa có nhiều thuận lợi nhưng không ít khó khăn thách thức cho việc thu hút vốn để phát triển công nghiệp. Với sự hiện diện và hoạt động tốt của KKT Dung Quất, Khu Công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi cùng với sự phát triển kinh tế nhanh của tỉnh như nhân tố hút đầu tư vào công nghiệp. Trong khi số lượng và chất lượng lao động cũng như điều kiện sống…sẽ là thách thức với việc thu hút đầu tư vào công nghiệp.

2.1.2. Giải pháp và công cụ chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi

– Tỉnh đã tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, chính sách liên quan đến thu hút đầu tư;

– Đã tổ chức thực hiện tốt công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan theo hướng tạo thuận lợi.

– Tỉnh cũng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động ổn định.

– Cùng với việc đẩy mạnh thu hút đầu tư, tỉnh đã chủ động phối hợp với nhà đầu tư khảo sát nhu cầu sử dụng lao động để có kế hoạch đào tạo, tư vấn giới thiệu việc làm.

2.1.3. Một số chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi

Trên cơ sở Quyết định số 2025/QĐ-TTg, ngày 10/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020,

Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 24/6/2011 về đẩy mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã phê chuẩn Nghị quyết số 15/2011/NQ-HĐND ngày 22/7/2011 về đẩy mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.

UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 07/10/2011 về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.

Từ đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 52/2013/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 Quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 28/8/2014 Quy định cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình của dự án đầu tư trong Khu quy hoạch đô thị mới Vạn Tường thuộc Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi; Quyết định 35/2009/QĐ-UBND 20/7/2009 của UBND tỉnh Quảng Ngãi Quy định một số chính sách đầu tư trên địa bàn tỉnh (ngoài phạm vi Khu kinh tế Dung Quất, các KCN, các CCN).

2.1.4. Chủ thể chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi

Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy là cơ quan lãnh đạo, UBND tỉnh là cơ quan quản lý chung về kinh tế – xã hội, Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn được giao tham mưu, đề xuất xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách thu hút VĐT phát triển công nghiệp; Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban quản lý các KKT, KCN, Ban quản lý KKT Dung Quất là cơ quan chuyên môn trực tiếp thực hiện một số công cụ, giải pháp chính sách thu hút VĐT phát triển công nghiệp. Ngoài chủ thể là các cơ quản lý, thì các DN cũng đóng một vai trò quan trọng, có tính quyết định đến việc thực hiện các chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

2.1.5. Nhân tố tác động đến chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi

2.1.5.1. Các nhân tố trong nước

Chính phủ đã xây dựng các chiến lược, quy hoạch phát triển Kinh tế – xã hội , quy hoạch các ngành kinh tế của cả nước và các vùng kinh tế trọng điểm đến năm 2020 và xa hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên, vẫn còn những khó khăn, thách thức: năng lực sản xuất còn thấp kém, nguồn lực cho phát triển còn có hạn, kết cấu hạ tầng KT-XH còn nhiều bất cập, trình độ quản lý chưa theo kịp với yêu cầu phát triển, trình độ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển… Với những thuận lợi và khó khăn chung của cả nước sẽ tác động rất lớn đến chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi.

2.1.5.2. Tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực

– Trong xu thế hội nhập quốc tế tiếp tục diễn ra sâu rộng và tác động lớn đến sự phát triển của hầu hết các quốc gia. .

– Tác động của khoa học công nghệ nhất là công nghệ tin học là một trong những yếu tố quan trọng làm thay đổi về kinh tế và quan hệ quốc tế.

– Quá trình hội nhập cũng có nghĩa là những biến động của đời sống quốc tế cũng đồng thời gây ảnh hưởng, tác động nhanh nhạy tới từng quốc gia.

– Kinh tế thế giới đang phát triển trong những điều kiện và bối cảnh mới, với hai xu hướng lớn bao trùm là toàn cầu hóa và chuyển sang kinh tế tri thức.

2.2. Kết quả và đánh giá việc thực hiện chính sách chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1. Kết quả việc thực hiện chính sách chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1.1. Kết quả thực hiện mục tiêu chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp

Những kết quả đạt được

Nhờ có chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp phù hợp, tình hình Kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Ngãi đã bước đầu đạt được những thành tựu quan trọng. Cụ thể GDP có xu hướng tăng nhanh, các khu vực kinh tế đều duy trì được sự tăng trưởng đều đặn, không có khu vực nào biến động nghịch.

  • Những tồn tại, hạn chế

+ Khả năng về nguồn vốn đầu tư chưa đáp ứng kịp nhu cầu, quy mô vốn của các DN còn nhỏ, chưa đủ sức để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường khu vực và cả nước.

+ Khả năng thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài, kể cả vốn ODA và vốn FDI trong những năm qua còn nhiều hạn chế.

+ Phần vốn đầu tư của dân c­ư và các thành phần kinh tế khác ngoài khu vực kinh tế của Nhà nước chủ yếu có quy mô nhỏ, mang tính chất sản xuất tiểu – thủ công nghiệp.

+ Sản xuất công nghiệp của Quảng Ngãi phần lớn có quy mô nhỏ, khả năng tích tụ thấp, thiết bị và công nghệ chậm được đổi mới.

+ Cơ sở hạ tầng yếu kém và không đồng bộ, không có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp.

+ Các chính sách khuyến khích đầu tư­ của tỉnh chưa thật sự đi vào thực tiễn

+ Hệ thống chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

  • Nguyên nhân nhân những hạn chế:

+ Xuất phát điểm kinh tế của tỉnh còn thấp, nhất là kinh tế công nghiệp.

+ Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, khí hậu diễn ra bất thường, thường xuyên hứng chịu sự tàn phá khốc liệt của thiên tai nhất là bão lụt vào mùa đông, khô hạn vào mùa hè đã tác động gây không ít khó khăn cho việc thu hút đầu tư.

+ Tư duy chính sách cũng như trình độ, năng lực của các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách ở địa phương còn nhiều hạn chế.

+ Nguồn lực kinh tế của tỉnh còn hạn chế, nên trong quá trình hoạch định chính sách chưa mạnh dạn đề ra các giải pháp mạnh, các giải pháp dài hạn nhằm tạo sự ổn định của chính sách trong quá trình hội nhập.

+ Chính sách ưu đãi đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư, mặc dù thời gian qua tỉnh đã có nhiều cố gắng trong công tác này.

+ Sự phát triển về hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung, chưa tạo điều kiện tốt nhất để dòng vốn FDI phát huy hiệu quả.

+ Hạn chế về nguồn nhân lực cao.

+ Sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ còn hạn chế.

2.2.1.2. Kết quả triển khai các giải pháp, công cụ chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi

Thực hiện chính sách quảng bá hình ảnh địa phương

Quảng Ngãi chưa tận dụng tốt các phương tiện thông tin khác nhau để thực hiện. Đầu tiên, chưa có sự phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan thông tin đối ngoại, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài để xúc tiến quảng bá hình ảnh của công nghiệp Quảng Ngãi ra nước ngoài. Việc hợp tác với các cơ quan báo chí trong nước chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình quảng bá về công nghiệp Quảng Ngãi cũng có vấn đề và thiếu chặt chẽ.

  • Thực hiện chính sách xúc tiến thu hút đầu tư

Trong những năm qua tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp. Tỉnh đã tổ chức nhiều hội thảo và hội nghị cũng như diễn đàn để thu hút Vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài.

Thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư vào đầu tư, những năm qua tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện nhiều cơ chế hành chính thông thoáng, nhanh gọn về thủ tục hành chính.

Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng chính sách thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư của tỉnh vẫn chưa thực sự trở thành động lực mạnh mẽ cho việc thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp của tỉnh.

– Thực hiện phát triển nguồn nhân lực

Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực, tỉnh đã ban hành chính sách ưu đãi, sử dụng, thu hút nhân tài với các mức hỗ trợ cụ thể để khuyến khích đội ngũ cán bộ đi học.

Có thể thấy chính sách đào tạo nghề và cung ứng nguồn lao động tại tỉnh thời gian qua đã cơ bản đáp ứng nhu cầu tại địa phương, tuy nhiên còn rất nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết. Thực tế cho thấy quá trình đào tạo đang chưa theo kịp được thực tế phát triển của các KCN, đặc biệt là đào tạo công nhân kỹ thuật.

2.2.2. Đánh giá việc thực hiện chính sách chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi

2.2.2.1. Đánh giá vai trò của các chủ thể chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi

Với chức năng nhiệm vụ được giao những năm qua các Sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã nỗ lực rất lớn trong quá trình thực hiện thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp, do đó đã đem lại một số kết quả đáng khích lệ.

Tuy nhiên, công tác hoạch định các chính sách vẫn chưa bám sát những vấn đề chính sách đang diễn ra. Các chính sách và giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp trong quá trình được xây dựng không có nhiều sự tham gia ý kiến từ các chuyên gia, nhà DN và người dân.

2.2.2.2. Đánh giá môi trường thể chế chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi

Nhờ cải thiện môi trường thể chế chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trên lĩnh vực phát triển công nghiệp, do đó tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những thành tựu trong việc thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp.

Tuy nhiên, môi trường thể chế thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh thời gian qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế, nhất là các bước chuẩn bị ban đầu để thu hút các nhà đầu tư như việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các quy hoạch ngành, quy hoạch sử dụng đất vẫn chưa theo kịp thời với nhu cầu, công tác giải phóng mặt bằng còn để kéo dài. Những hạn chế này chủ yếu là do công tác tổ chức thực hiện các chỉ đạo chưa tốt làm ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút các nhà đầu tư.

2.2.2.3. Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi

– Những ưu thế và cơ hội:

+ Về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi cùng với cơ chế, thể chế kinh tế từng bước được hoàn thiện:

+ Hệ thống hạ tầng đã và đang phát triển.

Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng phát triển tạo điều kiện thuận lợi để khai thác các lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và kho tàng văn hoá nghệ thuật đặc sắc truyền thống xứ Quảng để phát triển mạnh văn hoá, lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch thắng cảnh, du lịch làng nghề, du lịch làng Việt cổ. Phát huy các chính sách tạo ra sự đồng bộ, hướng tới phát triển bền vững.

+ Đội ngũ cán bộ khoa học tại chỗ và khả năng thu hút từ các trung tâm kinh tế của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm.

– Những khó khăn và thách thức

+ Nền kinh tế địa phương ở điểm xuất phát thấp, quy mô tiết kiệm từ nội bộ còn nhỏ bé.

+ Trình độ công nghệ còn thấp và sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp chưa cao.

+ Nguồn nhân lực còn thiếu chiến lược phát triển nên chư­a đáp ứng được sự tăng tốc của ngành công nghiệp cũng nh­ư nền kinh tế thời gian qua.

Bảng 2.6: Phân tích SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh

Quảng Ngãi

S (Điểm mạnh)

– Sự dồi dào về nguồn tài nguyên và khoáng sản, đất đai.

– Quảng Ngãi đã ban hành những chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh.

– Có quy trình, thủ tục rõ ràng, quy trình cấp phép đầu tư đơn giản và thông thoáng hơn.

– Tỉnh đã bước đầu đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ công tác thu hút đầu tư.

– Sự tiên phong của lãnh đạo tỉnh trong công tác thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.

W (Điểm yếu)

Chưa tận dụng tốt các thế mạnh để phát triển những lĩnh vực vốn có tiềm năng.

– Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh còn yếu và thiếu.

– Công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư còn dàn trải.

– Sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc xử lý hồ sơ và xử lý vướng mắc của nhà đầu tư còn hạn chế.

– Nguồn nhân lực tại địa phương chưa đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Lao động chất lượng cao còn thiếu, trình độ chuyên môn của cán bộ liên quan đến lĩnh vực đầu tư còn chưa đồng bộ, đặc biệt là thẩm định năng lực nhà thầu.

O (Cơ hội)

– Quảng Ngãi nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung được hưởng nhiều chính sách ưu tiên từ Trung ương.

– Với việc triển khai các dự án trên Khu Kinh tế Dung Quất là cơ hội để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và các dịch vụ hỗ trợ kèm theo.

– Xu hướng đầu tư của thế giới hiện nay đang tập trung đầu tư vào các vùng có lợi thế về nguồn nguyên liệu.

T (Thách thức)

– Tình hình kinh tê trong nước còn khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu nên các nhà đầu tư thu hẹp sản xuất, do đó ảnh hưởng lớn đến công tác kêu gọi đầu tư.

– Các tỉnh lân cận trong khu vực có lợi thế và tiềm năng tương đồng, nhưng lại có điều kiện khác về điều kiện hạ tầng kỹ thuật, xã hội thuận lợi hơn.

– Xu thế đầu tư hiện nay thường tập trung vào các lĩnh vực yêu cầu trình độ lao động cao.

  1. Chương 3
  2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT
  3. VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

3.1. Mục tiêu, định hướng hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp

3.1.1. Mục tiêu hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp

– Đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh với nhịp độ cao, hiệu quả và bền vững.

– Tiếp tục phát huy các tiềm năng và lợi thế, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp có thiết bị công nghệ tiên tiến, ít ô nhiễm môi trường, có giá trị gia tăng cao.

– Phấn đấu đến năm 2020, thu hút đầu tư đạt khoảng 16 tỷ USD; thu ngân sách đạt trên 25.000 tỷ đồng; hàng hóa qua cảng đạt 34 triệu tấn; giải quyết việc làm cho khoảng 50.000 lao động.

– Phấn đấu thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp giai đoạn 2016 – 2020 đạt khoảng 1.600 tỷ đồng; đến năm 2020, tỷ lệ lấp đầy tại Khu công nghiệp Phổ Phong đạt 100% diện tích (quy hoạch khoảng 300 ha), tổng diện tích sử dụng các cụm công nghiệp, làng nghề đạt khoảng 560 ha.

3.1.2. Định hướng hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp

Trên cơ sở những mục tiêu đã được đề ra, những định hướng phát triển công nghiệp được xác lập như sau:

– Các ngành công nghiệp: cơ khí chế tạo, gia công kim loại; đóng tàu; điện; điện tử; công nghệ thông tin; chế biến nông, lâm, thủy sản; vật liệu xây dựng, gốm, sứ, thủy tinh; khai khoáng; dệt – may, da – giày; phân phối nước; thực phẩm, đồ uống; hỗ trợ… phát triển theo hướng công nghiệp công nghệ mới, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp môi trường.

– Phát triển mạnh các ngành công nghiệp ở nông thôn, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, ngành nghề truyền thống để khai thác tài nguyên, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động tại chỗ.

– Phát triển mạnh công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn.

– Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ để phục vụ cho công nghiệp sản xuất và lắp ráp như cơ khí chế tạo, đóng tàu, dệt – may…

– Phát triển công nghiệp ở các khu, cụm công nghiệp, làng nghề.

– Tập trung phát triển và mở rộng KKT Dung Quất làm hạt nhân phát triển công nghiệp nặng, hình thành các vùng kinh tế công nghiệp động lực khác, để tạo dựng mối liên kết giữa vùng nguyên liệu chế biến với cơ sở sản xuất.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp

3.2.1. Hoàn thiện cơ chế hoạt động xúc tiến đầu tư:

– Xây dựng bộ hồ sơ đầy đủ đối với các dự án kêu gọi đầu tư.

– Xây dựng các kênh xúc tiến đầu tư hiệu quả. .

– Tập trung vào công tác marketting địa phương để giới thiệu hình ảnh của tỉnh đến nhà đầu tư một cách rộng rãi.

Chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

3.2.2. Hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư

Thứ nhất, đối với nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Thứ hai, nguồn vốn tín dụng.

Thứ ba, nguồn thu hút đầu tư trong nước.

Thứ tư, nguồn vốn thu hút đầu tư nước ngoài.

3.2.3. Cải cách hành chính trong thu hút đầu tư

– Xây dựng quy trình và cơ chế tổ chức thực hiện quy trình đàu tư hiệu quả cho nhà đầu tư.

– Đơn giản hóa các thủ tục xin giấy phép thành lập doanh nghiệp.

– Xây dựng môi trường cơ chế thông thoáng, thuận lợi cho các nhà đầu tư.

– Các những chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp.

– Các thủ tục sau giấy phép đầu tư cần được cải cách theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch và giảm phiền hà, rút ngắn được thời gian cho doanh nghiệp.

– Xây dựng cơ chế giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến các dự án FDI để đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư nước ngoài.

3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư:

– Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức liên quan đến công tác đầu tư, đảm bảo đủ về số lượng, mạnh về chất lượng.

– Nâng cao chất lượng nguồn lao động, chú trọng nguồn lao động có tay nghề cao, có tác phong chuyên nghiệp.

– Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp liên kết đào tạo nghề với các cơ sở đào tạo của tỉnh.

3.2.5. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội

Đối với hạ tầng giao thông, việc thu hút vốn đầu tư , nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông – vận tải cũng được triển khai bằng nhiều hình thức, như phát hành trái phiếu; đầu tư – khai thác – chuyển giao; đầu tư – chuyển giao; đầu tư công – tư kết hợp, đầu tư – thu phí hoàn trả; chuyển nhượng quyền thu phí.

– Tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề truyền thống; hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn. .

– Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có.

– Song song với việc cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tỉnh cũng cấn có những định hưởng dài hạn nhằm phát triển cơ sở hạ tầng xã hội.

3.2.6. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành

– Tăng cường hiệu lực và hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành với Uỷ ban nhân dân cấp huyện,  thành phố trong công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư.

– Triển khai thực hiện đa dạng, linh hoạt các hoạt động đối ngoại. . 

  1. KẾT LUẬN

Việc thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua còn thấp, chưa tận dụng hết thế mạnh của tỉnh. Một trong những lý do chính là chưa có chiến lược đúng đắn, rõ ràng để thực hiện thu hút Vốn đầu tư , thu hút còn dàn trải, chưa có trọng tâm; cơ chế chính sách trong lĩnh vực thu hút đầu tư còn chưa thống nhất, chưa phù hợp do chưa thấu hiểu được nguyện vọng, yêu cầu của nhà đầu tư.

Nghiên cứu để xây dựng những chính sách để thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp trong thời gian tới là vấn đề cần thiết để phát huy những lợi thế tiềm năng, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển KT-XH của tỉnh.

Luận văn đã tập trung phân tích đánh giá kết quả và thực trạng chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2014, để tìm ra những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó. Đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu hút Vốn đầu tư từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi.

Hy vọng những giải pháp chủ yếu đưa ra sẽ góp phần vào việc xây dựng và thực hiện chính sách thu hút Vốn đầu tư để phát triển công nghiệp tại địa phương, góp phần đẩy mạnh phát triển KT-XH và quá trình chuyển dịch cơ cấu của tỉnh từ Nông nghiệp-Công nghiệp-Dịch vụ sang Công nghiệp-Dịch vụ-Nông nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *