CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA

CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, tham nhũng đang là một căn bệnh hết sức nguy hại đối với không ít quốc gia, dân tộc, đặc biệt là đối với các nước chậm phát triển hoặc đang phát triển và đang là một vấn nạn có tính toàn cầu. Chính vì vậy, ngày 01 tháng 10 năm 2003, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua công ước về chống tham nhũng, là công cụ phòng, chống tham nhũng toàn diện, hệ thống, đáp ứng các yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của mỗi quốc gia cũng như từng khu vực và trên toàn thế giới.

Nhận thức rõ tham nhũng là một bệnh nan y, nguy hiểm đối với đất nước, ngay từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cùng với việc thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, coi trọng cuộc đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng, lãng phí.

2. Tình hình nghiên cứu

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của tình hình tội phạm về tham nhũng, cũng như thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tình hình tội phạm về tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, luận văn hướng đến mục tiêu nhằm đề xuất, kiến nghị một số giải pháp tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tình hình tội phạm về tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy luật của tình hình tội phạm về tham nhũng. Để làm rõ được quy luật này, luận văn cần nghiên cứu các đối tượng gồm: thực trạng, cơ cấu, diễn biến của tình hình tội phạm về tham nhũng; nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm về tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2014. Đối tượng nghiên cứu của luận văn cũng gồm dự báo tình hình tội phạm về tham nhũng và các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm về tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu tình hình tội phạm về tham nhũng dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Những khảo sát thực tiễn của đề tài dựa trên những số liệu thống kê về tình hình tội phạm về tham nhũng của các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Quảng Ngãi, giai đoạn 2010 – 2014 và 32 bản án hình sự sơ thẩm được tác giả sưu tầm một cách ngẫu nhiên.

5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng và Chiến lược quốc gia về phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu đề tài của luận văn sẽ góp phần hoàn thiện lý luận phòng, chống tình hình tội phạm về tham nhũng nói riêng, hoàn thiện lý luận về tội phạm học nói chung. Kết quả nghiên cứu của luận văn là những tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ, giảng viên, sinh viên trong các cơ sở đào tạo luật.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần chỉ rõ bức tranh của tình hình tội phạm về tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, chỉ rõ các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng sẽ là những cơ sở quan trọng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Quảng Ngãi xây dựng các kế hoạch, giải pháp đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với tình hình tham nhũng ở Quảng Ngãi.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Tội phạm về tham nhũng và tình hình tội phạm về tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Chương 3: Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm về tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 

Chương 1

TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM

VỀ THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

1.1. Khái quát tội phạm về tham nhũng

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hành vi tham nhũng

1.1.1.1. Khái niệm tham nhũng

Từ các định nghĩa về tham nhũng trong và ngoài nước, có thể hiểu “Tham nhũng là hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để sách nhiễu, tham ô, nhận hối lộ hay cố ý làm trái chính sách, chế độ, thể lệ, quy định chung của Nhà nước, của cơ quan, của tổ chức chính trị, xã hội, hay của đơn vị kinh tế, tài chính vì động cơ vụ lợi”.

Từ định nghĩa trên, có thể rút ra các đặc điểm của tham nhũng như sau:

1.1.1.2. Đặc điểm của tham nhũng

– Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn

– Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi

– Động cơ của hành vi tham nhũng là vì vụ lợi

1.1.2. Các tội phạm về tham nhũng theo Luật Hình sự Việt Nam

Mục A, Chương XXI, BLHS hiện hành của nước ta chỉ quy định bảy tội phạm về tham nhũng, bao gồm: (1) Tội Tham ô tài sản, (2) Tội Nhận hối lộ, (3) Tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản; (4) Tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ; (5) Tội Lạm quyền trong thi hành công vụ; (6) Tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; (7) Tội Giả mạo trong công tác. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đặc biệt là theo mô tả của các điều luật (về các tội cụ thể) trong BLHS thì các hành vi bị coi là tội phạm về tham nhũng được hiểu khái quát như sau:

1.1.2.1. Tham ô tài sản

1.1.2.2. Nhận hối lộ

1.1.2.3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

1.1.2.4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

1.1.2.5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

1.1.2.6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

1.1.2.7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi

1.1.2.8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi

1.1.2.9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi

1.1.2.10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi

1.1.2.11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

1.1.2.12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi

1.2. Tình hình tội phạm về tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Tình hình các tội phạm về tham nhũng ở tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2010-2014 là một hiện tượng, một khách thể của nhận thức. Chúng ta không thể nhận thức một cách tuyệt đối hiện tượng này vì ở mọi thời điểm của quá trình nhận thức, tình hình tội phạm về tham nhũng ở tỉnh Quảng Ngãi luôn luôn tồn tại ở trạng thái bao gồm phần hiện và phần ẩn. Vì vậy nhận thức tình hình tội phạm cũng phải nhận thức thông qua phần hiện và phần ẩn.

1.2.1. Phần hiện của tình hình tội phạm về tham nhũng

Chúng ta sẽ phân tích phần hiện của tình hình các tội phạm về tham nhũng ở tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2010 – 2014 thông qua các thông số mức độ, diễn biến, cơ cấu, tính chất. Cần lưu ý rằng, phần ẩn của tình hình tội phạm vẫn có thực trạng, diễn biến, cơ cấu và tính chất. Tuy nhiên, vì đó là tội phạm ẩn nên trong tội phạm học thường không đặt ra vấn đề nhận thức về diễn biến, cơ cấu và tính chất của tội phạm ẩn.

1.2.1.1. Mức độ của tình hình tội phạm tham nhũng

1.2.1.2. Động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm tham nhũng

1.2.1.3. Cơ cấu của tình hình tội phạm tham nhũng

a) Cơ cấu theo đơn vị hành chính – lãnh thổ của tỉnh Quảng Ngãi

b) Cơ cấu theo lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội

c) Cơ cấu theo tội danh

d) Cơ cấu theo mức độ thiệt hại

e) Cơ cấu theo chế tài

f) Cơ cấu theo tiêu chí phạm tội lần đầu, tái phạm, tái phạm nguy hiểm

g) Cơ cấu theo phương thức thực hiện hành vi

h) Cơ cấu theo nhân thân người phạm tội

Qua nghiên cứu các bản án xét xử các tội danh về tham nhũng ở tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2010 – 2014, cho thấy nhân thân của 68 bị cáo như sau:

*) Theo lứa tuổi

*) Theo giới tính

*) Theo chức danh nhà nước

*) Theo chức danh trong Đảng

*) Theo trình độ học vấn

*) Theo dân tộc

*) Theo nghề nghiệp

*) Theo thành phần gia đình

k) Cơ cấu theo động cơ phạm tội

*) Cơ cấu theo thu nhập

*) Cơ cấu theo hoàn cảnh gia đình

*) Cơ cấu theo đạo đức công vụ

1.2.1.4. Tính chất của tình hình tội phạm tham nhũng

Qua nghiên cứu về mức độ, động thái, cơ cấu của tình hình tội phạm về tham nhũng ở tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2010 – 2014 cho thấy những tính chất cơ bản sau đây:

– Tình hình tội phạm về tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2014 luôn có xu hướng gia tăng cả về số vụ và số bị cáo. Nếu lấy năm 2010 làm mốc thời gian để so sánh thì rõ ràng năm 2014 tội phạm tham nhũng tăng cả về số vụ lẫn số bị cáo (tăng 02 lần về số vụ, tăng 2,5 lần về số bị cáo). Điều này cho thấy rõ xu hướng diễn biến ngày càng gia tăng của tình hình tội phạm về tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

– Tình hình tội phạm về tham nhũng ở tỉnh Quảng Ngãi tập trung nhiều nhất ở thành phố Quảng Ngãi (31,25%), sau đó đến huyện Ba Tơ (18,75%), huyện Bình Sơn (12,5%) và huyện Đức Phổ (9,375%). Hai huyện miền núi là Tây Trà, Minh Long và huyện đảo Lý Sơn trong năm 5 liền không xảy ra tội phạm tham nhũng. Tội phạm về tham nhũng xảy ra nhiều nhất trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn, tài sản công. Tình hình tội phạm tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi xảy ra ở 5 trên 7 tội danh về tham nhũng được quy định trong BLHS. Trong đó nhiều nhất là tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản (11 vụ, chiếm tỉ lệ 34,375%) với 16 bị cáo (chiếm tỉ lệ 23,52%); nhưng số bị cáo bị xét xử theo tội danh này lại ít hơn số bị cáo bị xét xử về tội Tham ô tài sản (18 bị cáo, chiếm tỉ lệ 26,47%, nhiều nhất trong các loại tội) mặc dù số vụ án xét xử tội tham ô tài sản chỉ đứng thứ 3 (8 vụ, chiếm tỉ lệ 26,47%). Điều này cho thấy mặc dù số vụ án Tham ô tài sản xảy ra ít hơn nhưng lại có diễn biến phức tạp nhất, số lượng bị cáo nhiều do phạm tội có tổ chức, số người phạm tội trong một vụ án cao.

– Tổng số tiền thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra ở Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2014 là khoảng 20 tỷ đồng, trong đó, số tiền thiệt hại do hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ chiếm tỉ lệ cao nhất là 12.455.025.923 đồng (61,83%). Tiếp sau đó là hành vi Tham ô tài sản, số tiền thiệt hại là 5.629.527.402 (chiếm tỉ lệ 27,95%).

CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA

1.2.2. Phần ẩn của tình hình tội phạm về tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

a) Tội phạm ẩn khách quan

b) Tội phạm ẩn chủ quan

c) Tội phạm ẩn thống kê

Kết luận Chương 1

Chương 2

NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH

TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1. Nguyên nhân và điều kiện thuộc môi trường sống

2.1.1. Những hạn chế trong chính sách, pháp luật

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, việc thực thi các chính sách này trong tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tế triển khai các chính sách như đền bù, trợ giá, vay ưu đãi, chính sách lãi suất, chính sách hỗ trợ cho người nghèo, chính sách tái định cư, … còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng, công khai, minh bạch khiến cho những người thuộc đối tượng chính sách khó tiếp xúc với các nguồn hỗ trợ của nhà nước, của xã hội, nếu không có sự “môi giới” của người khác. Đây chính là các rào cản mà muốn vượt qua, các đối tượng cần phải có những “thỏa thuận”, “chi phí” nhất định. Hơn nữa, nhiều cán bộ, công chức, viên chức đã lợi dụng những kẽ hở trong thực thi các chính sách để phục vụ cho các lợi ích của bản thân và gia đình. Một số trường hợp cán bộ còn làm giả hồ sơ, khai khống số lượng thuộc diện chính sách để tham ô tài sản của Nhà nước.

Nước ta đang trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, đang thực hiện những cam kết của tổ chức thương mại thế giới (WTO) về tự do hóa và mở cửa thị trường nhưng một số lĩnh vực kinh doanh vẫn thực hiện chính sách độc quyền. Chính sách bao cấp, bảo hộ, độc quyền, cơ chế “xin – cho” không chỉ làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, mà còn tạo ra môi trường thuận lợi cho tham nhũng gia tăng. Để được hưởng sự “bao cấp”, “bảo hộ”, nhất là trường hợp không thuộc diện được bao cấp, bảo hộ, doanh nghiệp thường phải tốn những “khoản phí” nhất định.

Cùng với các hạn chế nêu trên, hệ thống pháp luật nước ta vẫn còn chưa đầy đủ, đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế – xã hội, tạo kẽ hở cho tham nhũng gia tăng.

2.1.2. Những hạn chế trong quản lý, điều hành nền kinh tế và trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế nước ta đã và đang đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, do cơ chế quản lý chưa theo kịp với trình độ phát triển của nền kinh tế nên đã tạo ra những sơ hở, bất cập, thể hiện ở những điểm sau:

– Hạn chế trong việc phân công trách nhiệm, quyền hạn giữa các chủ thể quản lý

– Hạn chế trong việc công khai, minh bạch hóa các cơ chế quản lý kinh tế

– Chính sách quản lý, điều hành kinh tế của Nhà nước còn chưa thật sự hợp lý

– Hạn chế trong cải cách hành chính

– Hạn chế trong cải cách tiền lương

2.1.3. Những hạn chế trong việc phát hiện và xử lý tham nhũng

– Hạn chế trong việc khuyến khích tố giác hành vi tham nhũng

– Hạn chế trong hoạt động của các cơ quan thanh tra, kiểm toán của tỉnh

– Hạn chế trong hoạt động của các cơ quan tư pháp hình sự của tỉnh

– Hạn chế trong hoạt động của các cơ quan truyền thông

– Hạn chế trong việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức của tỉnh trong phòng, chống tham nhũng

2.1.4. Những hạn chế trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ, công chức cũng như trong hoạt động bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ

Do ảnh hưởng của nền kinh tế tập trung, bao cấp, nhiều cán bộ viên chức trong tỉnh vẫn duy trì những thái độ tiêu cực như hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu gây khó khăn cho người dân, làm việc theo kiểu “ban ơn” hoặc kéo dài thời hạn… Điều này đã làm cho một bộ phận người dân ngại tiếp xúc, làm việc trực tiếp mà thường sử dụng những hình thức tiêu cực như đưa hối lộ, thông qua môi giới hối lộ để giải quyết công việc. Như trên đã nói, kết quả khảo sát của tác giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cho thấy, có 26,18% số người được hỏi cho rằng họ đã có một lần bị gây khó dễ và 52,72% số người được hỏi cho rằng đã có nhiều lần bị gây khó dễ khi đi làm các thủ tục tại cơ quan nhà nước. Trong số này có đến 10,9% đưa phong bì để nhờ cán bộ thụ lý hồ sơ giúp giải quyết nhanh thủ tục, 26,18% nhờ “dịch vụ” giải quyết. Nghiên cứu cơ cấu tình hình tội phạm tham nhũng xảy ra theo lĩnh vực kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2014 cho thấy tội phạm về tham nhũng xảy ra ở nhiều lĩnh vực, trong đó đáng chú ý là lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn và tài sản công, chiếm tỷ lệ 40,6% số vụ và 27,94% số bị cáo. Lĩnh vực đất đai và phúc lợi xã hội là hai lĩnh vực tiếp theo có số lượng vụ án phạm tội về tham nhũng lớn, trong đó, lĩnh vực đất đai 12,5% số vụ án và 17,64% số bị cáo; lĩnh vực phúc lợi xã hội với 12,5% vụ án và 11,76% số bị cáo.

Công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ của tỉnh thời gian qua đã có nhiều đổi mới nhưng nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh vẫn chưa thực hiện tốt. Tư tưởng cục bộ, địa phương, bè phái trong công tác bổ nhiệm cán bộ vẫn còn tồn tại cũng làm gia tăng tệ tham nhũng. Vẫn còn tình trạng chỉ lựa chọn, bổ nhiệm những cán bộ cùng quê, cùng bè phái để từ đó hình thành các đường dây cấu kết với nhau tạo thành những vòng tham nhũng khép kín, vô hiệu hóa cơ chế kiểm soát, thanh tra nội bộ, tạo điều kiện cho tham nhũng gia tăng.

2.1.5 Những hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tham nhũng

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tham nhũng của các cơ quan trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế như sau:

Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng ở nhiều nơi mới chỉ được thực hiện trong nội bộ các cơ quan, tổ chức, đơn vị, chưa được tiến hành sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy, hiểu biết của người dân trong tỉnh về nguyên nhân, tác hại của tham nhũng cũng như các biện pháp phòng, chống tham nhũng chưa được cải thiện. Nhiều người dân trong tỉnh chưa hiểu rõ quyền và nghĩa vụ trong phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là chưa hiểu rõ cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng.

Hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục của các cơ quan của tỉnh về phòng, chống tham nhũng vẫn còn đơn điệu, chủ yếu thực hiện bằng hình thức báo cáo viên phổ biến, giải thích cho người nghe. Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 đã quy định rất nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhưng nhiều hình thức quy định trong luật này vẫn còn chưa được vận dụng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phòng, chống tham nhũng. Bên cạnh đó thời lượng tuyên truyền, giáo dục, phổ biến về phòng, chống tham nhũng trên các phương tiện truyền thông của tỉnh còn rất hạn chế, chưa được thực hiện một cách tự giác, thường xuyên, liên tục, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đời sống xã hội.

Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng còn chưa được biên soạn cho thực sự phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau trong tỉnh. Điều đó tạo ra sự nhàm chán, khó hiểu, khó tiếp thu đối với nhiều đối tượng, như nông dân, công nhân, cựu chiến binh, đồng bào dân tộc.

2.2. Nguyên nhân và điều kiện chủ quan, thuộc nhân thân người phạm tội

2.2.1. Nguyên nhân do lòng tham con người

Nguyên nhân và động cơ chủ yếu của tham nhũng là lòng tham của con người. Lẽ cố nhiên đam mê lợi ích không phải lúc nào cũng xấu, nhưng để lòng tham dẫn dắt, che mờ lý trí, điều khiển, kiểm soát hành động và vì lợi ích của bản thân, của nhóm lợi ích mà chà đạp lên lợi ích của tập thể, cộng đồng và quần chúng nhân dân thì rõ ràng là không thể chấp nhận được. Mọi hành vi tham nhũng dù dưới hình thức nào chăng nữa đều có thể quy về “lợi ích cá nhân”. Lợi ích nhóm cũng xuất phát từ lợi ích cá nhân mà ra. Nếu không vì lợi ích của bản thân thì chẳng ai còn muốn tham nhũng nữa. Vì lợi ích cá nhân, người ta có thể làm tất cả, bất chấp mọi thủ đoạn, mọi hậu quả để đạt được dù hành vi đó là vi phạm đạo đức, pháp luật, hay vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng.

2.2.2. Nguyên nhân do thói quen lười lao động, thích hưởng thụ

Lối sống “ăn bám”, ỷ lại, lười lao động, thích hưởng thụ của một bộ phận, tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Chính lối sống này kết hợp với bản chất ích kỷ, đam mê lợi ích vật chất của các bậc phụ huynh, cán bộ, công chức,… là chất xúc tác để thúc đẩy con người ta lao vào các “phi vụ” phạm pháp. Lối sống hưởng thụ len lỏi vào các cơ quan công quyền thể hiện ở sự quan liêu và suy đồi của không ít cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cống hiến thì ít mà muốn hưởng thụ thì nhiều, nên sách nhiễu, làm khó để vòi vĩnh, “gợi ý”, “lót đường”, “rải thảm”.

2.2.3. Nguyên nhân do sự thiếu rèn luyện và trau dồi đạo đức của cán bộ công chức

Do cuộc sống, áp lực công việc, do môi trường xung quanh; do giáo dục, do cơ chế và do chính bản thân mà đạo đức con người ngày càng bị suy thoái, tha hóa. Điều này làm cho tệ tham nhũng càng có điều kiện thuận lợi để phát sinh và lan rộng trong toàn xã hội. Tình trạng này đang có xu hướng ngày càng tăng.

Kết luận Chương 2

CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA

Chương 3

CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH

TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1. Thực trạng công tác phòng ngừa tội phạm về tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2014

3.1.1. Những kết quả đạt được

Sau khi BCHTW khóa X ban hành Nghị quyết Trung ương 3 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCHTW Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Ngày 24/11/2006, Tỉnh ủy Quảng Ngãi ban hành Chương trình hành động số 10-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X); Kế hoạch số 42-KH/TU ngày 16/11/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của BCHTW Đảng khóa XI.

Qua thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tình hình tham nhũng, lãng phí trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động, bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, nhất là việc phòng ngừa, công khai minh bạch hóa, cải cách thủ tục hành chính, quản lý tài sản công; một số lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh tiêu cực tham nhũng bước đầu được kìm chế, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

3.1.2. Những tồn tại, hạn chế

Qua kết quả đánh giá nhận xét tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và Luật phòng Phòng, chống tham nhũng ở tỉnh Quảng Ngãi thì công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng vẫn còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, hiệu quả còn thấp, chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Tình trạng tham nhũng vẫn diễn ra mọi lúc, mọi nơi với tính chất nghiêm trọng, biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nghiều ngành, nhất là một số lĩnh vực nhạy cảm như: quản lý sử dụng đất đai, chế độ chính sách, đầu tư xây dựng cơ bản; công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ,… gây bức xúc trong dư luận nhân dân và là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

3.2. Dự báo tình hình tội phạm về tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong những năm tới

Dự báo tình hình tội phạm nói chung và tội phạm về tham nhũng nói riêng thực chất là dự đoán xu hướng phát triển của tội phạm, cơ cấu, diễn biến của tình trạng phạm tội, các nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh, phát triển của tội phạm trong tương lai [5, tr.108]. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp các cơ quan chức năng đề ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm, tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc chương trình hóa chiến lược phòng ngừa tội phạm.

Căn cứ vào các điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội cũng như trên cơ sở nghiên cứu tình hình, nguyên nhân của tình hình tội phạm về tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, có thể dự báo hình tội phạm về tham nhũng trong thời gian tới như sau:

– Trong những năm tới, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Ngãi sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. Nhà nước sẽ tiếp tục đầu tư nguồn vốn rất lớn để xây dựng nhiều công trình trọng điểm phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà. Trong đó có các dự án: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapo, Nhà máy Nhiệt điện Dung Quất, các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, trung tâm thương mại… Tuy vậy, bên cạnh những thuận lợi, thời cơ, vẫn còn những thách thức và nguy cơ đan xen. Nền kinh tế của tỉnh còn kém hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp. Quan hệ sản xuất có mặt chưa phù hợp, hạn chế việc giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Đời sống nhân dân trong tỉnh còn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng bị thiên tai. Trong khi đó, cơ chế chính sách chưa đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển. Tình trạng tham nhũng, suy thoái ở một bộ phận đảng viên vẫn có diễn biến phức tạp.

– Tình hình tội phạm về tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục có xu hướng gia tăng về số vụ, phức tạp về đối tượng và phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội; nghiêm trọng hơn về hậu quả, tác hại; tội phạm về tham nhũng vẫn diễn ra chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng cơ bản, tài chính, ngân hàng, quản lý quỹ phúc lợi và tài sản công, đầu tư công, quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp, chi trả đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ người nghèo, người có công với đất nước…Cụ thể:

+ Trong quản lý tài sản công, thủ đoạn lập khống, làm giả giấy tờ, tài liệu, hồ sơ kế toán để chiếm đoạt tài sản nhà nước; hoặc đánh giá tài sản thanh lý rẻ hơn nhiều với giá thực tế để vụ lợi cá nhân. Thủ đoạn gửi giá mua sắm tài sản công nhằm vụ lợi vẫn diễn ra phổ biến, đặc biệt là các đơn vị có chức năng cấp phát tài sản hoặc doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện nhập nguyên liệu để sản xuất, thi công. Trong các cơ quan Nhà nước, việc khai khống tiền công tác phí, mua sắm, sửa chữa tài sản công… vẫn sẽ diễn ra.

+ Trong xây dựng cơ bản, thủ đoạn phổ biến của hành vi phạm tội vẫn là bớt xén khối lượng hay hạng mục thi công, khai khống quãng đường vận chuyển, thay đổi vật liệu thi công, lập khống hồ sơ thi công để tham ô tài sản.

+ Trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính thủ đoạn phạm tội chủ yếu là lợi dụng chức vụ quyền hạn móc nối với các doanh nghiệp cho vay trái với quy định, bảo lãnh trái quy định nhà nước, không lập hồ sơ theo dõi để chiếm đoạt tài sản của nhà nước.

+ Giải phóng mặt bằng, đền bù, xây nhà tái định cư… là lĩnh vực mà hành vi phạm tội về tham nhũng dễ xảy ra. Thủ đoạn thường là thông đồng với đối tượng được hưởng đền bù để khai khống diện tích, hạng mục, tài sản có trên đất đền bù, chi tiền đền bù, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp không đúng quy định, chuyển từ đất ruộng trồng trọt thành đất ở để được hưởng đền bù cao hơn. Tội phạm còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn xác nhận hồ sơ, giấy tờ liên quan đến nhà ở và quyền sử dụng đất để chiếm đoạt tiền đền bù.

+ Trong lĩnh vực phúc lợi xã hội vẫn sẽ còn hiện tượng khai khống danh sách người có công, người trong hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật… để lấy tiền nhà nước ở các vùng nông thôn; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, giả mạo trong công tác để xác nhận cho người không đủ điều kiện được hưởng các chính sách, chế độ của Nhà nước.

+ Trong lĩnh vực giáo dục, y tế vẫn sẽ gia tăng các hành vi đưa, nhận hối lộ để chạy trường, tuyển dụng cán bộ, công chức, thuyên chuyển công tác.

+ Trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh xuất hiện ngày càng nhiều các đối tượng bên ngoài móc nối với cán bộ, nhân viên các cơ sở y tế để chiếm đoạt tiền Bảo hiểm, lập giả hồ sơ khám, chữa bệnh để lấy thuốc bán ra ngoài thị trường…

3.3. Các biện pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm về tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Các biện pháp tăng cường phòng, chống tình hình tội phạm về tham nhũng là các biện pháp nhằm tăng cường các hoạt động để hạn chế (ngăn chặn) hay triệt tiêu (loại trừ) các nguyên nhân làm phát sinh tình hình tội phạm về tham nhũng.

Biện pháp ngăn chặn tội phạm dựa trên cơ sở thực tế là tình hình tội phạm tiềm tàng, cái được xác định trên cơ sở của thực trạng tình hình tội phạm và nó có ba trạng thái thể hiện.

Một là, tiềm tàng ở trạng thái tội phạm chưa xảy ra;

Hai là, tiềm tàng ở trạng thái tội phạm đang xảy ra;

Ba là, tiềm tàng ở trạng thái tội phạm đã được xử lý theo pháp luật hình sự và người phạm tội đã thi hành xong hình phạt đối với mình.

Ứng với ba trạng thái đó là các nhóm biện pháp ngăn chặn. Trên cơ sở đó, phạm vi luận văn này đề cập đến các nhóm biện pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm về tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến, đó là: Những biện pháp không cho tham nhũng xảy ra, những biện pháp không cho tham nhũng thực hiện đến cùng và những biện pháp không cho tái phạm tội phạm về tham nhũng.

3.3.1. Những biện pháp không cho tội phạm về tham nhũng xảy ra (Những biện pháp ngăn chặn)

Những biện pháp ngăn chặn không cho tham nhũng xảy ra được hiểu là những biện pháp kiểm soát xã hội và quản lý xã hội đối với điều kiện tồn tại của hành vi tham nhũng, người phạm tội tham nhũng tiềm tàng và nạn nhân tiềm tàng của tham nhũng nhằm làm tê liệt quá trình chuẩn bị và thực hiện tội phạm.

Chính vì thế, loại trừ tội phạm về tham nhũng phải là một hệ thống các biện pháp tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy thực hiện quyền con người mà cụ thể hóa là những biện pháp chính trị, dân sự, văn hóa, kinh tế, xã hội, tổ chức, pháp luật.

Dựa theo cơ sở lý luận trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm loại trừ tình hình tội phạm về tham nhũng như sau:

3.3.1.1. Khắc phục những hạn chế trong chính sách, pháp luật

– Khắc phục các hạn chế trong thực thi các chính sách của Đảng và Nhà nước

Các chính sách đền bù, trợ giá, cho vay ưu đãi, chính sách lãi suất, chính sách hỗ trợ cho người nghèo, chính sách tái định cư, chính sách đền ơn đáp nghĩa, chính sách đối với gia đình thương binh, liệt sỹ …cần được công khai, minh bạch, cần có cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân thuộc diện chính sách có thể tiếp cận nhanh chóng, thuận lợi với các nguồn hỗ trợ của nhà nước, của xã hội, tránh phải thông qua các tầng lớp trung gian dễ phát sinh tham nhũng. Cần nhanh chóng xóa bỏ các chính sách bao cấp, bảo hộ, độc quyền, cơ chế “xin-cho” để tránh phát sinh tham nhũng. Bên cạnh đó cần đẩy nhanh lộ trình tăng tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức đảm bảo cho họ có thể sống bằng các nguồn thu nhập chính đáng. Điều này sẽ góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu các hành vi tham nhũng. Theo khảo sát của tác giả đối với 275 người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thì 17,09% trong số đó cho rằng cần tăng lương cho cán bộ, công chức để phòng ngừa tội phạm về tham nhũng. Nâng cao hiệu quả việc kiểm tra, giám sát, thanh tra…việc thực hiện các chính sách của Đảng và nhà nước để ngăn chặn tình trạng lợi dụng thực hiện chính sách để trục lợi, tham ô tài sản sẽ góp phần phòng ngừa có hiệu quả tội phạm về tham nhũng.

Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào nền kinh tế mà chỉ thực hiện việc quản lý trên bình diện vĩ mô. Nhà nước nên hạn chế sử dụng các chính sách “điều tiết” thị trường, hạn chế những cấm đoán không cần thiết trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo cho thị trường phát triển tự do theo quy luật cung – cầu nhằm hạn chế những hành vi hối lộ.

– Hoàn thiện các quy định của pháp luật

Mặc dù Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 120/2006/NĐ-CP đã mở rộng phạm vi điều chỉnh của các tội phạm về tham nhũng so với quy định của BLHS nhưng phạm vi điều chỉnh của các tội phạm về tham nhũng vẫn cần phải mở rộng hơn nữa nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tham nhũng cũng như phù hợp với pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó cũng cần phải sửa đổi, bổ sung một số quy định về các tội phạm về tham nhũng cho phù hợp với thực tiễn. Ví dụ cần quy định tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ cũng là tội phạm về tham nhũng nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quá đấu tranh phòng chống loại tội phạm này.

3.3.1.2. Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội

– Thực hiện công khai, minh bạch là biện pháp quan trọng trong phòng, chống tham nhũng. Công khai minh bạch sẽ đảm bảo ngăn ngừa các hành vi vi phạm của các cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành công vụ, nhiệm vụ, vừa đảm bảo cho người dân có thể hiểu và giám sát các hoạt động của cán bộ, viên chức nhằm đảm bảo quyền lợi của mình.

Luật phòng chống tham nhũng đã quy định, tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện công khai hóa các hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, trừ những hoạt động thuộc về bí mật của nhà nước. Quy định này đảm bảo mọi cán bộ, nhân viên trong cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực thi đúng nội dung những hoạt động đã được công khai đồng thời tạo cơ chế thực hiện sự giám sát có hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức.

Để đảm bảo thực hiện công khai, minh bạch, Luật phòng, chống tham nhũng quy định cụ thể các hình thức công khai, minh bạch cũng như quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cá nhân. Theo đó, các hình thức công khai bao gồm:

+ Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;

+ Phát hành ấn phẩm;

+ Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;

+ Đưa lên trang thông tin điện tử;

+ Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Cùng với việc quy định các hình thức công khai, minh bạch, điều 32 Luật phòng, chống tham nhũng quy định rõ quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cá nhân. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình làm việc cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Công dân có quyền yêu cầu Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi mình cư trú cung cấp thông tin về hoạt động của UBND xã, phường, thị trấn đó.

Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin có căn cứ cho rằng việc cung cấp thông tin là chưa đầy đủ hoặc trái pháp luật thì có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trường hợp người bị khiếu nại do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm hoặc là người đứng đầu cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội thì khiếu nại lên Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước là giải pháp quan trọng trong phòng, chống tình hình tội phạm về tham nhũng. Theo khảo sát của tác giả đối với 275 người dân trên địa bàn tỉnh thì có 23,63% ý kiến cho rằng, một trong các giải pháp phòng, chống tham nhũng là cần phải quy định rõ ràng trình tự, thủ tục để người dân biết.

– Minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức

Minh bạch hóa tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức sẽ góp phần hạn chế tối đa hành vi tham nhũng. Phạm vi phải kê khai tài sản, thu nhập bao gồm:

+ Cán bộ từ Phó trưởng phòng của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và tương đương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Một số cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn; người làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân;

+ Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.

Các loại tài sản phải kê khai bao gồm:

+ Nhà, quyền sử dụng đất;

+ Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và các loại tài sản khác mà giá trị của mỗi loại từ năm mươi triệu đồng trở lên;

+ Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;

+ Thu nhập phải chịu thuế theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm quản lý và lưu giữ bản kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai do mình quản lý; tổ chức việc xác minh theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản và công khai kết luận đó theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong các trường hợp quy định tại Điều 50 của Luật phòng, chống tham nhũng.

Người kê khai tài sản không trung thực bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND mà kê khai tài sản không trung thực thì bị xoá tên khỏi danh sách những người ứng cử; người được dự kiến bổ nhiệm, phê chuẩn mà kê khai tài sản không trung thực thì không được bổ nhiệm, phê chuẩn vào chức vụ đã dự kiến.

– Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra các hoạt động tài chính

Định kỳ hàng tháng, quý, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức kiểm tra, rà soát tài sản mà cơ quan, đơn vị đang quản lý. Đối với các bộ phận công tác mang đặc điểm “nhạy cảm” như kế toán, thủ quỹ, lãnh đạo đơn vị cần thực hiện các biện pháp kiểm tra chéo. Ví dụ mật khẩu, chìa khóa két sắt không thể chỉ do một mình thủ quỹ đơn vị biết. Việc này phải do hai người trở lên quản lý và chịu trách nhiệm. Điều này sẽ làm triệt tiêu ý đồ phạm tội ngay từ khi nó mới chớm được hình thành. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chính là góp phần đắc lực cho việc công khai minh bạch, qua đó góp phần quan trọng trong phòng ngừa tội phạm về tham nhũng.

3.3.1.3. Tăng cường cải cách hành chính

Cần gắn chặt cải cách hành chính với chống tham nhũng bằng các biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt. Tập trung vào xóa bỏ căn bản cơ chế “xin – cho” đối với các lĩnh vực, các cấp hành chính để loại bỏ tiêu cực, sách nhiễu, tham nhũng. Nhà nước cần xoá bỏ triệt để hơn “cơ chế chủ quản đối với doanh nghiệp nhà nước”, tách bạch quản lý hành chính nhà nước với quản lý sản xuất – kinh doanh, đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Đây là giải pháp căn bản nhất để loại bỏ cơ chế chủ quản và cơ quan chủ quản đối với doanh nghiệp nhà nước và chống tham nhũng phát sinh từ việc lợi dụng cơ chế.

Tiếp tục triển khai đồng bộ, nâng cao chất lượng cơ chế “một cửa” theo yêu cầu công khai, minh bạch, coi đó là bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính để loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, nhiều cửa, phức tạp làm nảy sinh tiêu cực, tham nhũng, cản trở các hoạt động kinh tế – xã hội. Cơ chế “một cửa” còn tạo sự liên thông giữa các cơ quan chức năng trong giải quyết thủ tục hành chính được nhanh chóng, kịp thời, xác định rõ trách nhiệm ở từng khâu công việc; tạo điều kiện cho việc cơ cấu lại tổ chức được tinh gọn, hợp lý hơn ở các cấp hành chính.

– Thực hiện phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng giữa các chủ thể quản lý

Các chủ thể quản lý, đặc biệt là các chủ thể được giao quản lý khối tài sản lớn của Nhà nước phải gắn với trách nhiệm cụ thể rõ ràng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm toán đảm bảo có thể kiểm soát tốt khối lượng tài sản công. Xây dựng cơ chế quản lý, giám sát việc sử dụng tài sản công, đảm bảo cho việc sử dụng tài sản công hiệu quả nhất, phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng.

3.3.1.4. Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tham nhũng

Thời gian qua đã có nhiều văn bản của Đảng và nhà nước được ban hành nhằm tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, như Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCHTW Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Quyết định số 137/2009/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng; Luật Phổ biến, Giáo dục pháp luật năm 2012 và gần đây nhất là Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014. Trên cơ sở các văn bản này, Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền về tham nhũng nhưng hiệu quả vẫn còn thấp. Thời gian tới tỉnh Quảng Ngãi cần phải tăng cường hơn nữa hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo hướng:

– Mở rộng phạm vi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cần được tiến hành sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh để tất cả mọi người trong xã hội đều hiểu rõ về nguyên nhân, tác hại của tham nhũng cũng như các biện pháp phòng, chống tham nhũng. Theo khảo sát của tác giả đối với 275 người dân trên địa bàn tỉnh thì có đến 26,47% trong số đó cho rằng việc đưa phong bì cho người có chức vụ, quyền hạn khi đến làm các thủ tục hành chính là đương nhiên. Điều này cho thấy hiệu quả của việc tuyên truyền đối với các tội phạm về tham nhũng chưa đến được người dân.

Đặc biệt cần tuyên truyền để mọi người hiểu rõ cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng, để họ vững tâm dám đứng ra tố cáo tham nhũng và nhận được sự ủng hộ của những người khác trong xã hội. Có như vậy, chúng ta mới huy động được sức mạnh của toàn thể nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố cáo tham nhũng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh chống và phòng ngừa tham nhũng.

– Đổi mới cơ bản các hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục phòng, chống tham nhũng

Hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phòng, chống tham nhũng hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cần được đổi mới một cách cơ bản. Bên cạnh hình thức báo cáo, thuyết trình truyền thống, cần sử dụng linh hoạt nhiều hình thức, như tư vấn miễn phí về phòng, chống tham nhũng thông qua các tổ chức như Hội Luật gia của tỉnh, các văn phòng tư vấn pháp luật, các công ty luật trong tỉnh cần đẩy mạnh hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phòng, chống tham nhũng thông qua loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; niêm yết công khai các thông tin về phòng, chống tham nhũng tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư. UBND tỉnh cần chỉ đạo tăng cường tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật phòng, chống tham nhũng; lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phòng, chống tham nhũng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của các cơ quan, tổ chức, câu lạc bộ trong tỉnh; xây dựng tủ sách pháp luật tại các xã, phường trong tỉnh, bảo đảm có đầy đủ các tài liệu về phòng chống tham nhũng tại các cơ quan, tổ chức, các thôn xóm, khu dân cư… trong toàn tỉnh.

Hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến về phòng, chống tham nhũng cần phải được các cơ quan, đơn vị trong tỉnh tiến hành một cách thường xuyên, liên tục nhằm tăng cường ý thức của mỗi cá nhân trong tỉnh đóng góp công sức vào cuộc chiến chống tham nhũng.

– Đổi mới cơ bản việc biên soạn các nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng

Các nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng cần được biên soạn phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau trong tỉnh, nhất là đồng bào dân tộc theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu nhưng phải đảm bảo sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người xem. Đây là một điều không dễ, đòi hỏi phải có các nhóm chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn như luật học, tâm lý học, giáo dục học, xã hội học… cùng phối hợp biên soạn nhằm tạo ra những sản phẩm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng thực sự có chất lượng cao, lôi cuốn, hấp dẫn.

Các nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng cần được thể hiện một cách sáng tạo, sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu. Các nội dung về phòng, chống tham nhũng cần được chuyển thể thành nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn như kịch, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động, video, phim ảnh…để lôi cuốn được mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội tích cực tìm hiểu, hưởng ứng và tham gia các hoạt động phòng, chống tham nhũng.

3.3.1.5. Tăng cường hoạt động truyền thông trong phòng, chống tham nhũng

– Đề cao vai trò của truyền thông trong phòng, chống tham nhũng

Trong cuộc chiến chống tham nhũng, truyền thông giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Truyền thông, báo chí không chỉ tập trung thực hiện nhiệm vụ giám sát và đưa tin về hoạt động phòng, chống tham nhũng mà quan trọng hơn cần phải tập trung vào việc điều tra về các vụ việc, các hành vi và các cá nhân tham nhũng. Tăng cường vai trò của báo chí và truyền thông trong việc theo dõi phân tích hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát hiện và phản ánh chính xác, kịp thời các vụ việc tham nhũng và tạo ra diễn đàn cho đông đảo công chúng tham gia phát hiện và tố giác tham nhũng, tạo ra dư luận xã hội lên án mạnh mẽ các hành vi tham nhũng, nhất là các hành vi tham nhũng của các cán bộ có chức vụ cao, tham nhũng gây ra thiệt hại lớn. Báo chí cần phải trở thành người bạn đồng hành của người dân trong cuộc chiến chống tham nhũng.

– Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phòng, chống tham nhũng

Cuộc chiến chống tham nhũng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức đơn vị trong toàn bộ hệ thống chính trị. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị tạo điều kiện và phối hợp cũng với các cơ quan chuyên môn như thanh tra, kiểm toán để phát hiện các hành vi tham nhũng; phối hợp với các cơ nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong việc xử lý các hành vi tham nhũng. Chỉ trên cơ sở sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện và xử lý tham nhũng thì hoạt động phòng, chống tham nhũng mới đạt hiệu quả cao nhất.

3.3.1.6. Khắc phục những hạn chế trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ, công chức cũng như trong hoạt động bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ

– Tăng cường giáo dục đạo đức, phẩm chất cho cán bộ, công chức, viên chức.

Giáo dục đạo đức, phẩm chất cho cán bộ, công chức, viên chức là vấn đề quan trọng nhằm hạn chế tham nhũng. Cần phải loại bỏ những tư tưởng hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu ở một bộ phận cán bộ, viên chức để đòi hối lộ, đặc biệt là cán bộ làm việc trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng như những lĩnh vực liên quan đến tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư, cấp phát vốn, duyệt dự án đầu tư, cấp giấy phép, duyệt hạn ngạch…Theo khảo sát của tác giả đối với 275 người dân trong tỉnh, đã có 4,36% cho rằng cần tăng cường giáo dục, nhân cách cho công chức, viên chức là một trong các giải pháp phòng ngừa tội phạm về tham nhũng. Các tổ chức xã hội – nghề nghiệp phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với hội viên của mình theo quy định của pháp luật nhằm tăng cường đạo đức, nhân cách của các hội viên. Bên cạnh đó cũng cần có cơ chế giám sát đối với các cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ, nhất là các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực. Theo khảo sát của tác giả đối với 275 người dân trong tỉnh, có đến 34,18% trong số đó cho rằng cần có cơ chế giám sát chặt chẽ công chức, viên chức khi làm việc để phòng ngừa tham nhũng.

– Thực hiện tốt công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ

Công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ thời gian qua đã có nhiều đổi mới nhưng nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn chưa thực hiện tốt. Điều đó đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng cục bộ, địa phương, bè phái trong công tác bổ nhiệm cán bộ. Làm tốt công tác tổ chức cán bộ, lựa chọn và bổ nhiệm những cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất chính trị và đạo đức tốt vào những vị trí chủ chốt của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ, nhất là những cán bộ làm việc trong những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng.

3.3.2. Những biện pháp không cho tội phạm về tham nhũng được thực hiện đến cùng

Với tính cách là một bộ phận của phòng ngừa tội phạm trong tội phạm học, ngăn chặn tội phạm không phải chỉ có nghĩa và được áp dụng đối với tội phạm tiềm tàng, tức là ở trạng thái chưa xảy ra, mà nó còn có nghĩa, cũng như được áp dụng trong trường hợp tội phạm đang xảy ra. Ở thời điểm này, việc ngăn chặn tội phạm có mục tiêu là không để cho tội phạm được thực hiện đến cùng, gồm: ngăn chặn quá trình phạm tội của hành vi tham nhũng, chặn đứng quá trình lặp lại của hành vi phạm tội, không để cho tội phạm được thực hiện nhiều lần.

3.3.2.1. Đảm bảo cơ chế bảo vệ người tố giác, tố cáo các hành vi tham nhũng

3.3.2.2. Tăng cường phát hiện và xử lý tham nhũng

Kết luận chương 3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tham nhũng là căn bệnh gắn liền với quyền lực và lòng tham của con người. Khi còn Nhà nước, còn lợi ích từ vận dụng sai quyền lực công thì còn tham nhũng. Tuy nhiên, nếu tình hình tội phạm về tham nhũng trở nên trầm trọng thì không những làm cho nhân dân mất lòng tin vào Nhà nước, mà còn gây tổn hại kinh tế, kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế, tạo ra sự bất công bằng và mất ổn định xã hội. Chính vì thế phòng, chống tham nhũng nói chung và tội phạm về tham nhũng nói riêng là nhiệm vụ của mọi quốc gia, mọi cấp, mọi ngành, mọi người dân trong xã hội.

Các kết quả nghiên cứu của luận văn chỉ là bước đầu, trên cơ sở nhận thức lý luận kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn của bản thân. Do thời gian có hạn và bản thân cũng còn hạn chế nên Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo để Luận văn được hoàn thiện hơn.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\LUAT HINH SU DOT 2\CUA NGUYEN\LUAN VAN NGUYEN VIET SON

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *