Chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai có tầm quan trọng to lớn đối với con người cả về mặt nơi ở lẫn tư liệu sản xuất. Trong Hiến pháp nước ta quy định đất đai thuộc sở hữu của toàn dân và giao cho Nhà nước quản lý, Nhà nước giao cho người dân sử dụng, từ khi giao đất cho người dân sử dụng Nhà nước đã tuyên bố bảo hộ quyền sử dụng chính đáng của họ.

Tuy nhiên Việt Nam hiện đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các khu công nghiệp, khu dân cư phát triển nhanh trên cả nước đòi hỏi phải có hệ thống giao thông đường xá mở rộng, hạ tầng kỷ thuật phải được quy hoạch chiến lược lâu dài. Một trong các vấn đề có tính quyết định khi mở rộng cơ sở hạ tầng là công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, việc thu hồi đất đai, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là hiện tượng phát triển mà các nhà nước phải đối mặt như một quy luật tất yếu và phổ biến. Hiện nay cho thấy, việc thu hồi đất để thực hiện dự án là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội và chính trị. Giải quyết không tốt, không thỏa đáng quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi và những người bị ảnh hưởng khi thu hồi đất dễ dẫn đến khiếu kiện, đặc biệt là những khiếu kiện tập thể đông người, vấn đề là phải giải quyết như thế nào để dung hòa được những mâu thuẫn giữa lợi ích của nhà nước, lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của người dân có đất bị thu hồi.

Thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, ngoài Chính sách pháp luật về đất đai nói chung, chính sách pháp luật về bồi thường, tái định cư nói riêng Nhà nước đã không ngừng được hoàn thiện và đổi mới nhằm giải quyết các vướng mắc khi nhà nước thu hồi đất.

Thành phố Đà Nẵng đã thực hiện các chính sách theo đúng các văn bản pháp quy của Chính phủ ban hành và đã thu được một số kết quả nhất định trong công tác này, từ đó đã thu hút được một lượng vốn đáng kể của các nhà đầu tư trong và ngoài thành phố, đặc biệt là một số nhà đầu tư nước ngoài, tạo ra sự phát triển nhanh của một số ngành công nghiệp mới, đô thị hóa nhanh trên toàn thành phố.

Bên cạnh những thành công trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trong thời gian qua thành phố Đà Nẵng cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề xung quanh các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Do vậy, một số dự án đã không được triển khai được theo tiến độ dự kiến ban đầu do không hoàn tất được công tác bồi thường đúng kế hoạch. Mặt khác, cuộc sống và sản xuất của người dân bị thu hồi đất, phải di dời nơi ở đang có những xáo trộn mà các chính sách đã triển khai chưa giải quyết được.

Việc nghiên cứu sâu hơn các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để tiếp tục hoàn thiện theo hướng vừa đáp ứng được yêu cầu của việc chuyển đất nông nghiệp và đất ở của người dân sang mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa trong thành phố hiện nay và những năm tới, nhằm đáp ứng được lợi ích của người dân bị thu hồi đất và bị thiệt hại về tài sản trên đất đang đặt ra như một nhu cầu cấp thiết .

Với ý nghĩa đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng’’

2. Tình hình nghiên cứu

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích

– Tìm hiểu, đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường,hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

– Khắc phục những bất cập hiện nay, đề xuất giải pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt hơn các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở thành phố Đà Nẵng.

– Góp phần hoàn thiện chính sách bồi thường,hỗ trợ và tái định cư nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Phải nắm được các Nghị định của Chính phủ các văn bản chính sách liên quan đã được ban hành từ trước cho đến nay về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư .

– Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của thành phố Đà Nẵng.

– Giới thiệu khái quát các dự án nghiên cứu và chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

– Đánh giá việc thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại thành phố Đà Nẵng.

– Ảnh hưởng của các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đến đời sống và việc làm của người dân có đất bị thu hồi trên địa bàn nghiên cứu.

– Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thời gian đến trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

– Vài dự án có thu hồi đất của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

– Người dân bị mất đất và những thiệt hại của họ sau khi bị thu hồi đất.

– Các chế độ chính sách bồi thường đã được triển khai theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi về thời gian:

Đề tài thực hiện từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 9 năm 2013, tập trung nghiên cứu dự án thực hiện từ năm 2007 đến 2011.

+ Phạm vi không gian: – Các dự án được thực hiện tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2007 đến năm 2011

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Vận dụng các chính sách của trung ương và của thành phố Đà Nẵng để giải quyết những bức xúc trong nhân dân. Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học và luận văn đã vận dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công. Đó là cách tiếp cận quy phạm chính sách công về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của chủ thể chính sách.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập thông tin:

+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

* Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

– Những kết quả thu được thông qua thực hiện đề tài sẽ bổ sung cơ sở thực tiễn để đánh giá chung về chính sách bồi thường, tái định cư và tình hình đời sống, việc làm của người dân khi bị nhà nước thu hồi đất.

– Hoàn thiện những chính sách của nhà nước và địa phương về thu hồi đất, bồi thường, tái định cư nhằm đảm bảo cuộc sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất.

6.2. Thực tiễn luận văn

Thấy được thực trạng cuộc sống của người dân khi bị thu hồi đất, để đề xuất những chính sách bồi thường, tái định cư hợp lý để đảm bảo đời sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất.

Kết quả của đề tài là nêu ra những ưu, khuyết để bổ sung, giải quyết vấn đề thực tiễn bức xúc đang đặt ra hiện nay thành phố Đà Nẵng.

7. Kết cấu luận văn

Chương 1: Lý luận về chính sách bồi thường, tái định cư tại Việt Nam.

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.

Chương 3: Hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Chương 1

LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, TÁI ĐỊNH CƯ

    1. Lý luận về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở Việt Nam
      1. Khái niệm chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất là một dạng chính sách công có nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực giáp ranh nhưđất đai, tài chính, an ninh, chính trị… Giống như các chính sách công khác, có nhiều quan niệm khác nhau về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất. Một số người cho rằng quyền sử dụng đất là hàng hóa nên Nhà nước cần đối xử với người có đất bị thu hồi như là bên bán quyền sử dụng đất.

– Về mặt quan điểm, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải kết hợp hợp lý các yêu cầu quản lý hành chính với các yêu cầu của cơ chế quản lý thị trường trong xác định mức bồi thường và các thủ tục liên quan.

– Về mặt chủ thể: Chế độ phân cấp cho các cơ quan nhà nước trong việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tổ chức tái định cư phải rõ ràng, trách nhiệm, quyền hạn, lợi ích tương xứng, có sự phối hợp và kiểm tra giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa sự lạm quyền tư lợi.

– Về mặt mục tiêu: Cần kết hợp hài hòa mục tiêu của người sử dụng đất, của xã hội và người dân, trong đó ưu tiên cao nhất cho việc sử dụng có hiệu quả quỹ đất phục vụ đời sống người dân.

– Về mặt công cụ và cơ chế tác động: Cần phối hợp hài hòa với nhau có tính đến các giới hạn về sử dụng đất, ngân sách nhà nước và năng lực tổ chức thực hiện của các chủ thể.

      1. Vấn đề của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

– Đất nước Việt Nam trải dài từ Nam ra Bắc, địa hình hình chữ S, để đảm bảo giao thông được thuận tiện và nền kính tế phát triển cần có những chính sách phù hợp mà đặc biệt là chính sách quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết từng địa phương

– Để làm được điều đó thì phải tiến hành quy hoạch thu hồi đất của người dân, bao gồm đất ở, đất vườn, đất nông nghiệp và phi nông nghiệp và giải tỏa nhà cửa vì vậy cần có những chính sách bồi thường, hỗ trợ thỏa đáng và bố trí tái định cư cho phù hợp với người dân và phù hợp với tình hình kinh tế của từng địa phương.

      1. Giải pháp và công cụ chính sách bồi thường, tái định cư

Bằng các điều Luật Đất đai, các thông tư, nghị định của Chính phủ và các quyết định của từng địa phương

1.1.4. Môi trường thể chế chính sách bồi thường, tái định cư

– Chính sách bồi thường, hỗ trợ và bố trí đất tái định cư thực hiện tốt là nhờ vào sự phối hợp của các sơ ban ngành cụ thể ở Đà Nẵng như sau: là cả hệ thống chịnh trị của thành phố

1.1.5. Các yếu tố tác động đến chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

+ Cơ sở pháp lý liên quan đến việc thu hồi đất

+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng và phát triển nhà ở

+Hoạt động giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà

+ Nguồn vốn để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

    1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở Việt Nam

+ Mục tiêu thứ nhất của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư làđảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở:

+ Mục tiêu thứ hai của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là khuyến khích người dân giao đất.

+ Mục tiêu thứ ba của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là ổn định cuộc sống, ổn định việc làm cho người dân bị mất đất.

+ Mục tiêu thứ tư của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là góp phần thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở, phát triển kinh tế – xã hội.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢTÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Khái quát chung về thành phố Đà Nẵng

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu

2.1.2.Tài nguyên thiên nhiên

Đất, rừng, khoáng, nguồn nước, tài nguyên biển

2.1.3. Tiềm năng kinh tế

Du lịch.

2.2. Thực trạng việc triển khai chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất hiện hành tại thành phố Đà Nẵng

2.2.1. Các văn bản về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất hiện hành tại thành phố Đà Nẵng

Triển khai Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn cụ thể là Nội dung cơ bản của Quyết định số 36/2009/QĐ- UB của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng gồm 8 chương, 62 điều. Dưới đây là một số nội dung cơ bản quan trọng của bản quy định này.

* Về bồi thường đất:

Bồi thường về đất ở: Đà Nẵng tiền hành đền bù đất ở cho các hộ với 03 mức, đền bù 100% và 80% và đền bù 60% giá trị đất ở.

+ Áp dụng công thức sau để bồi thường theo giá đất ở cho diện tích thu hồi:

Diện tích đất bồi thường theo giá đất ở=Diện tích đất thu hồixHạn mức công nhận hoặc hạn mức giao đất ở quy định cho từng khu vực

(kể cả diện tích đất xác định lại)

Tổng diện tích đất đang sử dụng

Diện tích thu hồi còn lại bồi thường theo giá đất khuôn viên.

* Về đất nông nghiệp:

Đất nông nghiệp xen lẫn trong khu dân cư ổn định (không nằm trong thửa đất ở), ngoài việc được bồi thường theo giá đất cùng mục đích sử dụng còn được hỗ trợ 20% theo giá đất ở tại vị trí thửa đất đó. Diện tích hỗ trợ không quá 05 lần hạn mức giaođất ở, diện tích còn lại bồi thường theo đất nông nghiệp.

Bồi thường 100% theo giá đất nông nghiệp đối với các trường hợp sau: đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , đất đã sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993, không tranh chấp (không phải là đất thuê).

* Đối với giá đất được bồi thường như sau:

Giá bồi thường từng loại đất do Uỷ ban nhân dân thành phố Quyết định ban hành có hiệu lực tại thời điểm thực hiện dự án.

Giá đất khuôn viên được tính bằng 30% giá đất ở cùng vị trí. Riêng đối với vùng miền núi được tính bằng 50% giá đất ở cùng vị trí. Trường hợp giá đất khuôn viên thấp hơn giá đất trồng cây hàng năm cao nhất trong vùng thì tính bằng giá đất trồng cây hàng năm cao nhất trong vùng.

*Về bồi thường, hỗ trợ tài sản:

Thành phố Đà Nẵng quy định việc bồi thường, hỗ trợ đối với nhà, vật kiến trúc và cây cối bị thu hồi theo nguyên tắc: Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, thì được bồi thường.

* Phương pháp xác định giá trị bồi thường về tài sản

Mức bồi thường công trình=Giá trị hiện có của công trình bị thiệt hại+Khoản tiền hỗ trợ tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) theo giá trị hiện có của công trình

* Về bồi thường, hỗ trợ mồ mã

* Về Bồi thường thiệt hại về hoa màu

* Về Chính sách bồi thường cho người lao động do ngừng việc

2.2.2. Về hỗ trợ

* Về chính sách hỗ trợ chi phí di chuyển

+ Di chuyển đến chỗ ở mới trong phạm vi cùng quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng được hỗ trợ 2.000.000 (hai triệu) đồng/hộ.

+ Di chuyển đến chỗ ở mới khác quận, huyện đang ở thuộc thành phố Đà Nẵng được hỗ trợ 3.000.000 (ba triệu) đồng/hộ.

+ Trường hợp di chuyển chỗ ở sang các tỉnh, thành phố khác được hỗ trợ 7.000.000 (bảy triệu) đồng/hộ.

+ Hộ phụ có hộ khẩu thường trú riêng tại nơi giải toả được hỗ trợ 50% các mức trên.

Mức hỗ trợ ổn định đời sống 01 (một) tháng cho 01 (một) nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương với 30 kg gạo tẻ theo giá thị trường tại thành phố Đà Nẵng. Sở Tài chính có trách nhiệm thông báo giá gạo theo từng thời điểm để làm cơ sở tính hỗ trợ.

* Về Hỗ trợ chi phí chuyển đổi nghề

* Chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất đai

2.2.3. Về bố trí tái định cư

Trường hợp hộ có diện tích đất ở bị thu hồi từ 1/4 hạn mức công nhận hoặc 1/2 hạn mức giao đến 01 hạn mức (bao gồm cả đất ở và đất khuôn viên) thì bố trí 01 lô.

Trường hợp hộ có diện tích đất ở bị thu hồi đất trên 01 hạn mức công nhận hoặc trên 01 hạn mức giao đất ở (bao gồm cả đất ở và đất khuôn viên) thì mỗi hạn mức được bố trí 01 lô nhưng không quá 05 lô.

Ngoài ra, Chính quyền thành phố Đà Nẵng còn có nhưng chính sách hỗ trợ cho người bị giải tỏa thu hồi đất như là:

Miễn giảm tiền sử dụng đất đối với các hộ giải toả thuộc diện chính sách theo quy định hiện hành của thành phố.

Hỗ trợ lãi suất 10% tiền sử dụng đất cho tất cả các trường hợp nộp đủ tiền sử dụng đất trong thời gian 30 (ba mươi) ngày.

Những hộ được bố trí đát tái định cư có giá trị đền bù từ 230.000.000 đồng trở xuống thì được được nhận toàn bộ giá trị bồi thường thiệt hại để xây dựng nhà ở mới và được nợ 100% tiền sử dụng đất. Và có giá trị đền bù từ 230.000.000 đồng trở lên thì được giữ lại tối thiểu 230.000.000 đồng (Hai trăm ba mươi triệu) đồng để xây dựng nhà ở mới.

2.3. Tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

2.3.1. Bộ máy thực hiện chính sách chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất từ thực tiễn thành phố ĐàNẵng

2.3.2. Chất lượng tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

– Cán bộ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng một là kiêm nhiệm và được trưng dụng từ nhiều ngành,

– Có những khu vực có quy hoạch nhưng công tác thực hiện còn chậm hoặc không thực hiện nhưng lại không thông báo cho nhận dân được biết làm việc sửa chưa hoặc xây dựng mới nhà ở của nhận dân không thực hiện được

Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

2.4. Đánh giá chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiến thành phố Đà Nẵng

2.4.1. Thành công của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi người dân bị thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã tương đối hợp lý và được nhân dân chấp nhận nên thành phố Đà Nẵng đã giải phóng mặt bằng nhiều dự án

Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ
của các dự án trong 5 năm (từ năm 2007 – 2011)

Danh mục20072008200920102011
1. Diện tích đất bị thu hồi (ha)135,8172,6291375,9544,6
– Đất nông nghiệp105150,1270,6345,9501
– Đất ở8.610,510,22228,3
– Đất chuyên dùng22,21210,2815,3
2. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ (tỷ đồng)56,696,485,6186,4267,3
– Về đất30,852,925,698,6105,7
– Về tài sản2238,550,872,8141,6
– Hỗ trợ và chi khác3,85,09,215,220
3. Số hộ được bồi thường, hỗ trợ (hộ)2.7003.0864.2001.5892460
Hộ phải di chuyển chỗ ở (hộ)105205312250198

Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Bảng tổng hợp trên cho thấy: Dự án và kinh phí thực hiện năm sau cao hơn năm trước, điều này cho thấy mức độ đầu tư và thu hút vốn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ngày càng tăng, thể hiện tiềm năng phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng ngày càng phát triển.

Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã kết hợp khá tốt với một số chính sách khác.

Vấn đề đặt ra là diện tích đất thu hồi thực hiện các dự án chủ yếu là đất nông nghiệp, làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, đồng nghĩa với số lao động nông nghiệp dôi dư do không còn đất để canh tác ngày càng nhiều. Vì vậy, cùng với việc thực hiện các dự án đầu tư thành phố đã thực hiện các chính sách như: chuyển đổi cơ cấu ngành, nghề theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thành lập quỹ hỗ trợ để chuyển đổi ngành nghề cho phù hợp với yêu cầu về trình độ học vấn, độ tuổi, mở các lớp đào tạo nghề cho các hộ bị mất đất.

Bảng 2.2: Tổng hợp tình hình phân bổ các dự án trên địa bàn toàn tỉnh thời gian 5 năm từ (2007 – 2011)

Khu vực20072008200920102011
1. UBND Quận Sơn Trà1522251018
2. UBND quận Ngũ Hành Sơn1035301512
3. UBND quận Thanh Khê451054
4. UBND quận Cẩm Lệ3025201015
5. UBND Huyện Hòa Vang1023201018
6. UBND Quận Hải Châu17320415011068
7. UBND Quận Liên Chiểu1525253518
Cộng tổng số dự án88138174230300

Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Số liệu tổng hợp trên cho thấy các dự án phân bố không đều giữa các địa phương,những địa phương có số dự án ít là địa phương có đường giao thông khó khăn, và là nhưng quận Huyện mới thành lập

2.4.2.Những hạn chế của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng

2.4.3. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế trong chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tại Đà Nãng thời gian qua

* Chính sách chung của Nhà nước chưa hợp lý

* Nguyên nhân từ phía chính quyền thành phố Đà Nẵng

* Quỹ nhà đất phục vụ cho việc bố trí tái định cư còn bị hạn chế và triển khai đầu tư xây dựng chậm:

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1. Mục tiêu, quan điểm hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời gian tới

* Định hướng

Hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố những năm tới cần tập trung vào: Tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục đầu tư, về huy động vốn; Tận dụng những điều kiện sẵn có về đất để xây dựng các khu tái định cư theo nguyên tắc trải rộng khắp nơi, đa dạng về diện tích, về mức giá phục vụ kịp thời công tác giải phóng mặt bằng các công trình đang được triển khai.

* Một số định hướng cụ thể

Một là, Tập trung quy hoạch và đầu tư phát triển khu vực ven đô để giãn dân giảm áp lực khu vực trung tâm, hạn chế thu hồi đất khu dân cư truyền thống đã ở ổn định lâu đời.

Hai là, chú trọng công tác đầu tư, công tác bố trí di dân tái định cư theo nguyên tắc khu tái định cư phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Các khu tái định cư mới phải đảm bảo đầy đủ hạ tầng cơ sở ( đường, điện, nước, đường phải cấp phối đá dăm) phải có các khu công trình công cộng nhuphải gắn kết với: trường học, nhà trẻ, sân vui chơi, chợ, bệnh viện……

Ba là, Quá trình thực hiện công tác giải phòng mặt bằng phảiđảm bảo hài hòa về lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người dân bị thu hồi đất. Và Công bằng, dân chủ, công khai, có lý, có tình.

Bốn là, đối với các dự án đầu tư có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu kinh tế – xã hội và đời sống dân cư, trước khi quyết định đầu tư phải lấy ý kiến của nhân dân khu vực về tính khả thi của dự án

Lấy ý kiến của nhân dân khu vực dự kiến thu hồi đất để thực hiện dự án về mục đích, ý nghĩa, kế hoạch và thời gian thực hiện dự án, chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng tái định cư để tạo sự thống nhất cao.

3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

3.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về đất đai nhằm hạn chế khiếu kiện khi hiểu sai luật

3.2.2. Đẩy mạnh việc kê khai đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng và quản lý tốt thị trường bất động sản

3.2.3. Tăng cường công tác thanh kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất đồng thời giải quyết tốt đơn thư khiếu nại, tố cáo

Đây là nhiệm vụ không thể thiếu được trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay- đất đai là một vấn đề hết sức nhậy cảm, phức tạp. Sự yếu kém trong quản lý đất đai sẽ dẫn đến những diễn biến phức tạp của đời sống xã hội, mất lòng tin của nhân dân. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Tài nguyên và Môi trường là phải phát hiện và xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi sai phạm chính sách đất đai.

Hiện nay có rất nhiều sai phạm đang xảy ra trong quản lý và sử dụng đất đai như giao đất không đúng thẩm quyền, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất công, vi phạm quy hoạch. Tất cả các sai phạm này cần phải được xử lý một cách nghiêm minh, kịp thời, không để tình trạng khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai kéo dài, vượt cấp. Đồng thời, phải xử lý nghiêm và kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy ngành địa chính những cán bộ thoái hóa biến chất.

3.2.4. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng

Quản lý nhà nước về đất đai là công việc liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, do đó, cùng với việc tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đất đai của Nhà nước, lực lượng cán bộ công chức Nhà nước cần phải gương mẫu để bằng hành động của mình cho nhân dân noi theo. Vì vậy, các cấp ủy Đảng cần phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo nhằm tổ chức và thực hiện tốt các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước giao. Vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng là rất quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành công trong công tác quản lý đất đai. Coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục là tạo điều kiện để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Và để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quản lý đất đai thì nhất thiết phải coi tình hình quản lý sử dụng đất đai ở địa phương hàng năm là một chỉ tiêu để xét cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh.

3.2.5. Giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Hoàn thiện phương thức tuyên truyền và triển khai chính sách chung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Đây là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện dự án, quyết định tiến độ cũng như khả năng thực hiện của dự án. Vì thế, đối với những nội dung thuộc thẩm quyền của địa phương ban hành thì phải khẩn trương nghiên cứu và cụ thể hóa cho phù hợp với những đặc thù của địa phương. Tuyệt đối không được trái với những quy định của Trung ương và các văn bản đã ban hành. Trên cơ sở đó, tiến hành triển khai đến tất cả các cấp, các ngành, đến tất cả các cán bộ làm công tác bồi thường và đến từng người dân trong diện giải tỏa.

Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi truyền đạt phải đầy đủ và công khai đến các hộ dân có đất bị thu hồi để người dân có điều kiện nghiên cứu, trên cơ sở đó có những thông tin phản hồi lại các cơ quan nhà nước. Mọi thông tin mà người dân phản hồi lại, đặc biệt là những thông tin không đồng tình, chưa thông suốt hoặc chưa hiểu về một nội dung nào đó, phải được tập hợp một cách kỹ lưỡng và giao cho người có kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực mà người dân có ý kiến nghiên cứu, đề xuất hướng giải quyết. Nếu thấy ý kiến của người dân đúng thì phải khẩn trương trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho kịp thời. Ngược lại, nếu thấy ý kiến của người dân là không thỏa đáng thì phải tổ chức họp dân để giải thích. Người được phân công giải thích phải là người am hiểu pháp luật, có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng truyền đạt và có tính thuyết phục cao đối với nhân dân. Vì thế, những người làm công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì nên hạn chế tới mức tối đa sự thay đổi và cần phải bố trí những người có thâm niên công tác, có khả năng tương đối toàn diện. Có như vậy mới tạo được niềm tin đối với nhân dân về đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời mới thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở, tránh được những khiếu kiện trong nhân dân.

3.2.6. Hoàn thiện bồi thường đất và giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Chế độ bồi thường đất là nội dung lớn nhất, phức tạp nhất trong chính sách bồi thường hiện nay. Như đã trình bày, nguyên nhân là do chính sách đất đai ở nước ta đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều tồn tại về đất đai chưa được giải quyết. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với chính sách bồi thường về đất là phải được cụ thể một cách chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu, hiểu theo một nghĩa thống nhất và dễ thực hiện cho từng trường hợp cụ thể. Giải quyết tốt về chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bước công việc tiếp theo như bồi thường tài sản, chính sách hỗ trợ, chính sách tái định cư.

Xác định giá đất để tính bồi thường, nhất thiết phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 1, Điều 56 Luật Đất đai năm 2003 là:

Việc xác định giá đất của Nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; khi có chênh lệch lớn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường thì phải điều chỉnh cho phù hợp. Các thửa đất liền kề nhau, có điều kiện kinh tế xã hội, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau.

3.2.7. Hoàn thiện chính sách bồi thường về tài sản và giá bồi thường tài sản

Chính sách bồi thường, hỗ trợ về tài sản tuy không phức tạp như bồi thường về đất nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Vì, trên thực tế tài sản của các hộ gia đình, của các tổ chức rất đa dạng và phong phú. Vì thế, trong quá trình kiểm đếm để lập phương án bồi thường một trong những yêu cầu đặt ra là phải kiểm đếm chính xác, tính toán chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ, không bỏ sót là yêu cầu quan trọng. Đối với những tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất sau khi đã có quyết định thu hồi đất hoặc sau khi quy hoạch đã được công bố theo quy định thì kiên quyết không bồi thường. Những tài sản gắn liền với đất được tạo lập trước khi có quyết định thu hồi đất mà trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như làm nhà và công trình trên đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm thì cũng không bồi thường.

Giá bồi thường về tài sản phải sát với giá thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường. Khi có biến động tăng về giá thì phải kịp thời điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi cho người được bồi thường về tài sản.

3.2.8. Hoàn thiện chính sách tái định cư

Việc tạo quỹ nhà đất tái định cư áp dụng cả việc đầu tư xây dựng mới, mua lại nhà ở, đất ở đã được đầu tư xây dựng của các tổ chức kinh tế và quy định các chủ dự án được giao đất thực hiện dự án xây dựng nhà ở để bán phải dành một tỷ lệ nhà đất để làm quỹ nhà phục vụ cho tái định cư của địa phương. Trong đầu tư xây dựng nhà đất tái định cư, thực hiện cả việc đầu tư xây dựng các khu tái định cư, các điểm tái định cư và nhà tái định cư. Việc đầu tư xây dựng các khu tái định cư, điểm tái định cư áp dụng cả ba hình thức đấu thầu, chỉ định thầu và giao nhiệm vụ. Vốn để đầu tư xây dựng nhà đất tái định cư sử dụng cả nguồn vốn ngân sách, cả nguồn vốn của các dự án, nguồn tài trợ và huy động tạm thời vốn của các tổ chức kinh tế, đơn vị sản xuất kinh doanh.

3.2.9. Cải tiến phương thức tổ chức thực hiệnchính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng thời gian tới

Một là, tăng cường tập huấn và bồi dưỡng chính sách, cách thức áp dụng chính sách, giải quyết vướng mắc khi áp dụng chính sách, quy trình, trình tự và các công việc cần thiết phải thực hiện khi áp dụng chính sách vào từng dự án cụ thể để tổ chức thực hiện việc bồi thường hỗ trợ và tái định cư cho những người bị thu hồi đất để thực hiện dự án.

Hai là, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố cần phải quan tâm sớm thực hiện và đẩy mạnh việc thành lập Trung Tâm Phát triển quỹ đất và xác nhập tất cả các ban quản lý dự án, ban giải phòng mặt bằng, các công ty thực hiện công tác giải tỏa đền bù về Trung Tâm Phát Triển quỹ đất để thực hiện việc giải tỏa đền bù bố trí đất tái định cư và cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất.

Ba là, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và các cán bộ có liên quan đến công tác này. Từng bước tạo lập đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và năng lực thực thi các nhiệm vụ cả trong chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư.

3.3. Kiện toàn bộ máy giúp việc Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thành phố Đà Nẵng

3.3.1. Kiện toàn bộ máy quản lý

Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu có tính quyết định đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Bộ máy quản lý phải đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương, phải phân công phân cấp rõ ràng, quy định cụ thể quyền hạn cũng như trách nhiệm của các ngành, các cấp, tránh tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên liên tục giữa các cấp, các ngành trong việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

3.3.2. Cải tiến công tác cán bộ

Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức công chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

3.4. Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành trong việc hướng dẫn thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với người dân bị thu hồi đất

Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất là chính sách tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp. Do đó, để bản quy định chung về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư áp dụng chung thống nhất trên địa bàn toàn thành phố.

3.5. Đẩy mạnh việc phân cấp gắn với tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị; công khai về chủ trương thu hồi đất về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất

Để thực hiện giải pháp này cần triển khai một số biện pháp sau:

Một là, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng ngành với từng việc cụ thể; quy định trách nhiệm phối hợp, trình tự và thời gian giải quyết công việc theo đề nghị của các địa phương. Phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền, mỗi cơ quan, đơn vị đảm bảo cho công tác giải phóng mặt bằng được tiến hành thuận lợi, bảo đảm tiến độ đề ra.

Hai là, mở rộng và phát huy hơn nữa quy chế dân chủ trong việc thu hồi đất, trong tổ chức thực hiện. Mở rộng và thực hiện nghiêm túc việc công khai rộng rãi để mọi tổ chức, cá nhân đều biết từ quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch thu hồi đất xây dựng đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Ngăn chặn những tiêu cực trong sử dụng đất, tạo sự đồng thuận để người dân tự giác chấp hành quyết định thu hồi đất.

3.6. Giải pháp điều kiện

* Sửa đổi hệ thống quản lý giá đất cho phù hợp với thị trường

* Đổi mới cơ chế chuyển đổi đất đai hiện vẫn là nội dung quan trọng, khó khăn, phức tạp nhất

* Những bức xúc trong quy trình giải quyết khiếu nại về đất đai sẽ được giải quyết nếu àố Đfa h ph hệ thống cơ quan tài phán hành chính trực thuộc Trung ương.

3.7. Thay đổi một số chính sách quốc gia về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất đai

* Tăng cường áp dụng các biện pháp để bảo đảm sự phù hợp giữa giá đất tính bồi thường với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường

Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

KẾT LUẬN

Là một chính sách công liên quan đến lĩnh vực đất đai, liên quan đến lợi ích của người dân, là chính sách ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của từng người dân cũng như ảnh hưởng đến nền kinh tế – xã hội của thành phố cũng như của đất nước, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng là một chính sách như vậy.

Chính sách này chịu ảnh hưởng của chính sách đất đai, hệ thống pháp lý phức tạp, năng lực trình độ của cơ quan, cán bộ Nhà nước, thái độ của dân cư… Nhưng dù phức tạp đến đâu chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng cần phải được hoạch định và tổ chức thực hiện tốt nhằm hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo điều kiện sống cho dân cư.

Ở nước ta đã có nhiều địa phương thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khá tốt như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội v.v… Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở thành phố Đà Nẵng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn. Bên cạnh các điểm mạnh như hệ thống văn bản khá hệ thống, toàn diện, cách làm năng động, kết quả thu được đáng khích lệ. Thành phố Đà Nẵng cũng gặp khó khăn về xác định giá đất, về giải quyết lợi ích, về tái định cư, về tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì thế thời gian tới Thành phố Đà Nẵng cần tiếp tục hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hơn nữa, nhất là khi số dự án và quy mô thu hồi đất có xu hướng tăng lên.

Để chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định tại thành phố Đà Nẵng được thực hiện một cách thông suốt từ Trung Ưng đến từng thành phố, từ từng thành phố đến các quận huyện thì ngoài các mục tiêu và quan điểm tương đối rõ, thành phố Đà Nẵng cần hoàn thiện chính sách đất đai, kiện toàn bộ máy thực hiện chính sách để đảm bảo tốt hơn lợi ích cho người bị thu hồi đất.

Hy vọng rằng với những giải pháp đó việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở Thành phố Đà Nẵng sẽ thu được nhiều thành tựu hơn.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\CHINH SACH CONG\TRAN THI MY HANH\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *