Các tội cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn

Các tội cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

Các tội cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

1. Tính cấp thiết của đề tài

Những năm qua, diện mạo kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Ngãi có những thay đổi và khởi sắc. Bên cạnh những thành quả của sự phát triển là mặt trái của tình hình an ninh trật tự. Sự phát triển của các khu du lịch, đô thị, các trường đại học và bệnh viện ở địa phương đã thu hút một lượng rất lớn người về làm việc, học tập và sinh sống khiến tình hình an ninh trật tự theo đó có những diễn biến phức tạp, khó lường. Nhiều khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, đường giao thông được xây dựng và mở rộng, người dân được nhận một khoảng tiền đền bù lớn, nhưng công tác quy hoạch, bố trí công ăn việc làm ổn định cuộc sống cho họ chưa kịp thời cọng với sự quản lý nhân khẩu về tạm trú, tạm vắng của cơ quan nhà nước ở địa phương thiếu chặt chẽ đã dẫn đến tình trạng tình hình tội phạm gia tăng đột biến trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là tội phạm đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong 05 năm gần đây (tính từ năm 2010 đến năm 2014) Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã thụ lý giải quyết 5485 vụ án hình sự với 8300 bị cáo, trong đó số vụ án hình sự về tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc là 332 vụ với 1236 bị cáo; số bị cáo phạm tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc bị đưa ra xét xử chiếm khoảng 14,8% tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử hàng năm.

Loại tội phạm này ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, văn hóa, trật tự an toàn xã hội của tỉnh nói chung và các huyện, Thành phố trực thuộc tỉnh nói riêng. Đối tượng tổ chức đánh bạc dưới hình thức trá hình sử dụng nhiều thủ thuật lừa bịp thì thu lại khoản lợi nhuận bất chính khổng lồ, làm cho những người chơi bạc phải điêu đứng, mất nhà, mất của, gia đình ly tán. An ninh trật tự theo đó cũng phức tạp, tác động trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt bình thường của người dân. Làm suy đồi tư tưởng, đạo đức của một bộ phận người tham gia phạm tội, đảo lộn các mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, ảnh hưởng đến truyền thống đạo đức, văn hóa của dân tộc.

Bên cạnh việc ảnh hưởng đến nền kinh tế, chính trị, văn hóa, trật tự an toàn xã hội thì loại tội phạm này còn là nguyên nhân làm phát sinh nhiều loại tội phạm khác như xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người, tự do tài sản của công dân; tha hóa nhân cách một bộ phận cán bộ, đảng viên…Loại tội phạm này thực sự trở thành nỗi lo, là vấn nạn nhức nhối của mỗi gia đình nói riêng và của toàn xã hội nói chung.

So với các năm trước đây, tội phạm cờ bạc hiện nay được tổ chức đa dạng, phức tạp hơn, với tính chất, thủ đoạn chặt chẽ, tinh vi hơn.

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi rất quan tâm tới công tác bảo vệ trật tự, an ninh của tỉnh nói chung trước tác động tiêu cực từ tình hình cờ bạc đã nêu nhưng vẫn chưa hạn chế được những tác động, ảnh hưởng từ loại tội phạm này. Do đó, công tác nghiên cứu đề xuất các giải pháp, biện pháp hữu hiệu nhằm đẩy lùi tình trạng đánh bạc, tổ chức đánh bạc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ và nhân dân Quảng Ngãi. Là một công dân của tỉnh nhà, bức xúc trước tình hình và hậu quả mà tội phạm này gây ra nên tôi chọn đề tài “Các tội cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp như đóng góp một chút nghiên cứu và đề xuất bé nhỏ của mình vào nhiệm vụ chính trị này ở địa phương.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu: Nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống và xử lý tội cờ bạc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn phân tích các cơ sở lý luận và pháp luật của các tội cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi;

Luận văn nghiên cứu quá trình định tội danh các tội cờ bạc từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi (năm 2010 – 2014);

Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về hình phạt đối với các tội cờ bạc từ thực tiễn quyết định hình phạt tại tỉnh Quảng Ngãi.

4. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn này nghiên cứu những yếu tố cơ bản của tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, những khó khăn và đề ra những giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về hình phạt đối với các tội phạm đánh bạc và tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu, phân tích các cơ sở lý luận và pháp luật của các tội cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi;

Nghiên cứu quá trình định tội danh các tội cờ bạc từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi (năm 2010 – 2014);

Nghiên cứu dưới góc độ hình sự và tố tụng hình sự. Quy định tại Điều 248; Điều 249 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999. Các số liệu liên quan đến luận văn được thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong 5 năm từ năm 2010 đến năm 2014.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận văn

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng VII, IX, X và các Nghị quyết số 8-NQ/TW ngày 2/1/2002, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 26/5/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ chính trị.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thông kê, điều tra xã hội học để tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn là một công trình nghiên cứu có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn; có giá trị có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong khoa học pháp lý và trong công tác đấu tranh phòng, chống tội cờ bạc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cũng như trong công tác giáo dục, cải tạo đối với người phạm tội.

7. Cơ cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Qui định của pháp luật Việt Nam về các tội cờ bạc;

Chương 2. Định tội danh các tội cờ bạc từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

Chương 3. Quyết định hình phạt đối với các tội cờ bạc từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi.

Chương 1

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

VỀ CÁC TỘI CỜ BẠC

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội cờ bạc

1.1.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985

Thời kỳ này hành vi cờ bạc nhằm mục đích phá hoại, đầu độc, bóc lột nhân dân, làm cho một bộ phận nhân dân ta quên đi nhiệm vụ cách mạng.

Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh số 168/SL ngày 14/4/1948 – Văn bản pháp luật hình sự đầu tiên được nhà nước ta quy định về tội cờ bạc. Sắc lệnh này thể hiện đường lối xử lí cứng rắn, thái độ nghiêm khắc của nhà nước ta đối với loại tội phạm này, đặc biệt đối với những đối tượng đánh bạc.

– Tại Điều 2 Sắc lệnh 168/SL cũng quy định hành vi tổ chức đánh bạc với nội dung là tổ chức một cuộc đánh bài, đánh bạc, một trò chơi đã được nêu tại điều I của Sắc lệnh mà không phụ thuộc vào địa điểm thực hiện hành vi.

– Điều 2 của Sắc lệnh 168/SL quy định hình phạt đối với người phạm tội đánh bạc là tù từ 1 năm đến 3 năm và phạt bạc (phạt tiền) từ 5000 đến 50000 đồng.

Thông tư 301/VHH-HS ngày 14/2/1957 và thông tư 2098/VHH-HS ngày 31/5/1957 của Bộ Tư pháp về việc bài trừ tệ nạn cờ bạc đã giải quyết một phần những vướng mắc của Sắc lệnh 168/SL.

Tại thông tư số 2098 ngày 31/5/1957 một lần nữa lại nêu ra cách vận dụng Sắc lệnh 168/SL trong điều kiện và tình hình xã hội mới. Thông tư này xác định những nội dung chính sau:

Kế tiếp sau hai thông tư nói trên, ngày 8/1/1968, TAND tối cao đưa ra bản tổng kết số 9/NCPL hướng dẫn đường lối xét xử các tội cờ bạc.

Nội dung quan trọng mà bản tổng kết số 9/NCPL nêu ra là giới hạn giữa những hành vi cần thiết phải xử lý bằng chế tài hình sự và những hành vi không cần thiết phải xử lý bằng chế tài hình sự. Trong phần này khái niệm về các hành vi cờ bạc được nêu lên: “Hành vi đánh bạc là hành vi chơi có được thua bằng tiền mặt hay không dùng tiền mặt nhưng thanh toán với nhau bằng tiền, tuy nhiên phải có động cơ mục đích sát phạt nhau”.

Qua các khái niệm sơ lược trên đây, bản tổng kết số 9/NCPL đã chỉ rõ ranh giới những trường hợp cần thiết phải xử lý bằng chế tài hình sự và những trường hợp không cần thiết phải xử lý bằng chế tài hình sự. Theo đó đối với hành vi đánh bạc phải có động cơ mục đích sát phạt nhau, có được thua đáng kể hay tương đối đáng kể thì mới cần thiết phải xử lý về hình sự vì khi đó tính chất hành vi bóc lột lẫn nhau trái với chế độ XHCN, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đánh bạc mới thể hiện rõ nét.

Có thể nhận thấy rằng điểm tiến bộ quan trọng trong đường lối xét xử của bản tổng kết số 9/NCPL là chính sách phân hóa rõ rệt các đối tượng bị xử lý hình sự theo tinh thần:

Ngoài Sắc lệnh số 168- SL và sau sắc lệnh này còn có Nghị định số 32 ngày 06/04/1952 của Bộ tư pháp quy định tại điều 7. Riêng tội đánh bạc, tiền phạt ấn định ở Điều 2 Sắc lệnh 168 – SL bằng giá 200 kg gạo đến 1000 kg gạo đối với người tổ chức, và bằng 100kg gạo đến 500kg gạo đối với con bạc. Theo giá gạo Nhà nước quy định hiện nay (40đ/tạ) người tổ chức có thể bị phạt tới 400đ và con bạc có thể bị phạt đến 200đ. Nếu tái phạm vận dụng thêm Điều 4 Sắc lệnh 168 – SL, người tổ chức có thể bị phạt đến 800đ và con bạc có thể bị phạt đến 400đ.

Về hình thức xử phạt quản chế, bản tổng kết nêu ra đường lối chung đó là “Không xử phạt quản chế đối với nhân dân lao động và nói chung chỉ xử phạt hình thức quản chế đối với những người có nhân thân xấu, chỉ vì máu mê hay cơ hội mà phạm tội cờ bạc.” Đồng thời cần phải xử phạt quản chế đối với các đối tượng địa chủ cường hào có tội nhẹ, bọn đã làm gián điệp, tham gia các đảng phái nói chung, bọn đã làm tay sai cho địch tội nhẹ mà nay chưa thực sự hối cải.

Về vấn đề xử lý tang vật, bản tổng kết tiếp tục khẳng định nguyên tắc tịch thu những phương tiện thường xuyên dùng để đánh bạc, tịch thu toàn bộ tiền dùng để phạm pháp và tiền do phạm pháp mà có.

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. Ngày 15/3/1976, Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời ban hành Sắc luật số 03- SL/76 quy định các tội phạm và hình phạt.

Tại Điều 9 của Sắc luật, tội cờ bạc được quy định với mức hình phạt là tù từ 3 tháng đến 5 tháng, trường hợp nghiêm trọng thì phạt tù đến 15 năm. Trong mọi trường hợp, người phạm tội có thể bị phạt tiền đến 1000 đồng Ngân hàng. Ngoài ra quy định tại Điều 11 về hình phạt phụ, người phạm tội có thể bị tịch thu 1 phần hoặc toàn bộ tài sản, trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp còn có thể bị phạt quản chế hoặc cấm lưu trú ở một số địa phương từ 1 năm đến 5 năm tù sau khi chấp hành xong hình phạt tù.

Nghiên cứu lịch sử xây dựng pháp luật hình sự ở nước ta về tội cờ bạc nói chung, tội phạm đánh bạc nói riêng, trước khi ban hành BLHS năm 1985 có thể thấy những điểm chính như sau:

1. Ngay sau khi giành được độc lập từ Thực dân Pháp và thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (Năm 1945), Nhà nước ra đã xác định cờ bạc là hành vi có tính nguy hiểm đến trật tự an toàn xã hội, là công cụ để các thế lực xấu lợi dụng, phá hoại, đầu độc, bóc lột nhân dân, làm một số người sao nhãng nhiệm vụ cách mạng.

2. Các văn bản pháp luật nói trên được ban hành trong điều kiện đất nước còn có chiến tranh, chưa thống nhất nên các văn bản được ban hành cũng chưa hoàn thiện về mặt lập pháp.

1.1.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 cho đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999

BLHS năm 1985 (có hiệu lực từ 1/1/1986) được ban hành đánh dấu một bước tiến quan trọng trong kỹ thuật lập pháp hình sự ở nước ta. BLHS năm 1985 trở thành Đạo luật hình sự đầu tiên của nước ta quy định tất cả các vấn đề về tội phạm và hình phạt, Bộ luật này ra đời đã thay thế cho tất cả các văn bản pháp luật được áp dụng từ 1945 đến trước khi BLHS năm 1985 có hiệu lực. BLHS năm 1985 quy định các dấu hiệu cấu thành tội phạm đối với tội phạm về cờ bạc gồm tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc.

Tóm lại, với sự ra đời của BLHS năm 1985, những quy định của luật hình sự về tội phạm cờ bạc đã thể hiện những tiến bộ quan trọng so với giai đoạn trước. Những tiến bộ đó góp phần quan trọng vào hoạt động đấu tranh phòng chống các tội phạm này trong suốt thời kỳ gần 15 năm kể từ khi BLHS năm 1985 có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, quy định về các tội cờ bạc trong thời kỳ này vẫn chưa hoàn thiện. Cách quy định quá khái quát, gọn nhẹ và chưa thể hiện hết những nội dung cần thiết đã tạo ra những vướng mắc trong quá trình áp dụng.

1.2. Các quy định về các tội cờ bạc trong Bộ luật hình sự năm 1999

1.2.1. Những dấu hiệu pháp lý của các tội cờ bạc

Trong BLHS năm 1999 quy định tách riêng giữa tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc và gá bạc. Theo đó Điều 248 quy định về tội đánh bạc, Điều 249 quy định về tội tổ chức đánh bạc và gá bạc.

* Khách thể của tội phạm: Là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

* Mặt khách quan của tội phạm: Là mặt bên ngoài của sự xâm hại có tính chất tội phạm trong thực tế khách quan, gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội, xâm phạm đến khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ.

* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là hành vi trái pháp luật, bị xã hội lên án nhưng vẫn thực hiện vì động cơ, mục đích cá nhân.

* Chủ thể của tội phạm: Là người thực hiện hành vi được quy định tại Điều 248, 249 BLHS có năng lực TNHS, đạt độ tuổi chịu TNHS theo quy định của pháp luật hình sự.

Độ tuổi chịu TNHS của tội đánh bạc: Điều 12 BLHS năm 1999 quy định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

Đối chiếu với quy định tại Điều 12 BLHS năm 1999 thì tuổi chịu TNHS của tội đánh bạc là từ đủ 16 tuổi trở lên.

1.2.2. Hình phạt đối với các tội cờ bạc theo Bộ luật hình sự 1999

  • Hình phạt của tội đánh bạc được chia thành hai khung và hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 3 Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999

* Khung một:Theo quy định tại khoản 1 Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, thì người phạm tội đánh bạc có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.

* Khung hai:Đối với những hành vi thỏa mãn các tình tiết tăng nặng định khung tại khoản 2 Điều 248, hình phạt chính được nhà làm luật quy định là tù từ 2 đến 7 năm, các tình tiết đó là: Có tính chất chuyên nghiệp; tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm

* Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội đánh bạc:Ngoài hình phạt chính, người phạm tội đánh bạc còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

  • Hình phạt của tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được chia thành hai khung và hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 3 Điều 249 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999

* Khung một: Theo quy định tại khoản 1 Điều 249 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, thì người phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

* Khung hai: Đối với những hành vi thỏa mãn các tình tiết tăng nặng định khung tại khoản 2 Điều 249, hình phạt chính được nhà làm luật quy định là tù từ ba năm đến mười năm, các tình tiết đó là: Có tính chất chuyên nghiệp; thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn; tái phạm nguy hiểm

* Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc: Ngoài hình phạt chính, người phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Kết luận chương 1

Chương 2

ĐỊNH TỘI DANH CÁC TỘI CỜ BẠC

TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1. Khái quát về định tội danh

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của định tội danh

  • Khái niệm định tội danh

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm định tội danh nhưng theo Giáo sư Võ Khánh Vinh thì: “Định tội danh là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi tội phạm cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đã được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự”. Định tội danh đúng là tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt một cách công minh có căn cứ pháp lý. Định tội danh sai dẫn đến một loạt các hậu quả tiêu cực như: áp dụng pháp luật sai, truy cứu trách nhiệm hình sự làm oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm…

  • Các đặc điểm của định tội danh

– Định tội danh là một quá trình nhận thức có tính logic giữa lý luận và thực tiễn.

– Quá trình hoạt động định tội danh phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy phạm pháp luật.

– Định tội danh là một dạng hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án.

– Định tội danh với tính chất là một dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự được tiến hành theo các bước sau:

Thứ nhất: Phải xem xét, đánh giá đúng các tình tiết của vụ án đã xảy ra trên thực tế khách quan.

Thứ hai: Nhận thức một cách thống nhất và chính xác nội dung các quy phạm pháp luật hình sự phản ánh các dấu hiệu của CTTP về tội danh có hướng lựa chọn.

Thứ ba: So sánh đối chiếu hai quá trình trên.

Thứ tư: Ra văn bản áp dụng pháp luật chính.

  • Ý nghĩa của hoạt động định tội danh

Định tội danh là một hoạt động cơ bản của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự. Định tội danh đúng có ý nghĩa chính trị, xã hội, đạo đức vào pháp luật lớn và ngược lại.

– Định tội danh đúng là tiền đề là cơ sở cho việc phân hóa TNHS và cá thể hóa hình phạt một cách công minh có căn cứ pháp luật.

– Định tội danh sai dẫn đến các hậu quả tiêu cực như không đảm bảo được tính công minh, tính có căn cứ pháp luật, truy cứu TNHS người vô tội, bỏ lọt người phạm tội, xâm phạm danh dự nhân phẩm, các quyền tự do dân chủ của công dân được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Các tội cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
Các tội cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

2.1.2. Các yếu tố làm căn cứ trong hoạt động định tội danh

Định tội danh được thực hiện theo các yếu tố sau đây:

– Định tội danh theo các yếu tố cấu thành tội phạm: Khách thể, mặt khách quan, chủ quan, mặt chủ quan.

+ Định tội danh theo khách thể của tội phạm:

+ Định tội danh theo mặt khách quan của tội phạm

+ Định tội danh theo chủ thể của tội phạm:

+ Định tội danh theo mặt chủ quan của tội phạm:

– Định tội danh trong trường hợp đồng phạm

– Định tội danh dựa trên sự cạnh tranh quy phạm pháp luật hình sự về tội danh

– Định tội danh trong trường hợp có nhiều tội

2.2. Thực tiễn định tội danh các tội cờ bạc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Từ năm 2010 đến năm 2014; ngành Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã đưa ra xét xử 332 vụ 1236 bị cáo phạm tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong tổng số 5485 vụ, 8300 bị cáo xét xử trên địa bàn được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.1. Số liệu, tỷ lệ xét xử các vụ án tội đánh bạc với các tội phạm khác từ năm 2010 – 2014

NămTổng hợp tội phạmTội đánh bạcTỷ lệ %
Số vụSố BCSố vụSố BCSố vụSố BC
2010920120017931,84%7,75%
201110451500191211,81%8,06%
201211501820221311,91%7,1%
201311701800231421,96%7,8%
201412001980271822,25%9,1%
Tổng số548583001086691,96%8,06%

Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi

Bảng 2.2. Số liệu, tỷ lệ xét xử các vụ án tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với các tội phạm khác từ năm 2010 – 2014

NămTổng hợp tội phạmTội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạcTỷ lệ %
Số vụSố BCSố vụSố BCSố vụSố BC
2010920120030723,2%6%
20111045150035983,3%6,5%
201211501820451243,9%6,8%
201311701800641625,4%9%
201412001980501114,1%5,6%
Tổng số548583002245671,96%6,8%

Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1. Định tội danh các tội cờ bạc theo cấu thành tội phạm cơ bản

+ Việc xác định khách thể của tội phạm: Các bản án đã tuyên đều xác định rõ khách thể của tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là xâm phạm trật tự công cộng, xâm phạm nếp sống văn minh của xã hội.

+ Việc xác định mặt khách quan của tội phạm: Nghiên cứu các bản án đã được xét xử về tội phạm này cho thấy, việc xác định mặt khách quan của tội phạm đều xác định đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, người phạm tội đã thực hiện các hành vi tham gia vào trò chơi được tổ chức bất hợp pháp mà sự được thua kèm theo việc được, mất một số tài sản nhất định.

+ Việc xác định mặt chủ quan: Tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là hành vi trái pháp luật, bị xã hội lên án nhưng vẫn thực hiện vì động cơ, mục đích cá nhân.

+ Việc xác định chủ thể: Là người thực hiện hành vi được quy định tại Điều 248, 249 BLHS có năng lực TNHS, đạt độ tuổi chịu TNHS theo quy định của pháp luật hình sự.

Đối chiếu với quy định tại Điều 12 BLHS năm 1999 thì tuổi chịu TNHS của các tội đánh bạc là từ đủ 16 tuổi trở lên.

2.2.2. Định tội danh các tội cờ bạc theo cấu thành tội phạm tăng nặng

  • Hình phạt của tội đánh bạc được chia thành hai khung và hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 3 Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999.

* Khung hai: (theo cấu thành tăng nặng)

Đối với những hành vi thỏa mãn các tình tiết tăng nặng định khung tại khoản 2 Điều 248, hình phạt chính được nhà làm luật quy định là tù từ 2 đến 7 năm, các tình tiết đó là: Có tính chất chuyên nghiệp; tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm.

Có tính chất chuyên nghiệp:

– Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên

– Tái phạm nguy hiểm

* Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội đánh bạc:

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội đánh bạc còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

  • Hình phạt của tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc cũng được chia thành hai khung và hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 3 Điều 249 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999

* Khung hai:(theo cấu thành tăng nặng)

Đối với những hành vi thỏa mãn các tình tiết tăng nặng định khung tại khoản 2 Điều 249, hình phạt chính được nhà làm luật quy định là tù từ 3 đến 10 năm, các tình tiết đó là: Có tính chất chuyên nghiệp; thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn; tái phạm nguy hiểm.

Có tính chất chuyên nghiệp:

– Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn

– Tái phạm nguy hiểm

* Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc:

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

2.2.3. Một số tồn tại, vướng mắc trong việc định tội danh đối đối với các tội cờ bạc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Một là, trường hợp cần xử lý hình sự nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại miễn TNHS đối với bị cáo phạm tội đánh bạc

Hai là, áp dụng án treo không đúng.

Ba là, thiếu sót về áp dụng các biện pháp tư pháp.

Bốn là, Khoản 4 Điều 30 BLHS có quy định “Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Tòa án quyết định trong bản án”. Nhưng qua thực tiễn cho thấy, tuyệt đại đa số các bản án thường chỉ tuyên phạt tiền bị cáo một khoản tiền nhất định sung vào công quỹ Nhà nước.

Năm là, Khi quyết định mức phạt tiền đối với người bị kết án, các Tòa án các cấp đều không vận dụng Khoản 3 Điều 30 BLHS, tức là không xem xét tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả khi quyết định hình phạt.

Sáu là, Bản án cấp sơ thẩm bị hủy do lỗi chủ quan của thẩm phán (không xử lý vật chứng).

Bảy là, vướng mắc đối với việc xác định tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc

Tám là, khó khăn trong việc xác định các loại phương tiện thanh toán việc được, thua của tội đánh bạc

Chín là, đối với việc xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ, chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc.

Mười là, đối với quy định về cộng dồn tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc.

Mười một là, vướng mắc về hai trường hợp đánh bạc.

Mười hai là, về đồng phạm trong tội đánh bạc.

Mười ba là, vướng mắc, bất cập về giá trị chứng minh của biên bản phạm pháp quả tang trong các vụ án về đánh bạc.

Mười bốn là, về việc cá thể hóa TNHS của hình thức chơi bài ba cây.

2.3. Hoàn thiện các qui định của pháp luật hình sự về các tội cờ bạc liên quan đến định tội danh

2.3.1. Điều 248 – Tội đánh bạc

– Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng; cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. (đề xuất sửa đổi, bổ sung)

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến 10 năm: (đề xuất sửa đổi, bổ sung)

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng. (đề xuất sửa đổi, bổ sung)

2.3.2. Điều 249 – Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

– Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi qui định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật hình sự nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng; cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm. (đề xuất sửa đổi,bổ sung)

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến 10 năm: (đề xuất sửa đổi, bổ sung)

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng. (đề xuất sửa đổi, bổ sung)

Kết luận chương 2

Các tội cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
Các tội cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

Chương 3

QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TỘI CỜ BẠC

TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1. Khái quát về quyết định hình phạt

3.1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của quyết định hình phạt

Quyết định hình phạt là hoạt động nhận thức và áp dụng pháp luật của Tòa án có thẩm quyền (Hội đồng xét xử) nhân danh Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Quyết định hình phạt đúng, tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là cơ sở pháp lý đầu tiên để đạt được các mục đích của hình phạt.

Đặc điểm:

Thứ nhất: Quyết định hình phạt chỉ áp dụng đối với cá nhân người có hành vi phạm tội và đủ điều kiện về mặt chủ thể của tội phạm.

Thứ hai: Quyết định hình phạt chỉ diễn ra sau khi Tòa án đã tiến hành hoạt động định tội danh và trong trường hợp người phạm tội bị khẳng định là có tội thì QĐHP sẽ được thực hiện.

Thứ ba: Trong trường hợp người phạm tội bị kết tội nhưng được Tòa án miễn TNHS đối với tội phạm mà họ đã thực hiện. Miễn TNHS là một chính sách khoan hồng, thể hiện bản chất nhân đạo của Luật hình sự Việt Nam.

Quyết định hình phạt có ý nghĩa rất to lớn, thể hiện:

– Quyết định hình phạt đúng là cơ sở pháp lý để đạt được mục đích của hình phạt.

– Quyết định hình phạt đảm bảo tính công minh, đúng pháp luật.

– Quyết định hình phạt đúng sẽ tác động đến ý thức của mỗi cá nhân để họ thấy sợ hình phạt mà không dám phạm tội và quan trọng hơn là nhận thức được tính nghiêm minh của pháp luật để tự giác chấp hành pháp luật.

3.1.2. Các căn cứ quyết định hình phạt

– Căn cứ thứ nhất Các quy định của BLHS:

Những quy định có tính định hướng chung cho việc quyết định hình phạt: nguyên tắc xử lý (Điều 3); miễn TNHS (Điều 19 và Điều 25); mục đích của hình phạt (Điều 27); các hình phạt (Điều 28); căn cứ quyết định hình phạt (Điều 45); nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên (Điều 69); các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên (Điều 71).

Những quy định cụ thể về quyết định hình phạt: các tình tiết giảm nhẹ TNHS (Điều 46); quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật (Điều 47); các tình tiết tăng nặng TNHS (Điều 48); tái phạm, tái phạm nguy hiểm (Điều 49); quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 50); tổng hợp hình phạt của nhiều bản án (Điều 51); quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt (Điều 52); quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm (Điều 53); miễn hình phạt (Điều 54).

– Căn cứ thứ hai Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội:

– Căn cứ thứ ba nhân thân người phạm tội:

– Căn cứ thứ tư – Các tình tiết tăng nặng TNHS, các tình tiết giảm nhẹ TNHS:

3.1.3. Các nguyên tắc quyết định hình phạt

Nguyên tắc thức nhất: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa – Nguyên tắc thứ hai: Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa

Nguyên tắc thứ ba: Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt

Nguyên tắc thứ tư: Nguyên tắc công bằng

3.2. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội cờ bạc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Bảng 3.1. Số liệu thống kê các vụ án về tội đánh bạc đã xét xử của TAND tỉnh Quảng Ngãi trong 5 năm từ 2010 đến 2014

NămCảnh cáoPhạt tiềnCải tạo không giam giữTreoGiam
201024506237
201126455132
2012375874516
2013316253512
2014347183710
Tổng1522863115347

Nguồn: TAND tỉnh Quảng Ngãi

Bảng 3.2. Số liệu thống kê các vụ án về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc đã xét xử của TAND tỉnh Quảng Ngãi trong 5 năm từ 2010 đến 2014

NămCảnh cáoPhạt tiềnCải tạo không giam giữTreoGiam
201020455105
201122407173
2012355082010
2013305872512
201428629309
Tổng1352553610239

Nguồn: TAND tỉnh Quảng Ngãi.

3.2.1. Quyết định hình phạt đối với các tội cờ bạc theo cấu thành tội phạm cơ bản

Khi áp dụng khung hình phạt này để QĐHP, Tòa án đã căn cứ vào các quy định của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ TNHS và tuyên một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Người phạm tội bị cơ quan xét xử áp dụng khung hình phạt này khi thỏa mãn các dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 248, 249 BLHS.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc số bị cáo bị kết án tại các Điều 248, 249 trong 5 năm (2010 -2014) cụ thể đối với Điều 248 là: 669 bị cáo chiếm tỷ lệ 8,06%, trong đó có: 152 bị cáo bị xử phạt cảnh cáo; 286 bị cáo bị phạt tiền; 31 bị cáo bị phạt cải tạo không giam giữ; 153 bị cáo bị phạt án treo và 47 bị cáo bị phạt giam. Đối với Điều 249 là: 567 bị cáo chiếm tỷ lệ 6,8%, trong đó có: 135 bị cáo bị xử phạt cảnh cáo; 255 bị cáo bị phạt tiền; 36 bị cáo bị phạt cải tạo không giam giữ; 102 bị cáo bị phạt án treo và 39 bị cáo bị phạt giam. Về cơ bản khung hình phạt, mức hình phạt được áp dụng là đảm bảo tính công bằng giữa các bị cáo.

3.2.2. Quyết định hình phạt đối với các tội cờ bạc theo cấu thành tội phạm tăng nặng

  • Đối với Điều 248, BLHS Việt Nam 1999

* Khung hai:

Đối với những hành vi thỏa mãn các tình tiết tăng nặng định khung tại khoản 2 Điều 248, hình phạt chính được nhà làm luật quy định là tù từ 2 đến 7 năm, các tình tiết đó là: Có tính chất chuyên nghiệp; tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm

– Có tính chất chuyên nghiệp:

– Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn

– Tái phạm nguy hiểm

* Khoảng 3: đối với người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

  • Đối với Điều 249, BLHS Việt Nam 1999

* Khung hai:

Đối với những hành vi thỏa mãn các tình tiết tăng nặng định khung tại khoản 2 Điều 249, hình phạt chính được nhà làm luật quy định là tù từ 3 đến 10 năm, các tình tiết đó là: Có tính chất chuyên nghiệp; thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn; tái phạm nguy hiểm

Có tính chất chuyên nghiệp:

– Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn

– Tái phạm nguy hiểm

* Khoảng 3: đối với người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

* Những vướng mắc và nguyên nhân về quyết định hình phạt đối với các tội cờ bạc từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi:

– Về trường hợp có nhiều tình tiết định khung hình phạt

– Về áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và quyết định hình phạt

– Hạn chế trong các quy định pháp luật hiện hành

– Một số Tòa án của tỉnh Quảng Ngãi khi quyết định hình phạt cân nhắc chưa toàn diện nhân thân người phạm tội

– Những hạn chế về trình độ, năng lực, trách nhiệm của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân ngành Tòa án

+ Một số không nhỏ Thẩm phán chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, thiếu thận trọng

+ Thực tế hiện nay đội ngũ Hội thẩm nhân dân, rất ít người hiểu biết pháp luật nói chung khi quyết định hình phạt đối với một bị cáo, thì Hội đồng xét xử phải biểu quyết theo đa số.

3.3. Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự đối với các tội cờ bạc liên quan đến quyết định hình phạt

3.3.1. Quy định hình phạt cần có sự tăng nặng và tiếp nối:

  • Điều 248, BLHS: (đề xuất sửa đổi, bổ sung)

– Hình phạt tại khoản 1:

+ Hình phạt tù: Cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;

+ Hình phạt tiền: 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng

– Hình phạt tại khoản 2:

+ Hình phạt tù: từ 03 năm đến 10 năm;

– Hình phạt tại khoản 3:

+ Hình phạt tiền: giữ mức phạt như đề xuất là 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

b. Điều 249, BLHS: (đề xuất sửa đổi, bổ sung)

– Hình phạt tại khoản 1:

+ Hình phạt tù: Cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 1 năm đến 05 năm;

+ Hình phạt tiền: 10 triệu đồng đến 300 triệu đồng

– Hình phạt tại khoản 2:

+ Hình phạt tù: từ 05 năm đến 10 năm;

– Hình phạt tại khoản 3:

+ Hình phạt tiền: giữ mức phạt như đề xuất là 10 triệu đồng đến 150 triệu đồng.

3.3.2. Cần hướng dẫn cụ thể về “tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ”quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS

3.3.3. Nâng cao chất lượng Thẩm phán trên cơ sở xác định Tòa án là trung tâm, hoạt động xét xử là trọng tâm

Kết luận chương 3

  1. KẾT LUẬN

Luận văn đã nêu khái quát về vấn đề định tội danh nói chung và đối với các tội cờ bạc nói riêng. Nghiên cứu thực tiễn về định tội danh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014. Tác giả đã đưa ra một số nhận định về thực tiễn định tội danh, cụ thể: Người tiến hành định tội danh có thể có điều kiện phát huy được khả năng của mình, chỉ trên cơ sở hệ thống pháp luật mà trước hết là hệ thống pháp luật hình sự được xây dựng hoàn chỉnh. Khó có thể nói đến sự hiệu quả thật sự trong hoạt động định tội danh khi mà pháp luật nước ta còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau. BLHS nước ta còn nhiều quy định mang tính khái quát cao, chưa chặt chẽ. Những quy định như “hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng…” có nhiều trong BLHS, nhưng sự giải thích của những văn bản dưới luật không phải tội nào cũng có và bản thân những giải thích đó không phải sự giải thích nào cũng rõ ràng, chính xác…Tất cả những vấn đề này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc định tội danh. Vì vậy, để có thể định tội danh đúng thì trong CTTP cơ bản của từng tội, nhà làm luật phải mô tả rõ dấu hiệu pháp lý đặc trưng, hạn chế đến mức thấp nhất những quy định có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn tới việc giải thích của các văn bản dưới luật. Việc định tội danh đối với các tội cờ bạc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn có một số Tòa án lúng túng trong việc định tội danh, áp dụng pháp luật sai trong quá trình định tội danh còn xảy ra.

Thực tế vẫn còn nhiều trường hợp quyết định hình phạt chưa chính xác, trong đó chủ yếu là do các Tòa án vận dụng không đúng các căn cứ quyết định hình phạt. Để nâng cao hiệu quả hoạt động quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội cờ bạc thì không chỉ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về các chế định này mà còn phải tiếp tục nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân ngành Tòa án nhân dân. Muốn làm được như vậy, cần quán triệt một số quan điểm và tổ chức thực hiện nhất quán, đồng bộ các giải pháp trên và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương.

Đề tài này cần tiếp tục được nghiên cứu nhằm hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn để hy vọng nhằm phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và nhất là áp dụng trong thực tế.

Vì vậy, tác giả rất mong được sự góp ý chân thành của các quý thầy, cô, các bạn học viên, các đồng nghiệp và của tất cả những ai quan tâm đến đề tài này để luận văn được hoàn thiện hơn.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\LUAT HINH SU DOT 2\LUAT HINH SU\DINH XUAN DUNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *